U xơ tuyến tiền liệt ngoài chữa trị bằng thuốc hay phẫu thuật thì việc bổ sung dinh dưỡng cũng góp phần không nhỏ trong việc điều trị. Dưới đây là top những loại thực phẩm “vàng” mà bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt nên ăn.
Mục lục
Bị u xơ tuyến tiền liệt nên ăn gì?
Dưới đây là top những loại thực phẩm có khả năng giúp hỗ trợ chữa trị u xơ tuyến tiền liệt hiệu quả, bệnh nhân hãy cùng tìm hiểu nhé:
Cà chua phòng ngừa bệnh về tuyến tiền liệt
Loại quả màu đỏ bóng bẩy, bắt mắt này mang trong mình một lượng lớn vitamin A, C, K, vitamin B6, kali, folate, magiê, niacin,…và những vi chất thiết yếu khác để duy trì một sức khỏe tốt. Điều tuyệt vời hơn nữa là cà chua chứa rất ít cholesterol và chất béo bão hòa.
Việc ăn cà chua thường xuyên giúp bổ sung các chất chống oxy hóa như lycopen, betacarotene, từ đó giúp nam giới hỗ trợ điều trị u xơ tuyến tiền liệt và phòng ngừa ung thư tiền liệt tuyến rất tốt. Bên cạnh đó, cà chua còn là thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư khác như dạ dày, phổi, vòm họng, trực tràng, đại tràng, thực quản,…
Nhiều người bệnh lựa chọn ăn sống cà chua hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc nấu chín cà chua giúp các chất dinh dưỡng bị phá vỡ, từ đó giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.
Giá đỗ ngăn ngừa biến thể ác tính của u xơ
Loại rau từ mầm đậu này chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi. Cụ thể: giá đỗ chứa lượng vitamin B2 và caroten nhiều gấp 2 – 4 lần so với đỗ xanh; hàm lượng vitamin C tăng 4 lần; các vi chất nhóm B tăng 3 lần.
Do bản thân chứa hàm lượng chất dinh dưỡng và vitamin có lợi cao nên giá đỗ có khả năng khử các gốc tự do, làm chậm quá trình oxy hóa, phòng chống các bệnh viêm, ung thư đặc biệt là ung thư vú và u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới. Bên cạnh đó, giá đỗ cũng được cho là loại thực phẩm có khả năng làm giảm nguy cơ gây biến thể ác tính của u phì đại tuyến tiền liệt lành tính.
Giá đỗ có thể ăn sống hoặc chín đều được, rất nhiều món ăn có thể chế biến từ giá đỗ như: giá đỗ xào tim cật, giá đỗ xào thịt bò. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên ăn khoảng 500g giá đỗ mỗi tuần; trước khi chế biến biến nên rửa sạch và ngâm giá đỗ qua nước muối pha loãng để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Rau bắp cải
Ngành Y học hiện đại đã chỉ ra rằng, khi cơ thể chứa quá nhiều gốc tự do sẽ tác động gây tình trạng viêm nhiễm hoặc các bệnh lý về tim mạch, u xơ tuyến tiền liệt, bệnh thần kinh, đục thuỷ tinh thể…
Rau bắp cải có hàm lượng vitamin C, A rất cao (cao gấp 2 lần hàm lượng vitamin C, A trong cam) – nguyên tố giúp chống oxy hóa đồng thời kích thích cơ thể tái tạo các tế bào mới hiệu quả.
Đậu xanh
Các nghiên cứu cho thấy, trong vỏ đậu xanh có chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm flavonoid có tác dụng kìm hãm, làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào tuyến tiền liệt, từ đó giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tuyến tiền liệt (mà chủ yếu là u xơ tiền liệt tuyến và ung thư tuyến tiền liệt) ở nam giới độ tuổi trung niên.
Bên cạnh đó, đậu xanh cũng là loại thực phẩm giàu chất xơ và dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe cho người mắc u xơ tuyến tiền liệt.
Có nhiều cách chế biến đậu xanh trong bữa ăn hàng ngày người bệnh có thể tham khảo như: nấu chè đậu xanh bí đỏ, đậu xanh hầm gà, xôi đậu xanh…
Cá hồi và các loại hải sản
Cá hồi nói riêng và các loại hải sản nói chung là nhóm thực phẩm rất giàu hàm lượng axit béo Omega-3 – loại dưỡng chất có khả năng tạo động mạch vành làm hạn chế lượng máu chảy đến nuôi dưỡng tuyến tiền liệt => làm kìm hãm sự phát triển của khối u xơ tuyến tiền liệt lành tính, phòng ngừa các bệnh về tuyến tiền liệt.
Ngoài khả năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh về tuyến tiền liệt, Omega-3 cũng có các tác dụng có lợi khác như: cải thiện giấc ngủ, ngăn ngừa bệnh về tim mạch, làm giảm lượng mỡ ở người bệnh gan nhiễm mỡ, cải thiện chứng rối loạn thần kinh, giúp sáng mắt, mịn da…
Nước trà xanh
Một số nghiên cứu đã chỉ ra polyphenol có trong trà xanh giúp làm chậm quá trình phát triển và phân chia của các tế bào tuyến tiền liệt, làm giảm chỉ số PSA của tuyến tiền liệt (ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt).
Ngoài ra, polyphenol và các hoạt chất EGCG chống oxy hóa trong trà xanh còn có tác dụng làm giảm yếu tố tăng trưởng tế bào gan và yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch máu, giúp phòng ngừa các bệnh về tuyến tiền liệt, gan, bệnh xơ vữa động mạch, làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, cải thiện trí nhớ và sức khỏe.
Tuy nhiên, người bệnh không nên uống quá nhiều nước trà xanh mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi tối để tránh gây hiện tượng mất ngủ, khó ngủ, đi tiểu đêm nhiều lần.
Người bệnh u xơ tuyến tiền liệt nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh thực phẩm có lợi, cũng có một số thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh như:
Các loại thịt đỏ
Thịt bò, thịt trâu, thịt dê, thịt ngựa… và nhiều loại thịt đỏ khác khi bổ sung quá nhiều trong thời gian ngắn có thể gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả chữa trị bệnh. Vì vậy, người bệnh lưu ý nên ăn vừa phải nhằm tránh dư thừa dưỡng chất từ các loại thịt đỏ.
Muối và các món ăn mặn
Muối và các món ăn mặn khiến cơ thể bị dư thừa lượng natri. Khi đó, thận, bàng quang và cả đường tiết niệu phải làm việc nhiều hơn để lọc đào thải phần natri dư thừa. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế ăn các món ăn mặn nhằm ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn tiểu tiện của bệnh phì đại tuyến tiền liệt trầm trọng hơn.
Lòng đỏ trứng gà
Là phần bổ dưỡng nhất nhưng lòng đỏ trứng gà lại chứa axit arachidonic – loại axit có thể gây phản ứng viêm trong tuyến tiền liệt. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế ăn lòng đỏ trứng gà tránh làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị u xơ tuyến tiền liệt.
Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ
Các món đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ như: đồ rán, đồ chiên, xào nấu, các món đồ ăn sẵn… có lượng chất béo (nguyên nhân tác động khiến tình trạng u xơ tuyến tiền liệt xấu đi) cao gấp nhiều lần so với các món đồ ăn luộc, hấp. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho người mắc phì đại tiền liệt tuyến nói riêng cũng như người bình thường, ta nên hạn chế ăn các món ăn chứa nhiều dầu mỡ.
Thói quen tốt cho người bị u xơ tuyến tiền liệt
Đi cùng với chế độ ăn uống tốt, thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị bệnh u xơ tuyến tiền liệt của bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh hãy chủ động tập cho mình những thói quen tốt hàng ngày nhằm hỗ trợ chữa trị bệnh như:
- Tuyệt đối không uống rượu bia, các đồ uống có cồn hoặc sử dụng các chất kích thích có hại như: thuốc lá.
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc lợi tiểu hoặc nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi dùng.
- Tập nhịn tiểu là điều dễ hiểu khi người bệnh mắc chứng tiểu tiện nhiều lần. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không nên nhịn tiểu quá lâu, tránh để bàng quang bị căng tức quá mức.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể hàng ngày từ 1,5 – 2 lit/ngày. Nên uống nhiều nước vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy. Không nên uống nhiều nước vào buổi tối (sau 21h), tránh gặp chứng tiểu đêm nhiều lần.
- Giữ ấm cơ thể.
- Thăm khám đúng định kì để theo dõi tình hình bệnh.
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng