Tiểu són (đái són) xảy ra khi người bệnh mất khả năng nhịn tiểu, nước tiểu bị rò rỉ gây ướt quần ngay khi người bệnh buồn đi tiểu, không thể chờ kịp đến khi vào nhà vệ sinh. Hiện nay, tỉ lệ người lớn và trẻ em mắc tiểu són ngày càng gia tăng.
Mục lục
Tiểu són là gì?
Tiểu són không phải là một bệnh, nó là một triệu chứng biểu hiện của nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, nó cũng có thể là một hiện tượng của quá trình lão hóa bình thường xảy ra ở cơ thể người (chủ yếu là người lớn tuổi).
Tiểu són có thể ảnh hưởng đến đời sống, tình cảm, tâm lý của người bệnh. Rất nhiều bệnh nhân mắc chứng són tiểu cảm thấy ngại sinh hoạt bình thường, ngại đi xa, ngại tới những nơi không có nhà vệ sinh hoặc gặp bất tiện trong quá trình làm việc, học tập…
Tiểu són có mấy loại?
Có 4 loại tiểu són thường gặp là:
Đái són do bàng quang hoạt động quá mức (OAB)
Bàng quang hoạt động quá mức (OAB) gây tiểu són xảy ra khi bàng quang bị kích thích co thắt tống đẩy nước tiểu ra bên ngoài quá mức do các cơ quan xung quanh hoặc các bệnh lý tác động gây ra (khác với hiện tượng bàng quang hoạt động quá mức do sự tác động quá mức của hệ thần kinh – rối loạn hệ thần kinh gây ra).
Tiểu són do bàng quang hoạt động quá mức (OAB) có thể là biểu hiện của một số bệnh lý:
- Sự xuất hiện khối u trong bàng quang
- Sỏi bàng quang, niệu quản
- Mô sẹo
- Sa bàng quang (thường gặp ở phụ nữ sau sinh).
- Ống niệu đạo bị gấp khúc
- Các bệnh về tuyến tiền liệt ở nam giới như: viêm tuyến tiền liệt, u xơ tiền liệt tuyến (phì đại tuyến tiền liệt); ung thư tuyến tiền liệt.
- …
Triệu chứng:
- Muốn đi tiểu đột ngột.
- Tiểu són, nước tiểu bị rò rỉ mất kiểm soát ngay khi có cảm giác buồn tiểu.
- Đi tiểu nhiều lần, có thể xảy ra hiện tượng tiểu đêm.
Tiểu són do căng thẳng mất kiểm soát tiết niệu (SUI)
Chứng tiểu són do căng thẳng mất kiểm soát tiết niệu xảy ra khi: các vùng cơ chậu bị yếu, đồng thời người bệnh vận động quá sức hoặc tác động đột ngột: hắt hơi, ho làm tăng áp lực lên ổ bụng => bàng quang bị kích thích ép nước tiểu rò rỉ ra bên ngoài. Loại tiểu són này thường gặp ở nữ giới, ít gặp ở nam giới hơn.
Triệu chứng:
- Người bệnh bị rò rỉ nước tiểu khi luyện tập thể thao, vận động quá sức, hoặc đột ngột hắt hơi, ho, cười lớn…
- Lượng nước tiểu bị rỉ ra có thể từ một vài giọt tới khoảng dưới 5ml tùy mức độ nặng hoặc nhẹ của bệnh nhân.
Không kiểm soát hỗn hợp gây tiểu són (SUI và OAB)
Một số người bị rò rỉ nước tiểu khi hoạt động căng thẳng, đột ngột (SUI) và thường xuyên cảm thấy cần phải đi tiểu đột ngột (OAB) thì rất có thể người đó đang mắc chứng không kiểm soát hỗn hợp gây tiểu són.
Triệu chứng: Người bệnh mắc chứng không kiểm soát hỗn hợp gây tiểu són thường có các triệu chứng bao gồm cả SUI và OAB như:
- Bị tiểu són khi vận động quá sức.
- Tiểu són khi có các hành động đột ngột như: ho, hắt hơi, cười lớn…
- Bị tiểu són ngay khi mót tiểu hoặc cần phải đi tiểu gấp đột ngột.
Tràn bàng quang gây tiểu són
Tràn bàng quang là hiện tượng bàng quang không thể tự làm trống rỗng khiến lượng nước tiểu được lọc ra nhiều hơn lượng nước tiểu bàng quang có thể chứa đựng.
Lượng nước tiểu bị dư thừa chèn ép tạo áp lực khiến bàng quang bị rỉ nước tiểu, són tiểu liên tục. Loại són tiểu do tràn bàng quang thường gặp ở nam giới có vấn đề về tuyến tuyền liệt hoặc do hậu phẫu tuyến tiền liệt gây ra.
Triệu chứng: Người bệnh thường xuyên đi tiểu nhỏ giọt; Nước tiểu bị rò rỉ liên tục, có thể chảy với tuần suất như chảy nước dãi. Đây là loại tiểu són khiến người bệnh rất tự ti và mặc cảm.
Đối tượng nào dễ mắc đái són?
Đái són có thể xảy ra ở mọi đối tượng nam giới, nữ giới, trong mọi độ tuổi người lớn, trẻ nhỏ, người già. Tuy nhiên, nhiều khảo sát cho thấy nó thường xảy ra phổ biến nhất ở đối tượng là phụ nữ và người già. Bởi lẽ:
- Phụ nữ trải qua một hoặc nhiều lần mang thai, sinh con khiến đường tiết niệu, sàn cơ chậu và các cơ xung quanh bị lão hóa, yếu hơn so với nam giới.
- Phụ nữ trải qua giai đoạn mãn kinh, lượng estrogen trong cơ thể bị suy giảm nhiều , tác động không tốt đến chức năng và hoạt động của hệ tiết niệu.
- Đường niệu đạo ở nữ giới ngắn hơn nam giới nên các loại vi khuẩn gây hại dễ xâm nhập, tấn công gây các bệnh lý – một nguyên nhân thường gặp gây đái són.
Chẩn đoán tiểu són như thế nào?
Bác sĩ điều trị có thể đặt ra các câu hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh như:
- Tiểu són đã xảy ra bao lâu?
- Các triệu chứng gồm những gì?
- Lượng nước tiểu són khoảng bao nhiêu?
- Số lần đi tiểu trong một ngày đêm là bao nhiêu?
- Có dùng loại thuốc gì hiện tại không?
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng nhằm đánh giá, tìm ra nguyên nhân chính gây đái són:
Xét nghiệm nước tiểu. Lấy mẫu nước tiểu của người bệnh phân tích nhằm xác định người bệnh bị nhiễm trùng đường tiểu hay do bệnh lý nào gây tiểu són.
Siêu âm . Bác sĩ sẽ sử dụng một cây đũa siêu âm để chụp ảnh thận, bàng quang và niệu đạo, từ đó tìm kiếm và phát hiện bất kỳ điều gì bất thường có thể gây ra chứng tiểu són (nếu có).
Soi bàng quang . Bác sĩ chèn một ống mỏng có gắn camera nhỏ rồi luồn vào ống niệu đạo và bàng quang với mục đích tìm mô bị tổn thương (nếu có).
Động lực học. Bác sĩ sẽ chèn một ống mỏng vào bàng quang và đổ đầy nước vào bàng quang. Điều này cho phép bác sĩ đo áp lực trong bàng quang để xem bàng quang có thể chứa bao nhiêu chất lỏng cũng như tình trạng bàng quang hiện tại ổn hay không ổn.
Điều trị tiểu són
Bệnh nhân có thể tham khảo một số phương pháp điều trị tiểu són như:
Tập bài tập Kegel
Bài tập Kegel (hay còn gọi là Kegels; luyện tập cơ sàn chậu) là các bài tập để cơ sàn chậu khỏe hơn, từ đó giúp ngăn ngừa hoặc giảm tình trạng đái són. Bài tập này phù hợp để cải thiện tình trạng tiểu són và một số chứng rối loạn tiểu tiện khác ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong thời gian mang thai, phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh.
Cách tập bài tập Kegel:
- Nằm xuống. Có thể dễ dàng hơn khi học cách tập Kegels đúng cách khi nằm.
- Siết các cơ ở vùng sinh dục của bạn như thể bạn đang cố gắng ngăn dòng nước tiểu hoặc khí thải ra ngoài. Cố gắng không ép các cơ ở bụng hoặc chân của bạn cùng một lúc. Cố gắng chỉ tập trung ép các cơ vùng chậu. Lưu ý không siết chặt bụng, chân hoặc mông vì khi siết chắt thì phụ nữ không thể tác động đến cơ sàn chậu.
- Thư giãn 2 phút. Sau đó tiếp tục siết chặt các cơ vùng sinh dục một lần nữa và giữ trong 3 giây. Sau đó, thư giãn trong 3 giây. Làm việc tối đa 3 bộ 10 mỗi ngày.
- Tập Kegels ở mọi nơi. Khi cơ bắp của bạn khỏe hơn, hãy thử tập Kegels mọi lúc, mọi nơi cả khi ngồi hoặc đứng như: ngồi làm việc tại bàn làm, nằm đọc sách, khi đứng chờ đợi, xếp hàng. Không thực hiện bài tập Kegel trong lúc đang đi tiểu vì có thể gây tác động ngược làm suy yếu cơ sàn chậu theo thời gian.
Dùng thuốc
Dùng estrogen tại chỗ thoa đều hoặc dán vào phần âm đạo nhằm tăng cường mô và cơ âm đạo và niệu đạo khỏe hơn, từ đó hỗ trợ làm giảm chứng đái són ở nữ giới, đặc biệt là phụ nữ độ tuổi mãn kinh.
Dùng nhóm thuốc Alpha 1 như: Flomax (tamsulosin), Uroxatral (alfuzosin), Hytrin (terazosin), Cardura (doxazosin)… để làm giảm chứng tiểu són, tiểu rắt, tiểu buốt và các rối loạn tiểu tiện khác do u xơ tiền liệt tuyến gây ra.
Tiêm Boxtox
Mục đích chính để thư giãn bàng quang, làm tăng lượng nước tiểu bàng quang có thể tích trữ; giúp làm trống rỗng bàng quang đồng thời làm tăng lượng nước tiểu đi được sau mỗi lần đi tiểu.
Phẫu thuật
Phẫu thuật điều trị đái són thường chỉ áp dụng trong các trường hợp bệnh lý không thể điều trị nội khoa bằng thuốc như:
- Bệnh u xơ tiền liệt tuyến với khối u lớn trên 80g gây tiểu són.
- Bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu – phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư mới hình thành với kích thước nhỏ bên trong tuyến tiền liệt.
- Phẫu thuật cắt khối ung thư bàng quang.
- Phẫu thuật mở rộng kích thước ống niệu đạo trong trường hợp bị hẹp niệu đạo.
- …
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng