Tiểu buốt tiểu không hết là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Liệu tiểu buốt tiểu không hết có nguy hiểm không? Hãy cùng tuyentienliet tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Mục lục
Tiểu buốt tiểu không hết là gì?
Thông thường, bàng quang của một người khỏe mạnh có thể chứa đến khoảng 900-1500ml nước tiểu. Khi bàng quang đầy và căng cứng, nó sẽ gửi tín hiệu lên não bộ để kích thích bạn phải đi vệ sinh. Thế nhưng vì một lý do nào đó mà nước tiểu không ra hết hoàn toàn, điều này dẫn đến việc bạn có cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Tiểu buốt tiểu không hết là hiện tượng đi tiểu nhưng bàng quang vẫn còn nước tiểu và đi kèm với đó là cảm giác châm chích, đau nhức khi đi tiểu.
Người mắc tiểu buốt tiểu không hết thường có những triệu chứng như sau:
- Đi tiểu nhiều trong ngày.
- Cảm thấy đau đớn, châm chích khi đi tiểu.
- Đau thắt lưng, hông, xương mu.
- Cảm giác buồn đi tiểu liên tục nhưng nước tiểu ít hoặc chỉ có vài giọt.
- Nước tiểu có màu đục, mùi nồng, đôi khi có lẫn máu trong nước tiểu.
Nguyên nhân gây tiểu buốt tiểu không hết
Dưới đây là một số bệnh lý gây ra tiểu buốt tiểu không hết:
- U xơ tuyến tiền liệt ( phì đại tuyến tiền liệt)
- Sỏi thận
- Sỏi đường tiết niệu
- Viêm bể thận
- Viêm bàng quang
- Bệnh lây qua đường tình dục
Tiểu buốt tiểu không hết có nguy hiểm không?
Tiểu buốt tiểu không hết là triệu chứng khá nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng như:
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh phổ biến nhất mà ai cũng rất dễ mắc phải. Khi nước tiểu không được đào thải hết ra ngoài, thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Khi vi khuẩn tấn công thì sẽ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
Một số biểu hiện thường gặp như:
- Cảm giác đau đớn, châm chích khi đi tiểu.
- Tần suất đi tiểu tăng lên nhiều cả ngày lẫn đêm
- Đau ở vùng chậu, bụng dưới, thắt lưng, hông.
- Nước tiểu đục và có mùi nồng
- Nước tiểu có lẫn máu
- Sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn.
Sỏi thận, sỏi bàng quang
Sỏi được hình thành từ những khoáng chất trong nước tiểu. Khi nước tiểu được giữ lại ở bàng quang thì sẽ có nguy cơ hình thành nên sỏi rất cao. Trong trường hợp sỏi nhỏ, thì có thể được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Đối với những viên sỏi lớn sẽ làm cọ xát vào đường tiểu và cản trở dòng nước tiểu, từ đó sẽ gây ra những cơn đau cho người bệnh.
Một số biểu hiện thường gặp như:
- Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần.
- Tiểu ngắt quãng, dòng tiểu yếu.
- Tiểu ra máu.
- Đau bụng dưới và vùng kín.
- Đau thắt lưng, hố thận.
- Buồn nôn, nôn, vã mồ hôi.
Tổn thương thận
Tình trạng tiểu buốt tiểu không hết kéo dài có thể sẽ làm nước tiểu chảy ngược vào thận thì sẽ làm tổn thương thận, thậm chí còn có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, tình trạng tiểu buốt tiểu không hết còn gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người mắc bệnh
Gây đau đớn, khó chịu
Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn khi đi tiểu hoặc đau bụng dưới, thắt lưng và các vùng lân cận. Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng thì có thể sẽ khiến người bệnh đau đớn dữ dội.
Rối loạn giấc ngủ
Tình trạng tiểu buốt tiểu không hết còn có thể gây ra rối loạn giấc ngủ, khi bạn luôn phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu. Đặc biệt đối với người cao tuổi thì sẽ còn mang nhiều tiềm ẩn nguy hiểm khác như: té ngã, đột quỵ,..
Khi tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, năng suất làm việc của người bệnh.
Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt
Tiểu buốt tiểu không hết sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động đời sống của người bệnh. Mất ngủ có thể làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ vào sáng hôm sau, không thể tập trung làm việc dẫn đến năng suất làm việc giảm xuống.
Bệnh cũng làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục, nó sẽ làm bạn cảm thấy không hứng thú, giảm hưng phấn và có thể gây đau đớn khi quan hệ.
Điều trị tiểu buốt tiểu không hết
Thăm khám và điều trị
Muốn điều trị dứt điểm được tình trạng tiểu buốt tiểu không hết thì cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Chính vì vậy người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho những trường hợp nhẹ. Những người được chẩn đoán nguyên nhân là do u xơ tuyến tiền liệt, thì bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc như: thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chẹn alpha…
Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo TPCN Vương Bảo. Với thành phần là Náng hoa trắng, hải trung kim, tàu bay, sài hồ nam có tác dụng: Cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần, tiểu rắt…và hỗ trợ giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến sau khoảng 2-3 tháng
Còn đối với bệnh viêm bàng quang thì bác sĩ sẽ kê những loại thuốc như: Trimethoprim – sulfamethoxazol, Cephalexin, Nitrofurantoin,… Trong những trường hợp bệnh nặng hơn, bác sĩ có thể can thiệp bằng phẫu thuật.
Lưu ý: Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về uống mà nên đi khám bệnh và uống theo đơn thuốc được bác sĩ chỉ định riêng.
Thay đổi thói quen trong cuộc sống
Người bệnh cũng có thể thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện tình trạng tiểu buốt tiểu không hết.
- Uống đủ 1,5l-2l nước mỗi ngày. Uống nhiều nước vào ban ngày và hạn chế uống vào buổi tối.
- Khi buồn tiểu phải đi tiểu ngay, không nên nhịn tiểu.
- Ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau xanh để tăng cường sức đề kháng.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
- Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh căng thẳng streess.
- Không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm chứa caffein để tránh bàng quang bị kích thích.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên, tập các bài Kegel để cơ sàn chậu khoẻ mạnh.
>>> Xem thêm: Điều trị tiểu buốt bằng phương pháp dân gian
Tạm kết
Tiểu buốt tiểu không hết có nguy hiểm hay không thì phải xem nguyên nhân gây ra bệnh. Chúng tôi khuyên bạn nếu thấy mình có những dấu hiệu bất thường thì nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Để được tư vấn thêm về tiểu buốt tiểu không hết hay bệnh u xơ tuyến tiền liệt, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800 1258 để được chuyên gia giải đáp thêm.
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng