Câu hỏi:
Chào bác sĩ,
Mấy tuần nay tôi bị chứng đi tiểu nhiều lần, mỗi lần chỉ đi được lượng ít nước tiểu và vừa đi xong lại có cảm giác mót tiểu tiếp. Bác sĩ cho tôi hỏi tôi bị đi tiểu nhiều vậy có phải triệu chứng của bệnh suy thận không? Trường hợp của tôi nên xử lý thế nào cho hiệu quả?
(Nguyễn Phú Bình, 58 tuổi, Bạc Liêu)
Trả lời:
Mục lục
Chào bác Phú Bình,
Lời đầu thư, tuyentienliet.com.vn xin gửi lời cảm ơn tới bác đã dành thời gian gửi thắc mắc đến chuyên mục Giải đáp của chúng tôi. Với câu hỏi “Tiểu nhiều có phải suy thận? Hướng xử lý như thế nào để hiệu quả?” của bác, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Chứng đi tiểu nhiều lần là gì?
Thông thường, một người khỏe mạnh khi uống nước từ 1,5 – 2 lit/ngày sẽ đi tiểu khoảng từ 6 – 8 lần, lượng nước tiểu đi trong 1 lần khoảng 250ml – 400ml. Trường hợp nếu người đó có thói quen uống ít nước hoặc nhiều nước hơn 1,5 – 2 lit thì số lần đi tiểu trong một ngày đêm có thể dao động từ khoảng 5 – 10 lần/ngày.
Tiểu nhiều có phải suy thận?
Bệnh suy thận là gì?
Thận có chức năng lọc máu bằng cách loại bỏ các tạp chất không có lợi, phần nước dư thừa đẩy xuống bàng quang; làm điều hòa duy trì cân bằng muối và chất điện giải trong máu cho con người.
Suy thận (còn gọi là tổn thương thận) là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Suy thận chia làm 2 nhóm chính là:
- Suy thận cấp: Chức năng của thận bị suy giảm nhưng có thể phục hồi hoàn toàn hoặc phục hồi một phần chức năng thận sau khi được điều trị một vài tuần.
- Suy thận mạn: Chức năng thận bị suy giảm và không thể phục hồi lại. Phương pháp điều trị suy thận mạn chỉ nhằm mục đích làm chậm sự phát triển bệnh và ngăn ngừa biến chứng.
Các biểu hiện chính của bệnh suy thận:
- Đi tiểu nhiều lần vào cả ban ngày và ban đêm.
- Nước tiểu có bọt, màu sắc nhạt hoặc đậm bất thường; có thể xảy ra tiểu ra máu khiến nước tiểu có màu hồng nhạt.
- Người bệnh mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn hoặc bị nôn.
- Bị đau ngực, khó thở, huyết áp khó kiểm soát.
- Bị phù chân, tay, cổ, mặt.
- Rối loạn giấc ngủ, bị nấc.
- Co giật cơ bắp hoặc chuột rút.
- Hơi thở có mùi.
- …
Đi tiểu nhiều có phải suy thận không?
Bởi lẽ, đi tiểu nhiều lần là một chứng rối loạn tiểu tiện thường gặp. Nó là dấu hiệu “cảnh báo”nhiều loại bệnh lý khác nhau không chỉ riêng một bệnh suy thận.
Cụ thể, đi tiểu nhiều lần có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau như:
- Viêm niệu đạo
- Viêm bể thận
- Viêm bàng quang
- Viêm bàng quang kẽ
- Viêm tuyến tiền liệt
- U xơ tiền liệt tuyến (Phì đại tuyến tiền liệt)
- Ung thư tuyến tiền liệt
- Bệnh sỏi thận
- Bệnh đái tháo đường
- Viêm âm đạo
- Bệnh lậu
- Bệnh Chlamydia
- …
➤Xem chi tiết: Mắc tiểu liên tục là bệnh gì?
Xử lý thế nào khi bị tiểu nhiều lần?
Để biết chính xác tình trạng đi tiểu nhiều có suy thận gây ra không thì bác Bình nên đến thăm khám tại các cơ sở Y tế uy tín để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có hướng điều trị bệnh lý (nếu có) phù hợp đồng thời trị dứt điểm chứng đi tiểu nhiều lần.
Trường hợp điều trị tiểu nhiều lần không do bệnh lý
Đi tiểu nhiều lần có thể gây ra bởi nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân không do bệnh lý.
Trường hợp người bệnh bị tiểu nhiều lần không có nguyên nhân bệnh lý thì bệnh có thể tự cải thiện khi người bệnh thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh kết hợp chăm sóc hệ tiết niệu như:
- Ăn các đồ ăn có tính mát trong, giải nhiệt cơ thể.
- Uống đủ nước từ 1,5 – 2 lit nước lọc một ngày. Uống vào buổi sáng nhằm thanh lọc hệ tiết niệu và cấp khoáng cho cơ thể hoạt động. Hạn chế uống vào buổi tối.
- Sắc uống các nguyên liệu dân gian giúp làm mát cơ thể như: nước râu ngô, kim tiền thảo, mã đề, câu kỷ tử, rau má…
- Vận động thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày.
- Tránh các đồ uống làm chứng đi tiểu nhiều lần trầm trọng hơn như: rượu, bia, cafe, hút thuốc lá…
- …
Điều trị tiểu nhiều lần do suy thận
Do suy thận cấp
Tùy vào từng giai đoạn suy thận cấp của người bệnh khác nhau mà các bác sĩ sẽ đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp như:
1.Giai đoạn đầu: Có thể tập trung loại bỏ nguyên nhân gây bệnh như: uống bù đủ nước khi cơ thể bị mất nước, loại bỏ tắc nghẽn đường tiểu…
2. Giai đoạn bị tổn thương thận cấp:
Tham khảo thuốc lợi tiểu Furosemid sử dụng theo dạng dò liều, liều khởi đầu có thể từ 40 – 80 mg, liều tối đa 1000 mg nhằm cân bằng nước, bù điện giải trong cơ thể.
Điều chỉnh lượng Kali trong máu: Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân mà bác sĩ có thể kê đơn sử dụng thuốc điều trị tổn thương thận cấp như:
- Thuốc Calci gluconate (hoặc clorua).
- Thuốc Glucose kết hợp Insulin.
- Thuốc Natribicarbonat (dạng lỏng dùng theo đường tiêm).
- Thuốc Resincalcio (hoặc Resinsodio, Kayexalate).
Điều chỉnh cân bằng lượng Kali trong máu cần có chỉ dẫn, kê đơn thuốc và sự theo dõi tiến triển của bác sĩ sau khi có kết quả phân tích, chẩn đoán tình trạng bệnh nhân. Người bệnh không tự ý dùng các loại thuốc cân bằng lượng Kali khi chưa có đồng ý của bác sĩ để đảm bảo sự an toàn, tránh nguy cơ đe dọa sức khỏe, tính mạng người bệnh.
Có thể áp dụng phương pháp lọc máu cấp trong trường hợp khẩn: khi có biểu hiện toan máu chuyển hoá rõ pH< 7.2; bị thừa dịch gây nguy cơ dọa phù phổi hoặc phù phổi; biện pháp điều chỉnh lượng Kali trong máu không đạt tác dụng.
3. Giai đoạn đi tiểu lại được: Bác sĩ theo dõi sát lượng điện giải trong máu để có hướng điều chỉnh cân bằng phù hợp.
4. Giai đoạn phục hồi chức năng: chú ý quá trình điều dưỡng, sử dụng thuốc và chế độ sinh hoạt ăn uống theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.
Do suy thận mạn
Bệnh suy thận mạn thường không có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Điều trị suy thận mạn nhằm mục đích chủ yếu làm chậm sự tiến triển bệnh; làm giảm các triệu chứng để bệnh nhân dễ chịu hơn; phòng ngừa các biến chứng suy thận mạn.
Một số phương pháp điều trị suy thận giai đoạn cuối (khi chức năng thận giảm xuống còn dưới 50%)
- Thẩm phân phúc mạc.
- Chạy thận nhân tạo.
- Ghép thận. Với phương pháp này, người bệnh cần uống thuốc suốt đời để giúp cơ thể thích nghi với thận ghép.
Tiểu nhiều lần do các bệnh lý khác
Mỗi loại bệnh lý lại có các phương pháp điều trị, loại thuốc uống điều trị phù hợp khác nhau. Bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh sau khi có các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán bệnh chính xác.
Với thắc mắc “Tiểu nhiều có phải suy thận không? Hướng xử lý như thế nào để hiệu quả?” của bác Bình, chúng tôi xin được giải đáp như trên. Hi vọng gửi đến bác được những thông tin hữu ích.
Chúc bác sớm điều trị khỏi chứng tiểu nhiều lần và nhiều sức khỏe!
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng