Triệu chứng đái rắt ở phụ nữ khi mang thai là hiện tượng thường gặp phải. Thế nhưng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và giải pháp để khắc phục là gì thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Hiện tượng đi đái rắt khi mang thai
Đái rắt khi mang thai là tình trạng thường xuyên buồn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu không nhiều, đôi khi nước tiểu chảy ra không theo ý muốn. Đây là một trong những tình trạng phổ biến trong 3 tháng đầu và cuối khi mang thai. Hiện tượng này tăng lên khi thai nhi chèn ép vào bàng quang làm cho bàng quang bị căng và bà bầu sẽ phải đi tiểu nhiều hơn.
Vị trí của bàng quang nằm dưới tử cung. Khi thai nhi lớn, bàng quang bị chèn ép nên tạo ra ít không gian chứa nước tiểu như vậy sẽ khiến bà bầu đi tiểu nhiều hơn bình thường. Trong thời gian 3 tháng đầu của thai kì, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ làm tăng lượng máu và chất lỏng bài tiết. Đến tháng thứ 4, khi tử cung nâng thai nhi lên trên khoang bụng thì hiện tượng đái rắt sẽ giảm đi. Thế nhưng đến những tháng cuối của thai kì, thì tình trạng đái rắt sẽ quay trở lại vì tử cung sẽ được đưa trở lại gần vị trí bàng quang để chuẩn bị cho thai nhi được chào đời.

Yếu tố tác động gây đái rắt ở bà bầu
Ngoài nguyên nhân chính là do thay đổi nội tiết tố và sự chèn ép bàng quang, thì còn có những yếu tố khác gây nên chứng đái rắt ở bà bầu:
- Áp lực: Khi ho, hắt hơi, tập thể dục hoặc cười. Những chuyển động thể chất này gây thêm áp lực lên bàng quang của bà bầu, gây ra tình trạng tiểu không kiểm soát được. Ngoài ra, thai nhi cũng tạo thêm áp lực lên bàng quang của bà bầu khi chúng lớn hơn.
- Rối loạn nội tiết: Nội tiết tố rối loạn gây nên tình trạng thiếu hụt estrogen, từ đó tạo môi trường cho vi khuẩn có hại sinh sôi có thể ảnh hưởng đến niêm mạc bàng quang và niệu đạo của bà bầu.
- Bệnh phụ khoa: Việc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ gây nên các bệnh phụ khoa như: Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung và viêm vùng chậu. Những bệnh này có thể gây nên tình trạng tiểu rắt ở phụ nữ mang thai.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Khoảng 50-60% phụ nữ khi mang thai sẽ gặp phải bệnh này. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng tiểu rắt ở phụ nữ mang thai.
Tình trạng đái rắt ở phụ nữ có nguy hiểm không?
Tình trạng đái rắt khi mang thai do thay đổi nội tiết tố thì sẽ không nguy hiểm. Thế nhưng, nếu tình trạng đái rắt xảy ra thường xuyên và đi kèm với những dấu hiệu sau đây thì bà bầu cần phải đến bệnh viện để thăm khám:
- Đi tiểu quá nhiều lần kèm theo đau bụng và đau lưng.
- Mệt mỏi, sốt, cảm giác ớn lạnh.
- Nước tiểu có mùi nồng, hôi và đục bất thường.
- Nôn và giảm cân đột ngột.
- Có máu trong nước tiểu.
- Cảm giác đau buốt, nóng rát khi đi tiểu.
Khi hiện tượng đái rắt kèm theo các triệu chứng trên thì bà bầu có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Thủ phạm gây nên bệnh này là do vi khuẩn E. Coli xâm nhập, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây sinh non, nhiễm trùng thận rất nguy hiểm đến bà bầu và thai nhi.
Giải pháp cho tình trạng đái rắt ở bà bầu
Ngồi nghiêng về phía trước khi đi tiểu
Các bác sĩ tư vấn thế ngồi đi tiểu khi gặp tình trạng đái rắt trong quá trình mang thai. Đó là ngồi nghiêng về phía trước khi đi tiểu. Điều này sẽ giúp nước tiểu trong bàng quang thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn, qua đó sẽ làm giảm tình trạng đái rắt.
Bài tập Kegel
Các bài tập Kegel hay còn gọi là các bài tập về cơ sàn chậu là những bài tập để tăng cường sức mạnh cho sàn chậu. Khi đi tiểu, việc ngưng dòng nước chảy (tức là nhịn tiểu) là bạn đang thực hành bài tập Kegel. Cách thực hiện bài tập như sau:
- Thắt chặt cơ âm đạo và giữ trong 10 giây.
- Sau đó nghỉ ngơi 10 giây tiếp theo rồi tiếp tục lặp lại.
- Mỗi lần thực hiện bài tập này khoảng 10 lần.
- Khi quen dần, bạn tăng số lần lặp lại động tác này thêm 5 giây ( Mức độ tốt nhất bạn có thể đạt được là từ 25-30 giây).
Lưu ý: Tuyệt đối không nên tập luyện bài tập này khi đang đi tiểu vì nó có thể gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu.

Thay đổi chế độ ăn uống
Trong suốt quá trình mang thai, bà bầu cần uống nhiều lượng nước hơn bình thường để thai nhi khỏe mạnh và có thể làm giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu. Nên tăng cường ăn nhiều các loại trái cây, thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin để tránh tình trạng táo bón. Bởi táo bón lâu ngày cũng gây chèn éo bàng quang làm tăng tình trạng đái rắt ở bà bầu.
Bà bầu cũng nên bổ sung nhiều các khoáng chất, acid folic, canxi, vitamin D, protein, sắt để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.
Mẹo vặt dân gian chữa bệnh đái rắt ở bà bầu
Các mẹo vặt dân gian có thể chữa bệnh đái rắt vừa ăn toàn lại còn sử dụng những nguyên liệu quen thuộc:
Bí xanh: Bí xanh là thực phẩm hàng ngày trong mỗi bữa ăn, bên cạnh đó còn có tác dụng lợi tiểu. Bạn rửa sạch bí rồi cắt thành từng khúc. Xay nát bí xanh rồi chắt nước nguyên chất uống. Hoặc có thể luộc bí xanh ăn hàng ngày và uống kèm cả nước luộc. Như vậy sẽ giảm được tình trạng đi đắt rắt.
Rau má: Rau má là loại rau tươi mát, thanh lọc cơ thể nhằm ngăn chặn tình trạng táo bón. Bạn rửa sạch rau má rồi đem đi xay nát, chắt lấy nước nguyên chất để uống hàng ngày. Uống như vật có thể hạn chế được tình trạng đái rắt.
Mồng tơi: Loại rau này có tính mát, bổ dưỡng và có khả năng tiêu viêm, mát gan hiệu quả. Bạn rửa sạch rồi đun rau mồng tơi với nước đến khi sôi. Lấy nước uống hàng ngày để chữa bệnh tiểu rắt.
☛ Xem chi tiết thêm: Mẹo chữa đái dắt hiệu quả
Tình trạng đái rắt khi mang thai sẽ hết khi nào?
Tình trạng đái rắt sẽ chấm dứt hoàn toàn sau vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh xong. Tử cung và bàng quang sẽ trở lại trạng thái bình thường. Đối với những bà bầu đẻ theo phương pháp đẻ thường, thì có thể tình trạng này sẽ kéo dài lâu hơn. Tuy nhiên nếu tiểu rắt kèm theo với một số hiện tượng như đau buốt, nóng rát, nước tiểu có mùi, có máu trong nước tiểu,… thì bạn nên nói với bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.
Một số lưu ý dành cho bà bầu bị tiểu dắt
Bà bầu nên lưu ý một số điều sau khi gặp tình trạng đái rắt:
- Hạn chế uống nước quá nhiều vào buổi tối trước khi đi ngủ để giảm số lần đi vệ sinh vào ban đêm.
- Không uống đồ uống có ga, caffein vì chúng không tốt cho sức khỏe và có thể tăng số lần đi đái rắt.
- Bà bầu không nên nhịn đi tiểu quá lâu vì sẽ khiến bệnh chuyển biến xấu.
- Vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ, giữ cho khô thoáng để ngăn chặn các bệnh liên quan đến đường tiết niệu, phụ khoa.
- Không tự ý sử dụng thuốc điều trị tiểu rắt khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Kết luận
Tình trạng đi đái rắt khi mang thai là trường hợp thường gặp trong suốt quá trình thai kỳ. Hiện tượng này sẽ chấm dứt hoàn toàn sau khi bà bầu sinh xong. Tuy nhiên, nếu tình trạng đái rắt mà đi kèm với những triệu chứng bất thường thì bà bầu không nên chủ quan. Hãy đến các bệnh viện lớn thăm khám sớm nhất để không gây ra những biến chứng nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi.
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng