Người bệnh thường dễ nhầm lẫn các triệu chứng sớm bệnh phì đại tuyến tiền liệt với các chứng rối loạn tiểu tiện thông thường như: đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm, tiểu rắt, tiểu buốt, bí tiểu, khó tiểu, tiểu nhỏ giọt…
Mục lục
- 1. Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh gì?
- 2. Triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt phải coi chừng
- 3. Biến chứng u phì đại tuyến tiền liệt lành tính
- 4. Kích thước tuyến tiền liệt có ảnh hưởng đến triệu chứng phì đại tiền liệt tuyến không?
- 5. Chẩn đoán bệnh u xơ tuyến tiền liệt bằng cách nào?
- 6. Chữa trị phì đại tuyến tiền liệt như thế nào?
Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh gì?
Khi nam giới bước vào tuổi trung niên, các tế bào tuyến tiền liệt tiếp tục phình to và phát triển với kích thước lớn đồng thời gây chèn ép vào ống niệu đạo, bàng quang và các bộ phận xung quanh. Sự phình to này được giới Y khoa gọi là bệnh phì đại tuyến tiền liệt.
Phì đại tuyến tiền liệt còn được gọi với nhiều tên gọi khác như: u xơ tuyến tiền liệt, u xơ tiền liệt tuyến, phì đại tuyến tiền liệt lành tính. Đây là căn bệnh thường gặp nhất trong các bệnh về tuyến tiền liệt ở nam giới.
Triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt phải coi chừng
Các triệu chứng (biểu hiện) bệnh phì đại tuyến tiền liệt giúp cảnh báo sớm cho người bệnh biết về căn bệnh u xơ tiền liệt tuyến:
Xuất hiện hội chứng kích thích (lưu trữ) nước tiểu bàng quang
Đi tiểu nhiều lần: Số lần đi tiểu của người bệnh tăng nhiều so với bình thường, cụ thể đi khoảng 10 -12 lần/ngày và 3 – 4 lần/đêm khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, công việc khó tập trung, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt, công việc.
Luôn có cảm giác đi tiểu không hết, khi xét nghiệm thấy nước tiểu còn ứ đọng trong bàng quang.
Đi đái vội, đái gấp: Bệnh nhân vừa đi tiểu xong lại buồn tiểu tiếp, tuy nhiên khi đã đi tiểu phải rặn rất lâu. Người bệnh giảm sút khả năng nhịn tiểu nghiêm trọng, có cảm giác mót tiểu cần phải đi tiểu ngay.
Xuất hiện hội chứng tắc nghẽn đường tiểu
Đi tiểu rắt: dòng nước tiểu chảy lắt nhắt rất ít nhưng luôn có có cảm giác buồn tiểu, khi rặn tiểu người bệnh có cảm giác buốt tiểu hoặc đau đớn ở niệu đạo, bộ phận sinh dục.
Khó tiểu: Việc tiểu tiện rất khó khăn, người bệnh mót tiểu nhưng không tiểu được ngay, phải rặn và chờ lâu mới tiểu được, lượng nước tiểu rất ít.
Đi tiểu ngắt quãng: Dòng chảy nước tiểu bị ngắt quãng, ko chảy thành dòng như bình thường.
Tiểu không tự chủ (tiểu són): Người bệnh mất khả năng tự kiểm soát nước tiểu do khối u phì tuyến tiền liệt chẹn vào phần ống niệu đạo sau dẫn đến người bệnh bị tiểu són, đi tiểu không tự chủ, không thể nhịn tiểu dù trong thời gian ngắn.
Tiểu nhỏ giọt: Đây gần như biến chứng nặng của chứng tiểu són, nước tiểu rỉ từng giọt làm ướt quần khiến người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề đến tâm lí và sức khỏe, người bệnh mất tự tin khi tiếp xúc, gặp gỡ mọi người.
Lượng nước tiểu đi được ít, chỉ khoảng < 100ml/lần tiểu tiện.
Tia nước tiểu yếu bất thường.
Nước tiểu có màu hồng nhạt: do người bệnh rặn tiểu quá sức làm vỡ mạch máu li ti trong đường tiết niệu (ở trường hợp nặng)
Bí tiểu: Triệu chứng bí tiểu thường xảy ra ở 2 dạng: bí tiểu cấp tính và bí tiểu mãn tính.
- Bí tiểu cấp tính: Là hiện tượng người bệnh mót tiểu nhưng không thể tiểu tiện được dù đã cố rặn, bụng căng và chướng, bàng quang căng tức rất khó chịu. Trường hợp này cần đưa người bệnh đi thông tiểu kịp thời tại các cơ sở Y tế để tránh các biến chứng nguy hiểm.
- Bí tiểu mãn tính: người bệnh bị lắng đọng một phần nước tiểu trong bàng quang, không thể tống ra toàn bộ trong quá trình tiểu tiện. Không giống như bí tiểu cấp tính, bí tiểu mãn tính diễn ra trong thời gian dài và người bệnh vẫn có thể tiểu tiện được khi mắc. Tuy nhiên, nếu kéo dài và không được điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng gây nhiễm trùng bàng quang, sỏi bàng quang…
Biến chứng u phì đại tuyến tiền liệt lành tính
Ở thời gian đầu bệnh chưa gây ảnh hưởng nhiều đến công việc, sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Nhưng nếu kéo dài và không được điều trị kịp thời, tuyến tiền liệt phình to chèn vào các cơ quan xung quanh có thể gây ra một số biến chứng như:
- Bí tiểu cấp tính.
- Nhiễn trùng đường tiết niệu.
- Bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
- Tổn thương thận, tạo tiền đề gây sỏi thận.
- Tổn thương bàng quang.
- Gây sỏi bàng quang nếu kéo dài.
Kích thước tuyến tiền liệt có ảnh hưởng đến triệu chứng phì đại tiền liệt tuyến không?
Câu trả lời là có. Kích thước tuyến tiền liệt có xu hướng phát triển trong suốt cuộc đời nam giới. Và sự phát triển này có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến triệu chứng bệnh cũng như các bộ phận xung quanh nó.
Khi mới chào đời, tuyến tiền liệt ở nam giới chỉ nhỏ bằng hạt đậu nành. Chúng phát triển lớn dần và đạt khối lượng ổn định 20g – 25g, hình dạng giống như quả óc chó vào độ tuổi thanh niên. Tuy nhiên, khi bước sang độ tuổi trung niên, các tế bào tuyến tiền liệt lành tính tiếp tục bị kích thích phình to làm cho khối lượng tuyến tiền liệt tăng cao và kích thước phì đại; chúng chèn ép trực tiếp vào bàng quang, ống niệu đạo và các bộ phận xung quanh. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng bệnh như trên.
Mặc dù có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau, nhưng sự ảnh hưởng của kích thước tuyến tiền liệt với triệu chứng bệnh ở từng bệnh nhân lại khác nhau. Có người bệnh kích thước khối u phì đại nhỏ < 40g nhưng các triệu chứng rối loạn đường tiểu diễn biến nặng, việc điều trị nội khoa ít hiệu quả. Và ngược lại, cũng có những trường hợp bệnh nhân khối u phì đại tuyến tiền liệt > 80g nhưng các dấu hiệu phì đại tuyến tiền liệt chỉ ở mức độ vừa phải (thậm chí là ít).
Hiện nay để đánh giá mức độ nghiêm trọng của triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt, các bác sĩ chuyên khoa thường đo lường bằng các chỉ số định lượng theo bảng chỉ số triệu chứng của Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ (AUA).
Chẩn đoán bệnh u xơ tuyến tiền liệt bằng cách nào?
Người bệnh không thể biết chính xác khối lượng, kích thước tuyến tiền liệt hiện tại của bản thân là bao nhiêu? Và nó đồng nghĩa với người bệnh không thể tự chẩn đoán chính xác mình có bị mắc u xơ tuyến tiền liệt hay không. Vì vậy, để xác định cơ thể khỏe mạnh hay mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt, người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra, làm một số xét nghiệm như:
Siêu âm tuyến tiền liệt: Phương pháp này nhằm đo chính xác kích thước và khối lượng của tuyến tiền liệt ở thời điểm hiện tại; đo được lượng nước tiểu tồn dư trong bàng quang để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh. Từ đó giúp đánh giá kích thước tuyến tiền liệt ở mức bình thường hay không bình thường.
Xét nghiệm chỉ số PSA trong máu: PSA là kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt tuyến. Việc xác định chỉ số PSA giúp người bệnh xác định khối u trong tuyến tiền liệt là khối u lành tính (u xơ tuyến tiền liệt) hay khối u ác tính (ung thư tiền liệt tuyến).
- Nếu chỉ số PSA < 4 ng/ml, người bệnh có tỉ lệ mắc u xơ tuyến tiền liệt cao hơn.
- Nếu chỉ số PSA > 10 ng/ml, người bệnh có khả năng bị mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Chữa trị phì đại tuyến tiền liệt như thế nào?
Để điều trị phì đại tuyến tiền liệt hiệu quả, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng, mức độ bệnh của người bệnh ở thời điểm hiện tại để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Có 2 phương pháp điều trị phổ biến là điều trị bằng thuốc uống hoặc thực hiện phẫu thuật mổ cắt bỏ khối u phì đại tuyến tiền liệt.
Điều trị phì đại tuyến tiền liệt bằng thuốc
Đây là phương thức dùng các loại thuốc làm ức chế sự tăng sinh của các tế bào tuyến tiền liệt lành tính từ bên trong, từ đó làm chậm sự phát triển đồng thời làm teo nhỏ khối u phì đại lành tính; ngoài ra có thể kết hợp thêm các loại thuốc làm giảm bớt các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt, giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Tùy vào sức khỏe hiện tại cùng với lời tư vấn của bác sĩ, người bệnh có thể lựa chọn các loại thuốc uống chữa trị u xơ tiền liệt tuyến khác nhau như:
- Thuốc Tây: Nhóm ức chế Alpha 1, nhóm kháng Androgen (ức chế 5 Alpha), thuốc ức chế PDE-5 (phosphodiesterase-5)…
- Thuốc Nam dược: là vị thuốc bắt nguồn từ những loại thảo dược mọc ở Việt Nam có thành phần hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt như: cây Náng hoa trắng, hạt bí đỏ, cây trinh nữ hoàng cung…
Nếu bạn cần tìm hiểu kĩ hơn về các loại thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt, có thể tìm hiểu:
Phẫu thuật mổ khối u xơ tuyến tiền liệt
Mổ khối u xơ tuyến tiền liệt (hay chính là cắt bỏ khối u phì đại lành tính) chỉ được thực hiện khi bệnh nhân có kích thước khối u xơ quá to và bắt buộc phải có chỉ định mổ từ bác sĩ điều trị.
Một số phương pháp mổ phổ biến như:
- Mổ nội soi qua ống niệu đạo hoặc qua cổ bàng quang.
- Mổ mở qua bàng quang hoặc theo đường sau xương mu.
- Xác định và nút động mạch khối phì đại tuyến tiền liệt bằng các hạt vi cầu.
Chi tiết hơn về các phương pháp mổ u xơ tuyến tiền liệt:
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng