Trả lời:
Chào bác Dũng, cảm ơn bác đã đặt câu hỏi cho chúng tôi.
Tiểu nhiều lần tiểu buốt là tình trạng người bệnh có cảm giác đau rát hoặc nóng cháy mỗi khi đi tiểu, kèm theo đó bệnh nhân có tần suất buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần trong ngày, thời gian giữa mỗi lần đi tiểu ngắn.
Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, vì thế cách khắc phục cũng khác nhau tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân. Vậy nên với câu hỏi của bác Dũng, tôi sẽ chia các ý để trả lời như sau:
Mục lục
Tiểu nhiều lần tiểu buốt do đâu?
Hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong ngày và đau buốt, nguyên nhân có thể do một số bệnh lý dưới đây:
Bệnh về tuyến tiền liệt
- Phì đại tuyến tiền liệt (u xơ tuyến tiền liệt): Là tình trạng tuyến tiền liệt bị tăng kích thước khi nam giới về già. Sự phì đại này có thể gây chèn ép lên niệu đạo và bàng quang dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như: tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu lắt nhắt, tiểu són, tiểu đêm…
- Viêm tuyến tiền liệt: Biểu hiện của bệnh thường là tiểu nhiều, tiểu gấp, nước tiểu màu trắng, tiểu khó,… Bệnh thường xảy ra ở nam giới trung niên hoặc cao niên.
Các bệnh về đường tiết niệu
- Viêm nhiễm đường tiết niệu: Hiện tượng viêm nhiễm đường tiết niệu dẫn tới kích thích bàng quang gây tiểu nhiều lần, thường xuyên buồn tiểu. Kèm với đó là các triệu chứng tiểu ra máu, tiểu buốt…
- Viêm bàng quang kẽ: Bệnh có các triệu chứng như đau bụng dưới hoặc hố chậu, tiểu cấp, tiểu nhiều lần…
- Hẹp niệu đạo: Hẹp niệu đạo xảy ra do bệnh như phì đại tuyến tiền liệt, bệnh lây lan qua đường tình dục. Kèm theo đó là một số triệu chứng như: tiểu buốt, tiểu có cảm giác đau, có máu trong nước tiểu, dương vật bị sưng to…
Các bệnh nội tiết
- Đái tháo đường: Gây tiểu nhiều kèm với các biểu hiện khác như khát nước, sụt cân, da khô…
- Đái tháo nhạt: Gây hiện tượng tiểu nhiều lần trong ngày kèm với đi tiểu số lượng lớn.
Một số nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác gây nên tình trạng tiểu buốt, tiểu nhiều trong ngày như:
- Sử dụng thuốc lợi tiểu
- Lo lắng, stress
- Tổn thương về thần kinh
- Bị các u vùng ngoài bàng quang, sau quá trình người bệnh xạ trị ung thư.
Lời khuyên
Như bác đã thấy ở trên, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hiện tượng đi tiểu buốt tiểu nhiều lần. Với trường hợp của bác, tình trạng bệnh đã kéo dài khoảng 2 tháng mà không khỏi thì bác nên đến các trung tâm y tế tin cậy hoặc các bệnh viện để được thăm khám cũng như điều trị đúng cách. Không nên để tình trạng này tiếp diễn lâu dài vì có thể gây ra biến chứng khá nguy hiểm cho sức khỏe.
Để khám và chữa bệnh này, bác có thể tới các bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa Thận – Tiết niệu.
Tại Hà Nội, một số bệnh viện có chuyên khoa này là: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đại học y, bệnh viện nội tiết trung ương, bệnh viện 108,…
Để tìm hiểu thêm về các địa chỉ khám chữa tiểu buốt tiểu nhiều, bác có thể tham khảo bài viết: Tiểu buốt khám ở đâu tốt nhất?
Điều trị tiểu buốt tiểu nhiều lần
Để điều trị tiểu buốt tiểu nhiều lần hiệu quả, cần dựa vào nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này. Với mỗi nguyên nhân sẽ có cách điều trị, thuốc sử dụng khác nhau.
Về cơ bản, việc điều trị dựa trên một số nguyên nhân thường gặp như sau:
Bệnh do phì đại tiền liệt tuyến
Các phương pháp điều trị chính cho bệnh phì đại tiền liệt tuyến là thận trọng chờ đợi, thuốc men và phẫu thuật.
– Thận trọng chờ đợi. Khi các triệu chứng ở mức độ nhẹ và không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt thường ngày, bác sĩ có thể chỉ định chưa cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân cần thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Song song với đó, họ có thể hướng dẫn việc thay đổi một số thói quen thường ngày để hạn chế các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
– Thuốc men. Thuốc là phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt từ nhẹ đến trung bình. Các loại thuốc thường được kê đơn là:
- Thuốc chẹn alpha. Nhóm thuốc này có tác dụng làm giãn cơ cổ bàng quang và các sợi cơ ở tuyến tiền liệt, từ đó giúp đi tiểu dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng tiểu buốt tiểu nhiều lần và nhiều triệu chứng tiểu tiện khác.
- Thuốc ức chế 5-alpha reductase. Nhóm thuốc này ngăn chặn những thay đổi nội tiết tố – là nguyên nhân chính gây ra tình trạng phì đại tiền liệt tuyến, từ đó ngăn chặn tuyến phì đại thêm và thu nhỏ kích thước của tuyến.
- Thuốc kết hợp. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê kết hợp cả thuốc chẹn alpha và chất ức chế 5-alpha reductase cùng lúc nếu một trong hai loại thuốc không hiệu quả.
- Tadalafil (Cialis). Thuốc này thường được sử dụng để điều trị rối loạn cương dương nhưng cũng được phê duyệt đểđiều trị chứng phì đại tuyến tiền liệt.
– Phẫu thuật hoặc các liệu pháp xâm lấn tối thiểu. Phương pháp này có thể được khuyến nghị nếu các triệu chứng của bác từ trung bình đến nghiêm trọng; các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả; bác có các vấn đề khác như sỏi, tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc bác mong muốn được làm phẫu thuật.
Một số phương pháp phẫu thuật hoặc xâm lấn được áp dụng hiện nay để điều trị phì đại tuyến tiền liệt là: cắt bỏ tuyến tiền liệt qua nội soi, trị liệu bằng hơi nước, cắt đốt bằng kim xuyên thấu, liệu pháp laser, mổ mở tuyến tiền liệt,…
Chi tiết: 3 phương pháp điều trị u xơ tuyến tiền liệt hiệu quả
Ngoài các phương pháp điều trị phía trên, người bệnh phì đại tiền liệt tuyến cũng có thể cân nhắc sử dụng thêm sản phẩm Vương Bảo.
Sản phẩm này có công dụng:
- Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến
- Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến
Bệnh nhân có thể sử dụng trong quá trình thận trọng chờ đợi; sử dụng song song với các loại thuốc điều trị hoặc sử dụng sau phẫu thuật để tránh tái phát bệnh.
Vương Bảo là sản phẩm đã được Bộ y tế cấp phép và được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện y học cổ truyền TW. Hơn thế nữa, hơn 5 năm qua, Vương Bảo đã chứng minh được hiệu quả và chất lượng của mình trong việc sử dụng thực tế từ hàng nghìn khách hàng trên cả nước.
Để tìm mua sản phẩm, bạn xem TẠI ĐÂY
Bệnh do viêm tuyến tiền liệt
Có nhiều loại viêm tuyến tiền liệt khác nhau, vì thế phương pháp điều trị có thể sẽ khác nhau ở mỗi loại. Phương pháp điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc.
Kháng sinh đường uống là loại thuốc điều trị viêm tuyến tiền liệt được kê đơn phổ biến nhất. Bác sĩ sẽ chọn thuốc dựa trên loại vi khuẩn gây viêm nhiễm. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, có thể cần dùng kháng sinh đường tiêm.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê một số loại thuốc khác như thuốc chẹn alpha và các chất chống viêm.
Bệnh do nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Phương pháp điều trị thường là sự dụng thuốc kháng sinh để ngăn chặn sự lây nhiễm của vi khuẩn và các loại thuốc giảm đau.
– Thuốc kháng sinh. Dựa trên sức khỏe hiện tại và loại vi khuẩn trong nước tiểu, bác sĩ sẽ kê loại thuốc kháng sinh phù hợp. Nếu tình tạng của bạn là nhiễm trùng đơn giản, bác sĩ có thể kê ceftriaxone (Rocephin), cephalexin (Keflex) hay nitrofurantoin (Macrodantin),… Nếu nhiễm trùng thận phức tạp, bác sĩ có thể kê toa kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolones, chẳng hạn như levofloxacin (Levaquin) hoặc ciprofloxacin (Cipro).
Để giảm nguy cơ kháng thuốc kháng sinh, bác cần tuân thủ đúng theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.
– Thuốc giảm đau. Sau khi dùng thuốc kháng sinh vài ngày, các triệu chứng khó chịu sẽ thuyên giảm. Nhưng trước đó bác sĩ cũng có thể kê thuốc giảm đau để chờ thời gian kháng sinh hoạt động. Có nhiều loại thuốc giảm đau dành cho tình trạng tiểu buốt tiểu nhiều lần do UTI, chẳng hạn như phenazopyridine.
Bệnh do viêm bàng quang kẽ
Để điều trị tiểu buốt tiểu nhiều lần do viêm bàng quang kẽ, các phương pháp thường được chỉ định là thuốc men, vật lý trị liệu, phẫu thuật.
– Thuốc men. Có nhiều loại thuốc uống dạng viên nén, viên nang được chỉ định cho bệnh viêm bàng quang kẽ, giúp giảm các triệu chứng, như: thuốc giảm đau, thuốc kháng histamine, tolterodine, solifenacin, pentosan polysulfate natri (Elmiron) – chất này có thể giúp phục hồi niêm mạc bàng quang,…
– Vật lý trị liệu. Các phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp cơ sàn chậu, đào tạo bàng quang, kích thích dây thần kinh điện qua da (TENS), liệu pháp tâm lý cũng mang lại hiệu quả hữu ích trong việc điều trị viêm bàng quang kẽ.
– Phẫu thuật. Phẫu thuật và các thủ thuật khác có thể được chỉ định nếu bệnh nhân có các khu vực bất thường rõ ràng trong bàng quang hoặc khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Trong một số trường hợp rất hiếm, có thể cần phải cắt bỏ hoàn toàn bàng quang.
Bệnh do đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường được chia thành type 1 và type 2. Trong đó:
Điều trị bệnh tiểu đường type 1 bao gồm: tiêm insulin hoặc sử dụng máy bơm insulin, kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên và đếm carbohydrate.
Điều trị bệnh tiểu đường loại 2 chủ yếu liên quan đến việc thay đổi lối sống, theo dõi lượng đường trong máu, cùng với thuốc tiểu đường, insulin hoặc cả hai.
Bệnh do lo lắng, stress
Với tình trạng tiểu buốt và nhiều lần do lo lắng, stress, bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân một số phương pháp để giúp giảm bớt căng thẳng và cách quản lý chúng. Trong trường hợp tình trạng nặng, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị gồm: nói chuyện, thuốc, liệu pháp sinh lý và các phương pháp điều trị bổ sung.
– Nói chuyện. Nói chuyện với một chuyên gia tâm lý có thể giúp bệnh nhân học được cách đối phó với căng thẳng và nhận thức rõ hơn về suy nghĩ và cảm xúc của chính mình.
– Thuốc. Không có thuốc đặc trị cho căng thẳng. Tuy nhiên, có nhiều loại thuốc khác nhau có thể giúp giảm bớt hoặc kiểm soát một số dấu hiệu của căng thẳng, chẳng hạn như: thuốc ngủ hay thuốc an thần nhẹ, thuốc chống trầm cảm, thuốc để điều trị các triệu chứng thể chất do căng thẳng gây ra.
– Liệu pháp sinh lý. Liệu pháp này là một cách để cải thiện sức khỏe của bệnh nhân bằng cách hướng họ dành thời gian trong thiên nhiên. Nó có thể bao gồm việc tập thể dục trong không gian xanh hoặc tham gia vào một dự án xanh.
– Điều trị bổ sung. Có nhiều phương pháp điều trị bổ sung cho căng thẳng mà bạn có thể thử, chẳng hạn như: yoga, thiền, châm cứu, mát-xa, liệu pháp hương thơm.
Phòng tránh bệnh tiểu buốt tiểu nhiều lần
Sau khi đã chữa khỏi bệnh, để phòng tránh bệnh tái phát, bác nên:
- Ăn uống lành mạnh và uống đủ nước mỗi ngày.
- Tránh uống rượu, cà phê, các chất lỏng có gas.
- Nên uống ít nước hơn và nhớ đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
- Thực hành vệ sinh cá nhân tốt.
- Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng các biện pháp bảo vệ.
- Thường xuyên tập luyện thể thao.
Hi vọng qua bài viết trên đây, bác Dũng đã phần nào nắm bắt được những thông tin hữu ích về tình trạng tiểu buốt tiểu nhiều lần, để từ đó có được hướng đi khám sớm và kịp thời điều trị.
Chúc bác nhiều sức khỏe!
lê thi thắm đã bình luận
e di tieu nhieu dau buot bung duoi va ra 1 ti mau la bi sao ha bac si
phuongnm đã bình luận
Chào bạn!
Theo những triệu chứng mà bạn mô tả, rất có thể bạn đang gặp phải vấn đề viêm đường tiết niệu. Bạn nên đi khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ bạn nhé!