Nguyên nhân gây đái rắt có thể do nhiều bệnh lý gây ra như: nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi hệ tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, tổn thương bàng quang, viêm niệu đạo… Tuy nhiên một số nguyên nhân bên ngoài như độ tuổi, chế độ sinh hoạt chưa hợp lý, stress… cũng tác động gây chứng tiểu rắt.
Mục lục
Tổng hợp các nguyên nhân gây bệnh tiểu rắt
Tiểu rắt hay còn gọi là hiện tượng đái rắt xảy ra khi người bệnh có cảm rất buồn tiểu, nhưng khi đi tiểu thì chỉ rặn được rất ít nước tiểu. Và vừa tiểu xong thì lại có cảm giác buồn tiểu tiếp.
Những nguyên nhân gây tiểu rắt có thể kể tới như:
Nhiễm trùng đường tiết niệu gây chứng tiểu rắt
Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh hình thành do sự xâm nhập và gây bệnh của các vi khuẩn có hại, trong đó phổ biến nhất là vi khuẩn E.coli.
Các vị trí đường tiết niệu bị nhiễm trùng thường có xu hướng sưng phù làm cản trở dòng chảy nước tiểu, từ đó gây hiện tượng tiểu rắt. Bên cạnh đó, nước tiểu chảy qua các vết viêm sẽ gây cảm giác đau buốt rất khó chịu với người bệnh.
Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp là:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang): xảy ra khi các vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang và gây nhiễm trùng. Viêm bàng quang khiến quá trình co thắt tống đẩy nước tiểu ra ngoài bị rối loạn, từ đó gây một loạt các chứng tiểu rắt, tiểu nhiều lần, khó tiểu, tiểu không hết…
- Nhiễm trùng đường tiết niệu trên (viêm bể thận): xảy ra khi một bên thận hoặc cả 2 quả thận bị viêm nhiễm. Thường do vi khuẩn từ bàng quang di chuyển lên và gây bệnh.
Bệnh viêm ống niệu đạo
Ống niệu đạo được cấu tạo bằng một đầu nối với cổ bàng quang, đầu còn lại thông ra bên ngoài qua bộ phận sinh dục. Bởi vậy, đây là bộ phận thường bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh đầu tiên, cũng là bộ phận dễ bị viêm nhiễm nhất trong hệ tiết niệu.
Cũng như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm niệu đạo là một nguyên nhân gây tiểu rắt, tiểu buốt và nhiều rối loạn tiểu tiện khác.
Hẹp niệu đạo
Đây là bệnh dễ gặp ở nam giới và cũng là một nguyên nhân gây tiểu rắt ở nam giới phổ biến. Hẹp niệu đạo là hiện tượng có một hoặc nhiều vị trí trong ống niệu đạo có đường kính nhỏ hơn bình thường, từ đó gây cản trở dòng tiểu, hình thành bệnh tiểu rắt.
Bệnh về tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là một tuyến ở nam giới có cấu tạo bao quanh một phần ống niệu đạo, đồng thời nằm giáp với cổ bàng quang. Nó có nhiệm vụ kiểm soát dòng nước tiểu thông qua phần bao quanh ống niệu đạo; đồng thời tiết dịch nhầy trắng để bảo vệ và nuôi dưỡng tinh trùng.
Các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt thường gặp:
Viêm tuyến tiền liệt: là sự viêm sưng tuyến tiền liệt. Vị trí viêm to lên làm tuyến tiền liệt tác động vào bàng quang và niệu đạo, từ đó gây ra một loạt các rối loạn tiểu tiện trong đó có tiểu rắt.
Phì đại tuyến tiền liệt (u xơ tiền liệt tuyến): là sự hình thành khối u xơ lành tính bên trong tuyến tiền liệt. Nó làm cho kích thước tuyến tiền liệt to bất thường, gây chèn ép vào niệu đạo khiến người bệnh hay có cảm giác buồn tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt, khó tiểu…
Ung thư tuyến tiền liệt: là sự hình thành khối ung thư bên trong tuyến tiền liệt. Bệnh này cũng biểu hiện bởi chứng tiểu rắt và các triệu chứng rối loạn tiểu tiện. Nhưng với mức độ thưa và khó nhận biết ở thời kỳ đầu. Bệnh còn có thể gây chứng tiểu ra máu.
Do sỏi tiết niệu
Sự hình thành các sỏi bên trong đường tiết niệu với kích thước to dần sẽ gây bệnh sỏi tiết niệu. Khi bị sỏi tiết niệu, vị trí có sỏi sẽ làm tổng chu vi ống tiết niệu nhỏ lại, khiến dòng nước tiểu bị tắc nghẽn, trương lực dòng chảy giảm đáng kể, đây chính là sự tác động – một nguyên nhân gây chứng tiểu rắt và nhiều chứng rối loạn tiểu tiện.
Sỏi tiết niệu có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu. Người bệnh có thể bị 1 vị trí sỏi hệ tiết niệu, nhưng cũng có thể gặp nhiều vị trí sỏi hệ tiết niệu.
Các loại sỏi hệ tiết niệu thường gặp là:
- Sỏi thận
- Sỏi niệu đạo
- Sỏi bàng quang
- Sỏi niệu quản.
Do viêm phụ khoa
Các bệnh phụ khoa là nguyên nhân gây tiểu rắt hàng đầu ở nữ giới. Bởi đường niệu đạo ở nữ giới và lỗ âm đạo rất gần nhau. Nên khi người bệnh bị các bệnh âm đạo, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập sang ống niệu đạo gây tiểu rắt và ngược lại. Một số bệnh phụ khoa ở nữ giới thường có triệu chứng tiểu rắt như:
- Viêm âm đạo
- Viêm tử cung
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung
- Viêm vùng chậu.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI)
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng là một nguyên nhân gây chứng tiểu rắt khi người bệnh quan hệ không an toàn, quan hệ với nhiều bạn tình… Không chỉ gây tiểu rắt, STI còn gây ảnh hưởng nặng đến sức khỏe sinh sản của người bệnh, gây mất tự tin trong cuộc sống, công việc cũng như khả năng sinh sản sau này.
Do tuổi tác
Tuổi tác là một nguyên nhân thường gặp gây tiểu rắt ở người cao tuổi. Bởi ở giai đoạn này, sức khỏe hệ tiết niệu đã suy yếu, các bộ phận không còn hoạt động ổn định nên có thể gây ra các rối loạn tiểu tiện như: đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu khó, tiểu đêm, tiểu đêm nhiều lần…
Do nóng trong
Tình trạng nóng trong cũng có thể làm rối loạn quá trình hoạt động của hệ tiết niệu và hệ tiêu hóa với các triệu chứng: tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không hết, táo bón, khó đi đại tiện… Tuy nhiên, người bệnh điều chỉnh lại chế độ ăn uống sinh hoạt và kết hợp dùng uống một số bài thuốc dân gian sẽ có thể cải thiện chứng tiểu rắt do nóng trong.
Do thay đổi chế độ sinh hoạt đột ngột
Sự thay đổi thói quen uống quá nhiều nước vào buổi tối, uống nhiều đồ uống có gas, sử dụng nhiều đồ uống có cồn, đồ uống chứa caffein như: rượu, bia, caffe… thường xuyên cũng có thể tác động làm xuất hiện chứng tiểu rắt.
Khi gặp chứng tiểu rắt phải làm sao?
Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh hàng ngày là cách làm giúp phòng ngừa và cải thiện chứng tiểu rắt hiệu quả mà người bệnh không nên bỏ qua. Một số thói quen sinh hoạt có lợi người mắc tiểu rắt nên biết như:
Ăn đồ ăn có tính mát
Ăn đồ ăn có tính mát giúp giải nhiệt cơ thể, tránh tình trạng nóng trong, từ đó giúp ngăn ngừa và cải thiện chứng rối loạn tiểu tiện trong đó có chứng tiểu rắt hiệu quả. Một số đồ ăn có tính mát người bệnh có thể tham khảo như: Rong biển, chè đậu đen, bột sắn dây, bí xanh, giá đỗ, rau má, nước ép hoa quả tươi như: dứa, cam, bưởi…
Uống đủ nước
Hãy uống đủ nước mỗi ngày với lượng nước tối thiểu khoảng 2 lit/ngày. Bạn nên uống nhiều nước vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy nhằm thanh lọc cơ thể, và hạn chế uống nước sau 21h buổi đêm.
Hạn chế ăn uống các loại thực phẩm cay nóng
Việc ăn hoặc uống quá nhiều các loại thực phẩm cay nóng sẽ có thể tác động gây chứng tiểu rắt. Bởi vậy, tránh xa các thực phẩm cay nóng như: mì, kim chi, các loại đồ ăn nhanh, các món lẩu cay, các loại đồ ngọt nhân tạo; rượu bia và các đồ uống kích thích… là cách làm giúp phòng ngừa tiểu rắt và cải thiện sức khỏe.
Vệ sinh sạch sẽ
Giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể hàng ngày giúp ngăn ngừa sự tấn công của các vi khuẩn có hại, nhờ đó có thể phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bệnh nam khoa – một trong những nguyên nhân gây tiểu rắt ở cả nam và nữ giới.
Dùng thuốc uống
Trường hợp bị tiểu rắt kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần không khỏi, thì người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sở Y tế uy tín. Vì đây rất có thể là triệu chứng cho thấy bạn đang mắc chứng tiểu rắt do các bệnh lý gây ra.
Tùy thuộc vào từng loại bệnh lý gây tiểu rắt khác nhau, mà bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Một số nhóm thuốc hoặc loại thuốc thường được dùng như:
Nhóm thuốc kháng Quinolon: là thuốc điều trị tiểu rắt theo đường uống. Cụ thể, một số người bệnh viêm niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt… có triệu chứng tiểu rắt có thể tìm hiểu thêm về nhóm kháng sinh này. Một số loại biệt dược thường gặp: Ciprofloxacin, Ofloxacin, Acid nalixilic…
Nhóm thuốc kháng Aminoglycoside: là thuốc điều trị tiểu rắt theo đường tiêm do các bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm niệu đạo… gây ra. Một số loại biệt dược có thể kể tới như: Kanamycin, Benzylpenicillin, Erythromycin…
Thuốc Allopurinol, Zyloprim: có tác dụng điều trị tiểu rắt do sỏi tiết niệu gây ra.
Thuốc chặn Alpha 1: được dùng làm giảm tiểu rắt do bệnh u xơ tuyến tiền liệt lành tính gây ra nhờ khả năng làm giãn cơ trơn cổ bàng quang và các cơ tuyến tiền liệt phì đại. Một số tên biệt dược trong nhóm chặn Alpha 1 như: Alfuzosin (Uroxatral), Terazosin (Hytrin)…
Ngoài nhóm thuốc chặn Alpha – 1 thì người bệnh tiểu rắt do phì đại tuyến tiền liệt có thể tham khảo thêm TPCN Vương Bảo với tác dụng hỗ trợ làm giảm các chứng rối loạn tiểu tiện đồng thời thúc đẩy làm teo nhỏ dần kích thước u xơ tuyến tiền liệt.
Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 5 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là:
- Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần…
- Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt.
Với thành phần chiết xuất từ các vị thuốc Nam có tác dụng làm giảm kích thước khối u xơ tuyến tiền liệt như: Náng hoa trắng, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam (lức) kết hợp với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý giúp mang lại hiệu quả điều trị phì đại tuyến tiền liệt tốt nhất cho người bệnh.
Phẫu thuật
Phương pháp này thường chỉ áp dụng trong các trường hợp bệnh lý nặng khiến chứng tiểu rắt trở nên nghiêm trọng, có thể gây biến chứng làm tổn hại tới thận, bàng quang, niệu đạo…
Mốt số trường hợp bệnh lý có thể cần áp dụng phẫu thuật:
- Hẹp niệu đạo: Phẫu thuật giúp vị trí hẹp niệu đạo trở về chu vi rộng bình thường.
- Bệnh về tuyến tiền liệt: cắt bỏ khối u xơ tiền liệt tuyến hoặc khối ung thư tuyến tiền liệt (trong trường hợp khối ung thư còn nhỏ, chưa phát triển rộng và di căn).
- Sỏi hệ tiết niệu: Thường áp dụng với trường hợp bị sỏi kích thước lớn, không thể dùng thuốc uống điều trị nội khoa làm bào mòn sỏi.
Kết luận
Nguyên nhân gây tiểu rắt có thể do các nguyên nhân bệnh lý nhưng cũng có thể do các yếu tố không phải bệnh lý gây ra. Để tránh tình trạng phát hiện muộn các bệnh lý gây tiểu rắt thì người bệnh cần có phương án đi thăm khám phát hiện bệnh kịp thời khi có các triệu chứng tiểu rắt bất thường, để từ đó có hướng điều trị phù hợp giúp lấy lại cuộc sống bình thường và sự ổn định sức khỏe của người bệnh.
☛Xem thêm:
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng