Chào bác sĩ, tôi năm nay 54 tuổi, đã nghỉ hưu. Thời gian gần đây tôi hay bị đái dắt đi tiểu rất nhiều lần nhưng với lượng nước tiểu ít và thỉnh thoảng còn ra máu. Tôi rất băn khoăn và lo lắng không hiểu tôi có bị bệnh gì nghiêm trọng không? Tôi hiện vẫn sinh hoạt và ăn uống bình thường, ngoài việc đi đái dắt ra máu ra thì tôi hoàn toàn khỏe mạnh không thấy ốm yếu gì? Cảm ơn bác sĩ!
(Nguyễn Hoàng Anh – Hà Nội)
Trả lời
Chào bác, cảm ơn bác đã gửi câu hỏi về cho Vương Bảo. Về câu hỏi của bác, tôi xin phép được trả lời như sau:
Mục lục
Đái dắt ra máu là thế nào?
Đái dắt là hiện tượng đi tiểu nhiều lần mỗi lần đi với lượng nước tiểu ít, có thể đi tới 20 lần một ngày. Khi đi xong cảm giác nước tiểu vẫn còn trong bàng quang chưa ra hết rất khó chịu.
Đái ra máu là hiện tượng nước tiểu có xuất hiện hồng cầu, khiến cho nước tiểu có màu hồng nhạt tới đỏ tươi, hoặc thậm chí sẫm màu như cola. Việc nhìn thấy máu trong nước tiểu gọi là tiểu ra máu đại thể; còn một loại tiểu ra máu khác là tiểu ra máu vi thể, ở loại này người bệnh không thể nhìn thấy máu trong nước tiểu và nước tiểu cũng không đổi màu, hồng cầu chỉ được phát hiện dưới kính hiển vi.
Như vậy, đi đái dắt ra máu là tình trạng bị đi đái dắt kèm theo đó là có máu trong nước tiểu.
Đái dắt ra máu do đâu?
Hiện tượng này có thể là triệu chứng của một số bệnh khác như:
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng đái dắt ra máu, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến và đứng hàng đầu là do nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Đây là một tình trạng nhiễm trùng phổ biến, xảy ra khi vi khuẩn (thường từ da hoặc trực tràng) xâm nhập vào niệu đạo thông qua đường tiết niệu. Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến bất cứ bộ phận của đường tiết niệu, nhưng loại phổ biến nhất là nhiễm trùng bàng quang (viêm bàng quang).
Ngoài gây đái dắt ra máu, nhiễm trùng đường tiết niệu còn gây tiểu khó, tiểu thường xuyên, tiểu ngập ngừng, tiểu gấp, đau vùng bụng dưới, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi,...
UTI không phải là một tình trạng y tế khẩn cấp, nhưng một số người có thể gặp biến chứng nếu UTI không được điều trị. Trong đó, biến chứng nguy hiểm nhất là vi khuẩn xâm nhập vào máu và lây lan đến các cơ quan khác, gây nhiễm trùng huyết toàn cơ thể và có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
U xơ tuyến tiền liệt
U xơ tuyến tiền liệt hay tăng sản tuyến tiền liệt là thuật ngữ y tế chính thức được sử dụng để mô tả tình trạng tuyến tiền liệt phát triển lớn hơn kích thước bình thường của nó. (Kích thước bình thường của tuyến tương đương với một quả óc chó).
U xơ tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới cao tuổi, càng lớn tuổi tỷ lệ mắc bệnh lại càng cao. Theo thống kê, đến tuổi 55 sẽ có khoảng 25% nam giới sẽ bị tăng sản tuyến tiền liệt. Ở độ tuổi 60, con số này tăng lên 50% và đến 85 tuổi, sẽ có ít nhất 90% nam giới bị u xơ.
Khi tuyến tiền liệt tăng sản, nó có thể chèn ép vào niệu đạo và gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, thường gặp là: tiểu khó, tiểu chậm, tiểu nhiều lần, tiểu đêm,... U xơ tuyến tiền liệt cũng có thể gây ra những thay đổi về màu sắc và mùi của nước tiểu, như hiện tượng tiểu dắt ra máu, nước tiểu có mùi hôi.
Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh xơ tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt là một bệnh nhiễm trùng của tuyến tiền liệt, khiến nó bị sưng tấy và trở nên đau đớn. Có nhiều loại viêm tuyến tiền liệt với những nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Viêm tuyến tiền liệt mãn tính (hội chứng đau vùng chậu mãn tính)
- Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn
- Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn
- Viêm tuyến tiền liệt viêm không triệu chứng
Trong 4 loại viêm này, thì tình trạng đái dắt ra máu có thể do viêm tuyến tiền liệt mãn tính và viêm tuyến tiền liệt cấp tính/mãn tính do vi khuẩn gây ra.
Viêm tuyến tiền liệt ảnh hưởng đến nam giới ở mọi lứa tuổi nhưng có thường xảy ra phổ biến hơn ở nam giới từ 50 tuổi trở xuống.
Sỏi thận
Thận của chúng ta có chức năng loại bỏ chất thải và chất lỏng từ máu để tạo thành nước tiểu. Nhưng đôi khi, chất thải lại có hàm lượng quá lớn còn chất lỏng lại quá ít, lúc này, các chất thải có thể liên kết lại với nhau và tạo thành các tinh thể, gọi là sỏi thận. Đây là một rối loạn tiết niệu ảnh hưởng đến khoảng 12% dân số thế giới và ngày càng có tỉ lệ mắc cao.
Sỏi thận thường lắng đọng trong đài thận, bể thận hoặc gắn vào các nhú thận. Tuy nhiên, chúng có thể hình thành ở bất cứ đâu dọc theo đường tiết niệu của bạn, như: niệu quản, bọng đái, niệu đạo.
Ban đầu, sự hình thành sỏi không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Sau đó, khi sỏi thận bắt đầu di chuyển trong thận để tới bàng quang và mắc kẹt trong niệu quản (ống dẫn từ thận tới bàng quang) thì nó có thể gây ra các triệu chứng như: đi đái dắt ra máu, đau hạ sườn, nhiễm trùng đường tiết niệu, thận ứ nước, tắc nghẽn dòng tiểu. Kèm theo đó là tình trạng nôn/buồn nôn, sốt, chóng mặt.
Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt xảy ra khi các tế bào trong tuyến tiền liệt phân chia và phát triển một cách không kiểm soát. Trên thế giới, ung thư tuyến tiền liệt là bệnh lý ác tính được chẩn đoán phổ biến nhất và là nguyên nhân thứ sáu gây tử vong do ung thư ở nam giới. Tuy nhiên bác cũng đừng quá lo lắng, bởi phần lớn ung thư tuyến tiền liệt có xu hướng phát triển chậm với nguy cơ tử vong tương đối thấp nếu phát hiện và điều trị kịp thời.
Ban đầu, ung thư tuyến tiền liệt thường không gây bất kì triệu chứng nào. Khi bệnh tiến triển hơn, nó thể gây ra một số vấn đề như: tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu dắt ra máu, tiểu són, tiểu đêm,... Các triệu chứng này rất giống với u xơ tuyến tiền liệt - một bệnh lành tính khác ảnh hưởng tới tuyến tiền liệt đã nói ở phần trên.
Các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên, đái dắt ra máu cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý khác, như:
- Viêm cầu thận
- Lao thận...
- Viêm niệu đạo
- Ung thư bàng quang
- Do sử dụng một số loại thuốc.
Nên làm gì nếu gặp hiện tượng này?
Vì thế, để biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh, cũng như việc bác có mắc chứng bệnh gì không thì bác nên đi khám tại các bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa Thận - Tiết niệu.
Tại phòng khám, đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi bác một số câu hỏi về triệu chứng mà bác gặp phải, tiền sử bệnh của bản thân bác. Sau đó, tiến hành thăm khám. Khi đã có nghi ngờ về nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể đề nghị bác làm một số xét nghiệm kiểm tra để khẳng định chính xác, các xét nghiệm này có thể bao gồm:
- Xét nghiệm máu để tìm kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt;
- Xét nghiệm nước tiểu giữa dòng (MSU) để tìm nhiễm trùng hoặc máu trong nước tiểu;
- Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùng và các mảnh sỏi
- Đo niệu động học để nghiên cứu dòng chảy của nước tiểu;
- Xét nghiệm máu để kiểm tra xem thận có hoạt động bình thường không;
- Sinh thiết tuyến tiền liệt;
- .v.v.
Các xét nghiệm này thường có thể thực hiện trong một lần thăm khám và bác có thể nhận kết quả cùng ngày. Ngoại trừ sinh thiết tuyến tiền liệt, bác có thể phải đợi tầm một tuần để nhận được kết quả.
Sau khi đã xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân này cùng với tình hình sức khỏe của bác để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Chẳng hạn:
- Điều trị viêm tuyến tiền liệt có thể bao gồm thuốc kháng khuẩn và một số phương pháp điều trị hỗ trợ, tùy thuộc vào loại viêm tuyến tiền liệt.
- Điều trị u xơ tuyến tiền liệt có thể bao gồm: chờ đợi; thuốc để thư giãn cơ trơn của tuyến hoặc thuốc thu nhỏ kích thước của tuyến tiền liệt; phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt.
- Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu thường là sử dụng thuốc kháng sinh.
- .v.v.
Với trường hợp của bác, nếu đúng tình trạng đái dắt ra máu là do phì đại tuyến tiền liệt gây ra, thì ngoài việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, bác có thể sử dụng thêm sản phẩm Vương Bảo.
Đây là sản phẩm rất tốt dành riêng cho những người bị u xơ tuyến tiền liệt, với hai công dụng đã đăng kí với Bộ y tế và được cấp phép, cụ thể:
- Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến
- Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến
Vương Bảo đã được nghiên cứu lâm sàng tại Viện Y học cổ truyền TW và cho kết quả đúng như công dụng đã nêu ở trên. Hơn thế nữa, hơn 5 năm có mặt trên thị trường, hàng nghìn khách hàng trên cả nước đã tin tưởng và sử dụng sản phẩm với độ hài lòng cao. Điều này càng khẳng định công dụng của Vương Bảo trên thực tế.
Tìm nhà thuốc uy tín bán VƯƠNG BẢO, bác BẤM VÀO ĐÂY
Chúc bác mau chóng khỏi bệnh!