Bác sĩ cho tôi hỏi tuyến tiền liệt nằm ở đâu và đảm nhiệm những chức năng gì? Và làm sao để biết có bị mắc bệnh tuyến tiền liệt hay không? Mới đây tôi mới biết về tuyến tiền liệt do một người bạn của tôi bị mắc phì đại tuyến tiền liệt lành tính và đang phải uống thuốc điều trị bệnh. Bác sĩ điều trị nói rằng bệnh này dễ gặp ở nam giới trung tuổi khiến tôi cảm thấy lo lắng. Rất mong thư hồi âm của bác sĩ.
(Phùng Xuân Nhạ, 60 tuổi, Thái Bình)
Trả lời
Chào bác Xuân Nhạ,
Lời đầu thư, tuyentienliet.com.vn xin gửi lời cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi thư hỏi đáp đến chúng tôi. Với thắc mắc "Tuyến tiền liệt nằm ở đâu và đảm nhiệm những chức năng gì? Và làm sao để biết có bị mắc bệnh tuyến tiền liệt hay không?" của bác Nhạ, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Tuyến tiền liệt nằm ở đâu?
Trong cơ thể của nam giới, tuyến tiền liệt nằm ở dưới đáy bàng quang tiếp giáp với cổ bàng quang đồng thời tuyến tiền liệt cũng bao quanh một phần ống niệu đạo sau. Phía trước tuyến tiền liệt là túi tinh và trực tràng, phía sau tuyến tiền liệt là xương mu và 2 bên tuyến tiền liệt là 2 cơ nâng hậu môn.
Tuyến tiền liệt ở nam giới trưởng thành (20 tuổi) có hình dạng giống như quả óc chó, kích thước rộng khoảng 4cm, dày khoảng 2,5cm, cao khoảng 3cm và có khối lượng ổn định từ 20g - 25g.
Chức năng tuyến tiền liệt là gì?
Tuyến tiền liệt đảm nhiệm 2 chức năng chính là kiểm soát co bóp lượng nước tiểu và tạo dịch nhày bảo vệ tinh trùng.
- Co bóp lượng nước tiểu: Phần tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo sau có nhiệm vụ co bóp làm nước tiểu chảy về bàng quang trong thời điểm nam giới phóng tinh. Từ đó ngăn chặn không cho nước tiểu và tinh trùng chảy ra ngoài trong cùng một thời điểm phòng tinh.
- Tạo dịch nhày bảo vệ tinh trùng: Dịch nhày do tuyến tiền liệt tạo ra chính là chất kiềm có màu trắng trong tinh dịch. Nó có chức năng bảo vệ tuyến tiền liệt khỏi các yếu tố gây hại cho tinh trùng, làm tăng thời gian sống sót của tinh trùng và giúp tinh trùng di chuyển nhanh hơn bên trong tử cung nữ giới.
Vì đảm nhiệm vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tinh dịch và xuất tinh nên có thể nói tuyến tiền liệt là một bộ phận trong hệ sinh sản của nam giới.
Tuyến tiền liệt hay bị mắc bệnh gì?
Tuyến tiền liệt phát triển theo cùng với sự phát triển của cơ thể nam giới. Độ tuổi thanh niên (18 - 30 tuổi) là thời gian tuyến tiền liệt "tích cực lao động" và có khối lượng ổn định nhất (20g - 25g).
Khi bước sang độ tuổi trung niên, cơ thể nam giới bắt đầu lão hóa và trong đó có tuyến tiền liệt. Quá trình lão hóa của tuyến tiền liệt bắt đầu từ việc các tế bào tuyến tiền liệt "bỗng" phát triển lớn dần làm kích thước, khối lượng tuyến tiền liệt phình to ra, từ đó làm hình thành các khối u tuyến tiền liệt. Và đây cũng chính là lúc tuyến tiền liệt của nam giới bị mắc bệnh.
U tuyến tiền liệt có 2 dạng dễ gặp nhất là u lành tính và u ác tính. Trong Y khoa gọi 2 loại u này là: U xơ tiền liệt tuyến, phì đại tuyến tiền liệt, u tuyến tiền liệt lành tính (u lành tính) và ung thư tuyến tiền liệt (u ác tính).
Cùng là sự tăng sinh kích thước tế bào tuyến tiền liệt. Tuy nhiên sự khác biệt cơ bản của u xơ tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt là: u xơ tuyến tiền liệt gây ra bởi các tế bào lành, không làm lây lan bệnh sang các bộ phận khác; còn ung thư tuyến tiền liệt gây ra bởi các tế bào tuyến tiền liệt bị đột biến gen (tế bào ung thư). Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời ung thư tuyến tiền liệt có thể phát triển nhanh, di căn ung thư là lây bệnh sang các bộ phận khác trong cơ thể khiến người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu bác Nhạ muốn tìm hiểu kĩ hơn về 2 căn bệnh tuyến tiền liệt dễ gặp ở nam giới này, chúng tôi mời bác xem chi tiết dưới đây:
Làm sao để biết tuyến tiền liệt bị mắc bệnh?
Như chúng tôi đã trình bày bên trên, tuyến tiền liệt bị mắc bệnh khi kích thước và khối lượng tuyến tiền liệt không ở mức ổn định, có nghĩa là kích thước tuyến tiền liệt phình to ra và trọng lượng tuyến tiền liệt nặng hơn 25g.
Để biết tuyến tiền liệt của mình vẫn khỏe mạnh hay đang bị mắc bệnh, bác Nhạ không thể tự kiểm tra mà cần đến chủ động thăm khám sức khỏe trực tiếp tại các cơ sở Y tế uy tín. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện một số loại xét nghiệm giúp bác kiểm tra sức khỏe tuyến tiền liệt như:
Thăm khám khối u tuyến tiền liệt từ bên ngoài
- Khám lâm sàng phần trực tràng: nhằm kiểm tra trực quan về kích thước tuyến tiền liệt.
- Siêu âm: Nhằm đo kích thước, khối lượng cũng như hình dạng hiện tại của tuyến tiền liệt. Nếu các kết quả cho thấy tuyến tiền liệt không ở mức ổn định thì chứng tỏ tuyến tiền liệt đã mắc bệnh.
- Xét nghiệm chỉ số PSA trong máu: PSA là chỉ số kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt tuyến trong máu. Chỉ số này giúp xác định người bệnh bị mắc u xơ tuyến tiền liệt hay ung thư tuyến tiền liệt trong trường hợp bệnh nhân không may bị mắc bệnh.
Nếu:
- PSA < 4 ng/ml người bệnh không bị mắc ung thư tuyến tiền liệt.
- PSA > 10 ng/ml thì nguy cơ người bệnh bị ung thư tuyến tiền liệt là rất cao.
Bạn của bác Nhạ rất may mắn khi chỉ bị mắc phì đại tuyến tiền liệt - bệnh u lành tính tuyến tiền liệt. Bệnh này có thể dùng thuốc uống điều trị nội khoa khi kích thước khối u còn nhỏ. Trong trường hợp kích thước và trọng lượng khối u xơ tuyến tiền liệt lớn hơn 80g bạn bác có thể tham khảo các phương pháp phẫu thuật nhằm cắt bỏ khối u tuyến tiền liệt giúp lấy lại cuộc sống bình thường.
Có lẽ bạn bác sẽ cần:
Với thắc mắc "Tuyến tiền liệt nằm ở đâu và đảm nhiệm những chức năng gì? Và làm sao để biết có bị mắc bệnh tuyến tiền liệt hay không?" của bác Nhạ, chúng tôi xin được giải đáp như trên. Hi vọng đưa tới bác những thông tin hữu ích.
Chúc bác cùng gia đình luôn mạnh khỏe và bình an!
BS. Hoàng Văn Lý