Tình trạng són tiểu gây ra khá nhiều phiền toái trong cuộc sống, làm người bệnh cảm thấy lo lắng vì tình trạng sức khỏe của mình. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng này? Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn tới chứng bệnh này.
Són tiểu là gì?
Són tiểu là tình trạng không kiểm soát tình trạng đi tiểu. Kết quả là người bệnh bị tiểu són ra quần, nhiều khi phải mang tã mỗi khi ra đường. Chứng bệnh này gây cảm giác xấu hổ và tự ti cho người bệnh.
Chứng bệnh này thường xảy ra nhiều ở phụ nữ trên 50 tuổi, phụ nữ trẻ hơn nhất là khi mang thai hoặc vừa đẻ xong. Nam giới thường do mắc phì đại tuyến tiền liệt,…
Những nguyên nhân gây tiểu són
Chứng này thường xuất hiện khi phụ nữ có thai, khi hắt xì, cười, hoặc thực hiện một động tác nào đó làm tăng sức ép lên bàng quang và bọng đái. Nó cũng có thể liên quan tới một số bệnh lý chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiểu, tổn thương thận, xạ trị, một số bệnh thần kinh, u xơ tuyến tiền liệt…
Tiểu són thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn là nam giới. Nguyên nhân do đường tiểu của phụ nữ ngắn hơn so với nam giơi. Nếu ở phụ nữ trẻ, nguyên nhân là do thiếu sự nâng đỡ ở cổ bọng đái. Ở phụ nữ lớn tuổi, nguyên nhân thường gặp là do bọng đái bị yếu hoặc quá… “hăng hái”
Ngoài ra, một số nguyên nhân gây són tiểu:
- Ở phụ nữ, lớp niêm mạc trong âm đạo bị mỏng và khô, nhất là sau khi tắt kinh nguyệt.
- Nam giới bị sưng nhiếp hộ tuyến hoặc sau khi giải phẫu nhiếp hộ tuyến.
- Suy thoái các bắp thịt ở bàn tọa.
- Do gặp chứng táo bón .
- Tê liệt nằm tại chỗ
- Bệnh viêm nhiễm đường tiểu.
- Bệnh tiểu đường
Biểu hiện chứng tiểu són
Dĩ nhiên biểu hiện của tiểu són chính là chứng són tiểu. Hiện tượng này có thể thường xuyên, nhiều hoặc ít. Một số triệu chứng đi kèm thường là:
- Tiểu lắt nhắt hơn một lần mỗi hai giờ đồng hồ hoặc trên 7 lần/ngày
- Thức dậy đi tiểu ít nhất 2 lần/đêm
- Tiểu rắt
- Tình trạng đái dầm.
Loại bỏ chứng són tiểu như thế nào?
Đa số mọi người đều có thể loại kiểm soát hoạt động đi tiểu của mình. Tuy nhiên, có một số người gặp phải vấn đề rối loạn khi đi tiểu. Nhưng bạn vẫn có thể giữ cho bàng quang luôn khỏe mạnh và giảm thiểu rắc rối nếu bạn kiểm soát được chuyện đi tiểu của mình. Dưới đây là một số biện pháp:
1. Giữ trọng lượng ổn định
Tăng cân sẽ dồn thêm trọng lượng về bàng quang và gây ảnh hưởng không tốt lên bàng quang. Có chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục đều đặn có thể giúp bạn ngăn ngừa chứng tiêu tiểu không tự chủ. Tất cả những gì mà bạn làm để duy trì sức khỏe bình thường cũng rất quan trọng cho sức khỏe bàng quang.
2. Tập Kegel
Kegels liên quan đến việc ép và thư giãn các cơ bắp sàn khung chậu, kết nối thông qua dây thần kinh bàng quang. Kegels là một cách tốt để duy trì sự kiểm soát bàng quang suốt đời.
Bài tập này còn giúp tăng cường cơ sàn chậu của bạn trước và sau khi bạn có con, nhất là sau khi có con thì càng quan trọng vì sinh con có thể làm hỏng sự hỗ trợ tự nhiên cho bàng quang và niệu đạo.
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể gây ra hoặc làm xấu đi tình trạng tiểu không kiểm soát, trong đó có thuốc lợi tiểu. Nói chung, tác dụng phụ này không đủ để bạn ngưng dùng một loại thuốc nào đó. Vì vậy, khi sử dụng thuốc cần sự tư vấn của bác sĩ.
4. Lựa chọn đồ uống
Bia, cà phê, trà, soda-hoặc hầu hết bất cứ điều gì có chứa cồn hoặc caffeine đều có thể làm tăng hoạt động bàng quang và dẫn đến rò rỉ nước tiểu. Vì vậy, nên hạn chế các loại đồ uống này, bạn có thể giảm thiểu tình trạng són tiểu.
5. Cân nhắc phương pháp điều trị
Ở nam giới, tuyến tiền liệt nằm ngay dưới bàng quang, bao quanh niệu đạo. Tuyến tiền liệt phì đại có thể có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe đường tiểu. Đi tiểu không kiểm soát cũng là một tác dụng phụ thường gặp của điều trị ung thư tuyến tiền liệt. May mắn thay, có rất nhiều phương pháp điều trị cho bệnh phát phù tuyến tiền liệt. Một bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm có thể giúp giảm nguy cơ không hay rất nhiều.
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng