Chào bác sĩ,
Tôi năm nay 50 tuổi. Tôi nghe nói nam giới trong độ tuổi trung niên như tôi rất dễ bị mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi ở nam giới kích thước trung bình của tuyến tiền liệt nặng bao nhiêu gram? Nếu kích thước tiền liệt tuyến không ở mức bình thường thì bị mắc bệnh gì? Và làm sao để biết được các bệnh đó?
Tôi xin cảm ơn bác sĩ!
(Trần Văn Hoàn, 50 tuổi, Nghệ An)
Trả lời
Chào bác Hoàn,
Lời đầu thư, tuyentienliet.com.vn xin cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chúng tôi. Với câu hỏi "Ở nam giới kích thước trung bình của tuyến tiền liệt nặng bao nhiêu gram? Nếu kích thước tiền liệt tuyến không ở mức bình thường thì bị mắc bệnh gì? Và làm sao để biết được các bệnh đó?" của bác chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Tuyến tiền liệt là gì?
Tuyến tiền liệt là một tuyến bao quanh một phần ông niệu đạo sau, giáp với đáy bàng quang, nằm phía sau xương mu và 2 cơ nâng hậu môn và nằm phía trước trực tràng và túi tinh của nam giới.
Tuyến tiền liệt có 2 chức năng chính là co bóp và kiểm soát nước tiểu thông qua việc "kiểm soát" một phần ống niệu đạo sau và sản xuất dịch kiềm màu trắng hòa trộn với các tinh trùng để bảo vệ tinh dịch và góp phần hoàn thành quá trình phóng tinh ở nam giới. Vì vậy, có thể khẳng định tuyến tiền liệt cũng là một tuyến trong hệ sinh sản của nam giới.
Để biết thêm các thông tin chi tiết khác về tuyến tiền liệt ở nam giới, mời bác tìm hiểu:
Kích thước trung bình của tuyến tiền liệt nặng bao nhiêu gram?
Kích thước tuyến tiền liệt lớn dần lên theo cùng sự phát triển hoàn thiện cơ thể của nam giới. Cụ thể:
Kích thước tuyến tiền liệt bình thường và bị u xơ
- Khi mới chào đời, tiền liệt tuyến có kích thước rất nhỏ đúng như "sơ sinh", thường chỉ nhỏ bằng hạt đậu.
- Giai đoạn tuổi thiếu niên: tuyến tiền liệt có dạng hình elip và khối lượng nặng khoảng bằng hạt hạnh nhân.
- Giai đoạn tuổi trưởng thành (khoảng 20 tuổi): cơ thể nam giới gần như đã hoàn thiện. Tuyến tiền liệt cũng tạm thời ngưng phát triển với kích thước trung bình của tuyến tiền liệt nặng khoảng 20g - 25g, hình dạng giống như quả óc chó và có chiều rộng khoảng 4cm, chiều cao khoảng 3cm và độ dày khoảng 2,5cm.
Kích thước tuyến tiền liệt không bình thường do mắc bệnh gì?
Kích thước tuyến tiền liệt khi không bị co lại sau khi đã phát triển to ra mà chỉ có xu hướng phát triển tiếp tục. Vì vậy, khi tuyến tiền liệt không nằm trong khoảng khối lượng "an toàn" 20g - 25g chính là giai đoạn kích thước tuyến tiền liệt không bình thường.
Kích thước tuyến tiền liệt không bình thường thường hay xảy ra khi nam giới bước vào ngưỡng tuổi trung niên (ngoài 50 tuổi).
Nguyên nhân do ở giai đoạn "ngũ tuần" nam giới gần như đã qua độ tuổi sinh sản, quá trình sinh hoạt tình dục và hormone sinh dục giảm nhiều khiến tuyến tiền liệt không phải "làm việc quần quật" như thời thanh niên nữa. Sự rảnh rỗi "không công ăn việc làm" khiến các tế bào tuyến tiền liệt tiếp tục phát triển với kích thước to dần theo từng ngày tạo thành các khối u tuyến tiền liệt.
Có 2 dạng khối u tuyến tiền liệt hay gặp là: U tuyến tiền liệt lành tính và u tuyến tiền liệt ác tính
U tuyến tiền liệt lành tính (Bệnh u xơ tuyến tiền liệt)
U tuyến tiền liệt lành tính hay còn có các tên gọi khác như: Bệnh phì đại tuyến tiền liệt, bệnh phì đại tuyến tiền liệt lành tính, bệnh u xơ tiền liệt tuyến, u xơ tuyến tiền liệt.
U xơ tuyến tiền liệt là hiện tượng các tế bào tuyến tiền liệt phát triển nhanh (nhưng không phải ung thư) làm kích thước tuyến tiền liệt phình to. Chúng chèn ép vào bàng quang, niệu đạo và các bộ phận xung quanh gây ra một loạt các rắc rối về đường tiểu tiện như: người bệnh bị tiểu buốt kèm tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm, đi tiểu nhỏ giọt, tiểu không thành dòng, khó tiểu, bí tiểu... Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng như: tổn thương bàng quang, sỏi bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nặng hơn có thể dẫn đến suy thận.
Mời bác xem thông tin chi tiết về bệnh u xơ tuyến tiền liệt lành tính dưới đây:
U tuyến tiền liệt ác tính (Bệnh ung thư tuyến tiền liệt)
Cũng là sự phình to về kích thước, cũng là do các tế bào tuyến tiền liệt phát triển nhanh chóng hình thành nhưng khác với bệnh phì đại tuyến tiền liệt, ở bệnh ung thư tuyến tiền liệt (hay còn gọi là u tuyến tiền liệt ác tính) các tế bào làm tuyến tiền liệt phình to kia là những tế bào ung thư (do sự đột biến gen tế bào gây ra). Chúng tự phân chia tế bào ung thư đồng thời xâm lấn các mô tế bào xung quanh khiến khối ung thư tuyến tiền liệt to dần.
Khối ung thư tuyến tiền liệt phát triển to dần
Ung thư tuyến tiền liệt cũng "thích sự thầm lặng" như những loại bệnh ung thư khác. Chúng chỉ biểu hiện các triệu chứng khi bệnh đã bắt đầu mạnh dần lên. Một số dấu hiệu bệnh ung thư tuyến tiền liệt như: tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu kèm theo máu, nam giới khó cương cứng hoặc khó giữ tình trạng cương cứng, bị đau nhức ở lưng, hông háng, xương sườn, hoặc các loại xương khác, có thể bị mất kiểm soát khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện...
Nếu không được điều trị kịp thời ung thư tuyến tiền liệt có thể gây di căn đến xương gây đau nhức xương và các khớp; di căn đến tủy sống và chèn vào các dây thần kinh khiến người bệnh khó vận động đi lại, chân tay yếu, thậm chí có thể gây tử vong cho người bệnh trong trường hợp khối u quá lớn.
Cách phát hiện và phân biệt các bệnh về tuyến tiền liệt
Việc phát hiện và phân biệt các bệnh về tuyến tiền liệt đòi hỏi phải có kinh nghiệm để nhận biết bệnh đồng thời dựa vào các số liệu chính xác từ tuyến tiền liệt mới có thể chuẩn đoán người bệnh có bị mắc các bệnh về tuyến tiền liệt hay không? Vì vậy, để kiểm tra sức khỏe của tuyến tiền liệt cũng như xác định xem mình có bị mắc các bệnh tuyến tiền liệt hay không, bác Hoàn hãy chủ động thu xếp thời gian đến thăm khám sức khỏe định kì tại các địa chỉ uy tín. Một số xét nghiệm bác sĩ thường thực hiện để thăm khám bệnh như:
Thăm khám trực tràng: giúp kiểm tra trực quan kích thước tuyến tiền liệt từ bên ngoài.
Siêu âm: các thiết bị siêu âm giúp đo chính xác kích thước và khối lượng tuyến tiền liệt, từ đó chuẩn đoán người bệnh có bị mắc u tuyến tiền liệt hay không?
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm và đo chỉ số PSA - chỉ số kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt tuyến trong máu. PSA thể coi là “chìa khóa vàng” giúp xác định người bệnh bị mắc u xơ tiền liệt tuyến hay là ung thư tuyến tiền liêt:
- Nếu chỉ số PSA < 4 ng/ml người bệnh không bị mắc ung thư tuyến tiền liệt.
- Chỉ số PSA > 10 ng/ml thì nguy cơ người bệnh bị ung thư tuyến tiền liệt rất cao.
Với câu hỏi "Ở nam giới kích thước trung bình của tuyến tiền liệt nặng bao nhiêu gram? Nếu kích thước tiền liệt tuyến không ở mức bình thường thì bị mắc bệnh gì? Và làm sao để biết được các bệnh đó?" của bác Hoàn chúng tôi xin được giải đáp như trên. Mong đưa được thông tin hữu ích đến bác.
Chúc bác và gia đình sức khỏe và bình an!
BS. Hoàng Văn Lý