Tiểu són ra máu là tình trạng báo hiệu sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu són ra máu, thế nhưng dù là nguyên nhân gì thì bạn cũng không nên chủ quan để đảm bảo sức khỏe của chính mình. Vậy tiểu són ra máu có gây nguy hiểm không? Hãy cùng tuyentienliet.com.vn tìm câu trả lời trong nội dung dưới đây nhé!
Mục lục
Thế nào là tiểu són ra máu?
Bàng quang là nơi lưu trữ nước tiểu. Khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, não sẽ gửi tín hiệu đến cơ thắt niệu đạo và bàng quang, khiến bạn cảm thấy cần phải đi tiểu. Trong quá trình đi tiểu, cơ thắt niệu đạo sẽ giãn ra và mở niệu đạo, cơ bàng quang thì co lại để đẩy nước tiểu ra ngoài qua niệu đạo.
Tiểu són là tình trạng mất kiểm soát bàng quang gây ra hiện tượng tiểu không tự chủ. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng tiểu són khác nhau, có thể bạn sẽ bị rò rỉ nước tiểu khi ho hoặc hắt hơi nhưng khi tình trạng nặng hơn thì sẽ gây ra tiểu đột ngột, tiểu gấp khiến bạn không kịp đi vệ sinh.
Tình trạng tiểu són ra máu là tình trạng nước tiểu rò rỉ ra ngoài không kiểm soát kèm theo máu (có máu lẫn trong nước tiểu). Máu có trong nước tiểu có thể là do hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt) đang gặp vấn đề.
Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ ai, nhưng phổ biến hơn ở nữ giới cao tuổi. Phụ nữ thường nhầm lẫn giữa chu kỳ kinh nguyệt và tiểu són ra máu.

Tiểu són ra máu có nguy hiểm không?
Nếu bạn chỉ mắc triệu chứng tiểu són thì sẽ không nguy hiểm, vì chỉ cần tìm ra nguyên nhân là có thể điều trị dứt điểm. Thế nhưng, tiểu són ra máu là tình trạng bạn không nên bỏ qua. Vì nếu nước tiểu có lẫn máu thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ tiết niệu đang gặp vấn đề hoặc đang bị tổn thương.
Vậy nên chúng tôi khuyên bạn nếu thấy có dấu hiệu bất thường, thì hãy nên đến các cơ sở y tế sớm nhất để được thăm khám và điều trị. Các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý với từng nguyên nhân gây bệnh.
Tiểu són ra máu có thể là dấu hiệu bệnh gì?
Tiểu són ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh sau:
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc viruss gây ra ở đường tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo). Bệnh gây ra những triệu chứng rối loạn tiểu tiện như: tiểu buốt, bí tiểu, tiểu són, tiểu són ra máu,…
Hội chứng bàng quang hoạt động quá mức. Tình trạng này khiến cho người bệnh thường xuyên cảm thấy phải đi tiểu cả ngày lẫn đêm đến mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống.
U xơ tuyến tiền liệt. Hay còn gọi là phì đại tuyến tiền liệt. Bệnh phổ biến ở nam giới trung niên và cao tuổi. Khi tuyến tiền liệt phình to ra bất thường chèn ép lên bàng quang và niệu đạo gây ra những triệu chứng rối loạn tiểu tiện như: tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu són.. Trong trường hợp nặng sẽ xảy ra tình trạng tiểu ra máu.

Nhiễm trùng thận (viêm bể thận). Nguyên nhân của bệnh là do nhiễm trùng ở bàng quang hoặc niệu đạo. Sau đó vi khuẩn di chuyển theo đường tiểu và tấn công vào thận gây nhiễm trùng. Các triệu chứng thường gặp như: đi tiểu thường xuyên, tiểu gấp, tiểu són, đau rát khi đi tiểu, có lẫn máu hoặc mủ trong nước tiểu, nước tiểu có mùi nồng,.. Khi vi trùng nhiễm vài máu thì có thể dẫn đến tử vong do nhiễm trùng huyết.
Sỏi tiết niệu. Sỏi được hình thành từ các khoáng chất có trong nước tiểu. Sỏi có thể đi theo nước tiểu ra ngoài theo đường tiết niệu, nên sẽ cọ xát gây đau, chảy máu, ngăn dòng tiểu. Từ đó dẫn đế tình trạng tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu són,…
Rối loạn thần kinh thực vật. Các bệnh làm cản trở các tín hiệu thần kinh liên quan đến kiểm soát bàng quang như bệnh: đa xơ cứng, bệnh Parkinson, đột quỵ, khối u não hoặc chấn thương cột sống, gây tiểu không tự chủ, tiểu són ra máu.
Chấn thương. Các chấn thương nghiêm trọng cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu són ra máu. Chấn thương do ngã, tai nạn giao thồn, vận động quá mạnh có thể làm tổn thương đến thận, bàng quang.
Một số trường hợp tiểu són ra máu khác:
- Tuổi tác. Khi tuổi ngày càng cao, các cơ ở bàng quang hay niệu đạo sẽ suy yếu theo tuổi tác, điều này làm tăng tình trạng tiểu són.
- Sinh đẻ tự nhiên. Phụ nữ khi sinh con theo tự nhiên sẽ có thể làm suy yếu các cơ cần thiết để kiểm soát bàng quang. Ngoài ra những bệnh như sa bàng quang, tử cung cũng có thể gây ra triệu chứng tiểu són ra máu, tiểu nhiều lần,…
- Thực phẩm. Đồ uống, thức ăn có thể gây ra tình trạng tiểu són, tiểu ra máu tạm thời. Sử dụng các loại đồ uống gây kích thích bàng quang: rượu, bia, đồ uống chứa caffein,.. hoặc thực ăn làm tăng lượng nước tiểu, thực phẩm có màu đỏ như: ớt, đồ ăn chiên rán, đồ ăn ngỏ, quả mâm xôi, củ cải đường,…
- Táo bón. Khi bị táo bón, phân cứng sẽ nén chặt vào trực tràng, khiến cho các dây thần kinh bị chèn ép và kích thích. Vì trực tràng nằm gần bàng quang nên sẽ làm tăng tần suất đi tiểu, gây tiểu són ra máu.
- Những căn bệnh khác. Bệnh thần kinh hoặc bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ tiểu không kiểm soát, tiểu gấp, tiểu són ra máu.
Khi nào người tiểu són ra máu cần thăm khám?
Nếu bạn cảm thấy tình trạng bệnh xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống thì bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám. Hơn nữa, tình trạng nước tiểu có máu thì không nên bỏ qua. Bạn cần ngay lập tức đến cơ sở y tế khám nếu tiểu són ra máu kèm theo các triệu chứng sau:
- Đau buốt và ngứa râm ran tại bộ phận sinh dục.
- Đau vùng thắt lưng, đau xương mu, hông, bụng.
- Buồn nôn, nôn mửa, sốt, ớn lạnh.
- .v..v

Chẩn đoán cho người tiểu són ra máu
Cách để chẩn đoán tiểu són ra máu bao gồm:
- Nhật ký bàng quang : Người bệnh ghi lại lượng nước họ uống, thời điểm đi tiểu, lượng nước tiểu được tạo ra và số lần đi tiểu són ra máu.
- Khám sức khỏe : Bác sĩ có thể khám và kiểm tra sức mạnh của cơ sàn chậu. Họ có thể khám trực tràng của một bệnh nhân nam để xác định xem tuyến tiền liệt có bị phì đại hay không.
- Phân tích nước tiểu : Các xét nghiệm được thực hiện để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng và bất thường.
- Xét nghiệm máu : Phương pháp có thể đánh giá chức năng thận.
- Đo lượng dư sau khi đi tiểu (PVR) : Phương pháp này đánh giá lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi đi tiểu.
- Siêu âm vùng chậu : Cung cấp hình ảnh và có thể giúp phát hiện bất kỳ bất thường nào.
- Kiểm tra gắng sức: Bệnh nhân sẽ được yêu cầu tạo áp lực đột ngột trong khi bác sĩ quan sát xem có mất nước tiểu hay không.
- Kiểm tra niệu động học: Điều này xác định mức độ áp lực của bàng quang và cơ thắt ống dẫn niệu.
- Cystogram : Thủ tục chụp X-quang cung cấp hình ảnh của bàng quang.
- Nội soi bàng quang : Một ống mỏng có ống kính ở cuối được đưa vào niệu đạo. Bác sĩ có thể xem bất kỳ bất thường nào trong đường tiết niệu.
Sau khi chẩn đoán xong, bác sĩ sẽ kết luận nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.
➤ Xem thêm: Cách điều trị tiểu són hiệu quả
Tiểu són ra máu là triệu chứng cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề, đặc biệt là liên quan đến hệ tiết niệu. Bạn không nên chủ quan mà hãy đến các cơ sở y tế và bệnh viện uy tín thăm khám để được điều trị sớm nhất trước khi xảy ra những vấn đề y tế nghiêm trọng.
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng