Chào bác sĩ ! Tôi tên Điệp năm nay 31 tuổi . Gần đây tôi phát hiện mình bị mắc chứng đi tiểu không hết, nước tiểu có mùi hôi, sau khi tiểu xong tôi thường bị tiểu nhỏ giọt, nước tiểu làm ướt quần, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cũng như tâm lý của tôi.
Ban đầu tôi có đi khám và được bác sĩ chẩn đoán do chưa cắt bao quy đầu nên bị nước tiểu. Nhưng sau này khi đã tiến hành cắt bao quy đầu tôi vẫn thấy tình hình không cải thiện. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi chứng tiểu nhỏ giọt, tiểu không hết này là bệnh gì?
Tôi xin cảm ơn bác sĩ.
(Hoàng Văn Điệp, Hà Giang)
Trả lời
Chào bạn Điệp,
Lời đầu thư tuyentienliet.com.vn xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chúng tôi. Với thắc mắc "Chứng tiểu không hết, tiểu nhỏ giọt là bệnh gì?" của bạn Điệp chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Tiểu nhỏ giọt, tiểu không hết là gì?
Tiểu nhỏ giọt có thể hiểu là tình trạng người bệnh đi tiểu không thành dòng, nước tiểu chảy nhỏ giọt, lượng nước tiểu đi được mỗi lần rất ít (chỉ khoảng dưới 50ml/lần). Trong trường hợp nặng người bệnh có thể bị hiện tượng nước tiểu rỉ làm ướt quần gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, sự tự tin của người bệnh.
Tiểu không hết là hiện tượng người bệnh không thể rặn ra nước tiểu nhưng vẫn có cảm giác buồn tiểu muốn đi tiểu tiếp.
Tiểu nhỏ giọt, tiểu không hết là gì?
Tiểu nhỏ giọt và tiểu không hết có thể xuất hiện cùng lúc hoặc không cùng lúc tùy vào từng trường hợp bệnh nhân với các nguyên nhân khác nhau. Chúng có thể xảy ra ở mọi đối tượng cả nam giới và nữ giới. Chúng thường đi kèm với các chứng rối loạn đường tiểu khác như: tiểu buốt đau, đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, cả ngày và đêm, bí tiểu, khó tiểu...
Tiểu nhỏ giọt, tiểu không hết là bệnh gì?
Một số loại bệnh thông thường sẽ xuất hiện các triệu chứng tiểu nhỏ giọt, tiểu không hết. Hay nói cách khác tiểu nhỏ giọt, tiểu không hết có thể do một số bệnh gây ra như:
Do nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các chứng tiểu không hết, tiểu nhỏ giọt cũng như các chứng bệnh đường tiết niệu khác. Nguyên nhân chính gây rối loạn đườn tiểu là do vi khuẩn E.coli xâm nhập (thường thông qua ống niệu đạo) và gây bệnh.
Viêm tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt là một tuyến ở nam giới có 2 chức năng kiểm soát nước tiểu thông qua một phần niệu đạo sau và sản xuất chất nhầy kiềm màu trắng hòa dẫn vào tinh dịch để bảo vệ và nuôi dưỡng tinh trùng. Tuyến tiền liệt bị viêm sưng gây chèn ép vào ống niệu đạo và làm ảnh hưởng đến sự kiểm soát nước tiểu, từ đó có thể gây nhiều chứng rối loạn đường tiểu trong đó có tiểu không hết, tiểu nhỏ giọt.
U xơ tuyến tiền liệt: hay còn được gọi là bệnh u xơ tuyến tiền liệt lành tính, phì đại tuyến tiền liệt là hiện tượng các tế bào tuyến tiền liệt lành tính phát triển phình to, khiến kích thước và khối lượng tuyến tiền liệt tăng cao tạo thành các khối u xơ. Chúng chèn ép vào bàng quang, niệu đạo và các bộ phận xung quanh gây ra các bệnh tiết niệu.
Ung thư tuyến tiền liệt: gây ra bởi các tế bào tuyến tiền liệt ác tính và dần dần tạo thành khối ung thư trong tuyến tiền liệt. Khác với u xơ lành tính, ung thư tuyến tiền liệt có mức độ nguy hiểm cao hơn nhiều, việc phát hiện bệnh và điều trị bệnh cũng gặp nhiều khó khăn do bệnh thường ít có biểu hiện ở giai đoạn đầu.
Do viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới: Các bệnh phụ khoa ở nữ giới như: nhiễm trùng âm đạo, viêm cổ tử cung,viêm vòi trứng... cũng là một trong các nguyên nhân tác động làm rối loạn đường tiểu, gây các chứng tiểu tiện không hết, tiểu nhỏ giọt ở nữ giới.
Do một số bệnh lây qua đường tình dục như bệnh lậu.
Do các yếu tố khác như: Do nóng trong người, do căng thẳng stress trong công việc kéo dài, do chế độ ăn uống thiếu chất xơ... Tuy nhiên các triệu chứng này có thể cải thiện và bệnh có thể tự khỏi nếu người bệnh chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt tốt, kiên trì áp dụng một số bài thuốc Nam có tác dụng làm mát cơ thể, lợi tiểu.
Ở trường hợp của bạn Điệp, bạn có nói bị mắc chứng đi tiểu không hết, nước tiểu có mùi hôi, sau khi tiểu xong tôi thường bị tiểu nhỏ giọt làm ướt quần, điều này cho thấy tình trạng bệnh của bạn đang diễn biến nặng dần. Việc tiểu nhỏ giọt khiến việc vệ sinh không thể triệt để, vì vậy có thể gây mùi.
Để biết chính xác nguyên nhân nào gây chứng tiểu nhỏ giọt, tiểu không hết bạn Điệp hãy chủ động đến thăm khám sức khỏe tại các địa điểm uy tín nhằm phát hiện bệnh sớm cũng như có phương án điều trị bệnh kịp thời, lấy lại sức khỏe và cuộc sống bình thường.
Lối sống tốt cho người bệnh rối loạn tiểu tiện
Một số thói quen tốt có lợi cho người bệnh khi mắc chứng tiểu nhỏ giọt, tiểu không hết cũng như các chứng rối loạn đường tiểu khác như:
Bổ sung rau xanh hàng ngày rất có lợi cho sức khỏe người bệnh tiểu nhỏ giọt
- Giữ trọng lượng cơ thể ổn định, hạn chế tình trạng tăng cân: Để không dồn thêm trọng lượng về bàng quang, gây ảnh hưởng đến bàng quang. Tập thể dục đều đặn, ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau và trái cây tươi là biện pháp tốt để giữ trọng lượng cơ thể ổn định, tăng cường sức khỏe bàng quang góp phần chữa trị chứng són tiểu;
- Tránh các yếu tố có thể góp phần vào việc tiểu són, đái dầm, tiểu dắt cụ thể:
- Tránh uống nước nhiều vào buổi tối, không uống quá 2 lít nước mỗi ngày nhất là ban đêm và trước khi đi ngủ;
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm có thể gây chứng són tiểu: Rượu và các loại đồ uống có cồn, đồ uống và thực phẩm có chứa cafein, các thực phẩm có chứa chất chua,…
- Sau khi kiểm tra các thuốc đang dùng, nên hỏi bác sỹ để được tư vấn cách điểu chỉnh liều uống hoặc chuyển sang sử dụng các loại thuốc khác không gây són tiểu;
- Hạn chế táo bón bằng cách uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ để đường ruột hoạt động trơn tru, hiệu quả;
- Không hút thuốc: Chất nicotine trong thuốc lá có tác dụng gây kích thích bàng quang ngay lập tức, không những thế việc hút thuốc lá còn tăng cường nguy cơ ung thư bàng quang trong thời gian dài rất nguy hiểm.
- Tập đi tiểu thường xuyên dù chưa mắc tiểu.
Có lẽ bạn Điệp sẽ cần:
Với thắc mắc "Chứng tiểu không hết, tiểu nhỏ giọt là bệnh gì?" của bạn Điệp chúng tôi xin được giải đáp như trên. Hi vọng gửi đến bạn những thông tin hữu ích.
Chúc bạn khỏe mạnh và sớm lấy lại cuộc sống bình thường.