Bí tiểu là tình trạng hay gặp ở những người lớn tuổi, đặc biệt là nam giới. Bí tiểu được chia làm hai dạng chính là bí tiểu cấp tính và mãn tính. Vậy làm thế nào để phân biệt được bạn đang bị bí tiểu cấp tính hay mãn tính? Nguyên nhân, triệu chứng của hai dạng bí tiểu này? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có được những thông tin cần thiết nếu bạn cũng có những thắc mắc trên nhé.
Mục lục
Bí tiểu là gì? Các dạng bí tiểu
Bí tiểu là tình trạng cơ thể không có khả năng làm trống bàng quang hoàn toàn và luôn có cảm giác muốn đi vệ sinh hoặc tình trạng bàng quang chứa đầy nước tiểu nhưng bạn không thể đi vệ sinh được.

Bí tiểu được chia thành hai dạng chính là bí tiểu cấp tính và bí tiểu mãn tính.
Bí tiểu cấp tính: xảy ra khá đột ngột và có thể gây khó chịu hoặc đau đớn. Với bí tiểu cấp tính, một người không thể đi tiểu được( ngay cả khi bàng quang đã đầy) và là một tình trạng y tế có thể đe dọa tính mạng cần được cấp cứu ngay lập tức.
Bí tiểu mãn tính: là một tình trạng bệnh lý kéo dài. Những người bị bí tiểu mãn tính có thể đi tiểu, nhưng họ không thể làm trống bàng quang hoàn toàn.
Đôi khi người bị bí tiểu mãn tính không phát hiện mình đang gặp tình trạng này cho đến khi gặp những vấn đề khác như: tiểu không kiểm soát hay nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bí tiểu có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai nhưng nó phổ biến hơn ở nam giới. Nguy cơ gặp phải tình trạng bí tiểu ở nam giới cao gấp mười lần so với nữ giới, nhất là những người từ độ tuổi 50 do các vấn đề về tuyến tiền liệt.
So sánh phân biệt bí tiểu cấp tính và mãn tính
Nguyên nhân nào gây ra bí tiểu?

Bí tiểu cấp tính | Bí tiểu mãn tính |
Tắc nghẽn do sỏi bàng quang hoặc thận dẫn đến nước tiểu không thể chảy qua đường tiểu. Đây là một trong những nguyên nhân điển hình dẫn đến tình trạng bí tiểu cấp tính và có nguy cơ vỡ bàng quang do áp lực, đe dọa đến tính mạng.
Các nguyên nhân gây bí tiểu do tắc nghẽn bao gồm:
Thuốc có thể gây bí tiểu cấp tính do tác dụng của chúng lên chất dẫn truyền thần kinh, thụ thể thần kinh như thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp , thuốc giãn cơ, thuốc gây mê… |
Nguyên nhân của bí tiểu mãn tính hầu hết có bản chất thần kinh, là hậu quả của tổn thương vĩnh viễn hoặc rối loạn chức năng cơ vận động.
Quá trình đi tiểu liên quan đến sự tích hợp và phối hợp các chức năng thần kinh vỏ não. Sự phân biệt của bàng quang đầy là do các dây thần kinh cảm nhận áp lực tạo ra một xung động cảm giác dẫn đến sự co bóp của bàng quang lưu trữ nước tiểu. Vì vậy, khi thần kinh bị ảnh hưởng, các chứng loạn vận động như đột quỵ, chấn thương tủy sống, nhồi máu, cùng với các rối loạn thần kinh khác có thể phát triển thành bí tiểu mãn tính. Nguyên nhân phổ biến của bí tiểu mãn tính:
|

Triệu chứng
Các triệu chứng của bí tiểu khác nhau tùy thuộc vào việc bạn đang bị bí tiểu cấp tính hay mãn tính:
Bí tiểu cấp tính | Bí tiểu mãn tính |
Các triệu chứng bí tiểu cấp tính cần được chăm sóc y tế ngay lập tức:
|
Các triệu chứng bí tiểu mãn tính bao gồm:
|
Đau khớp, đau cơ, đau vùng xương chậu có thể là bí tiểu mạn tính gây nên
Chẩn đoán chứng bí tiểu
Nhìn chung, việc chẩn đoán bí tiểu cấp tính và mạn tính là dựa vào thời gian xuất hiện và triệu chứng điển hình là đã có thể dễ dàng phân biệt được 2 dạng trên
Đối với bí tiểu cấp, xuất hiện với các dấu hiệu thường rất rõ ràng, rầm rộ, thời gian xảy ra nhanh
Còn với những trường hợp bí tiểu mãn tính, diên biễn trong thời gian dài, dấu hiệu nhỏ giọt, có thể mờ nhạt, đôi khi xảy ra những đợt cấp.
Bất kể là cấp tính hay mạn tính thì bác sĩ có thể kết luận sau khi thực hiện một loạt các xét nghiệm để tránh nhầm lẫn với một số bệnh khác. Một số xét nghiệm thường quy được chỉ định có thể là:
Khám sức khỏe: Bác sĩ của bạn thường có thể chẩn đoán bí tiểu chỉ bằng cách thu thập tiền sử chi tiết về các triệu chứng của bạn và thực hiện khám sức khỏe vùng bụng dưới sẽ xác định xem có căng phồng bàng quang hay không.
Siêu âm: Đo lượng dư sau khi đi tiểu bằng việc siêu âm. Bác sĩ của bạn cũng có thể sử dụng một ống thông để đo khoảng trống còn sót lại trong bàng quang
Nội soi bàng quang: Sử dụng một dụng cụ gọi là ống soi bàng quang, sẽ xác định những bất thường trong niệu đạo và bàng quang
Chụp CT: phát hiện xem cơ thể bạn có sỏi đường tiết niệu , nhiễm trùng đường tiết niệu ,khối u hay không.
Kiểm tra niệu động học bao gồm:
- Đo dòng chảy: đo tốc độ và thể tích nước tiểu
- Nghiên cứu lưu lượng áp lực: đo áp lực bàng quang và tốc độ dòng chảy mà một áp lực nhất định tạo ra.
- Điện cơ: Sử dụng các cảm biến đặc biệt để đo hoạt động điện của các cơ và dây thần kinh trong và xung quanh bàng quang và các cơ vòng.

Phương pháp điều trị bí tiểu
Bí tiểu cấp tính
Bí tiểu cấp tính là một tình trạng cấp cứu, bác sĩ sẽ nhanh chóng đặt một ống thông tiểu vào bàng quang để thải nước tiểu ra ngoài. Đây là phương pháp nhanh chóng và dễ dàng nhất.
Nếu phương pháp này không thể thực hiện được hoặc không hiệu quả, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ sau đó đưa ống thông qua bụng dưới, ngay phía trên xương mu để ống trực tiếp vào bàng quang.
Bí tiểu mãn tính
Bí tiểu mãn tính được điều trị nếu bạn xuất hiện các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc gặp phải các biến chứng về đường tiết niệu.
Đặt ống thông tiểu
Có thể bạn sẽ cần đặt ống thông tiểu để thải nước tiểu ra khỏi bàng quang.Tuy nhiên, cố gắng tránh giữ ống thông trong một thời gian dài vì chúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng.
Nong giãn niệu đạo
Thủ thuật này có thể được sử dụng để mở rộng lỗ hẹp niệu đạo để nước tiểu chảy qua dễ dàng hơn. Các ống có chiều rộng tăng dần được đưa vào niệu đạo của bạn.
Dùng thuốc trị bệnh
Có một số loại thuốc mà bác sĩ có thể kê đơn để giúp bạn điều trị chứng bí tiểu:
- Thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác cho nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt hoặc viêm bàng quang
- Thuốc giãn cơ niệu đạo và bàng quang
- Thuốc giảm kích thước tuyến tiền liệt để giảm tắc nghẽn ở nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt

Phẫu thuật
Nếu thuốc và các liệu pháp khác không có tác dụng làm giảm các triệu chứng, phẫu thuật có thể là một lựa chọn.
Ở nam giới, hầu hết các phương pháp phẫu thuật được thực hiện bằng cách đưa một dụng cụ qua niệu đạo. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng một công cụ hoặc tia laser để tiến hành phẫu thuật.
Bí tiểu cấp tính hay mãn tính nguy hiểm hơn?
Bí tiểu cấp tính là tình trạng khẩn cấp, sẽ rất nguy hiểm nếu như người bệnh không thể đi tiểu thậm chí bàng quang đã đầy. Nếu không được xử lí kịp thời thì tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng.
Bí tiểu mãn tính là tình trạng bệnh tiến triển lâu dài, thường không ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, những triệu chứng của bí tiểu cấp tính lại gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống: ảnh hưởng đến tâm lí người bệnh, thường xuyên thức dậy vào ban đêm gây mất ngủ từ đó giảm hiệu quả công việc.
Bên cạnh đó, bí tiểu mãn tính không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng như:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: dòng nước tiểu bất thường tạo cơ hội cho vi khuẩn ở lỗ niệu đạo ngược dòng lên đường tiết niệu.
- Tổn thương bàng quang: bàng quang bị kéo căng quá mức hoặc trong thời gian dài, các cơ có thể bị tổn thương vĩnh viễn và mất khả năng co bóp sinh lý.
- Tổn thương thận: bí tiểu đôi khi có thể khiến nước tiểu chảy ngược vào thận làm tổn thương hoặc gây cơn đau quặn thận, suy thận.
- Tiểu không kiểm soát: Phẫu thuật điều trị phì đại tuyến tiền liệt có thể dẫn đến chứng tiểu không kiểm soát ở một số nam giới. Thường xảy ra trong vài tuần hoặc vài tháng sau phẫu thuật.
Như vây, cả bí tiểu cấp tính và mãn tính đều là tình trạng nguy hiểm và cần được chữa trị dứt điểm.
Phòng ngừa bí tiểu như thế nào?
Có một số điều bạn có thể làm để kiểm soát bàng quang hoặc giảm khả năng giữ lại nước tiểu:
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Thực hiện các bài tập để tăng cường cơ vùng chậu
- Sử dụng các bài tập và kỹ thuật phục hồi bàng quang.

Lời kết
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về bí tiểu cấp tính và mãn tính; nguyên nhân và triệu chứng của hai tình trạng này từ đó bạn có thể phân biệt được bí tiểu cấp và mãn tính. Bí tiểu là tình trạng nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do vậy bạn không nên chủ quan, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị dứt điểm tình trạng này.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/urinary-retention
- https://www.niddk.nih.gov/health-information/urologic-diseases/urinary-retention
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng