Rối loạn tiểu tiện là tình trạng thường gặp ở tất cả mọi người, đặc biệt là nam giới. Tình trạng này xuất hiện là do khi tuổi tác cao, chức năng thận, bàng quang càng suy giảm và thêm vào đó họ sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề về tuyến tiền liệt cao hơn.
Trong các tình trạng rối loạn tiểu tiện thì chứng tiểu không hết được nhiều người quan tâm. Vậy tiểu không hết ở nam giới do đâu? Phương pháp điều trị chứng rối loạn này như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin chi tiết nhé.
Mục lục
Tiểu không hết là gì?
Tiểu không hết là tình trạng lượng nước tiểu không được đào thải hết khi bạn đi vệ sinh, điều này khiến bạn luôn cảm thấy buồn đi vệ sinh ngay cả khi vừa đi xong.
Người gặp phải tình trạng này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống người bệnh bởi lẽ tình trạng bàng quang không trống hoàn toàn khiến bạn phải đi vệ sinh nhiều lần trong ngày hơn so với người bình thường. Chứng rối loạn tiểu tiện này sẽ khiến người bệnh thấy khó chịu khi cảm giác buồn đi vệ sinh mà không đi được hoặc lượng nước tiểu rất ít.
Hơn nữa, việc đi vệ sinh nhiều lần vào ban đêm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ dẫn đến nhiều tình trạng khác.
Tiểu không hết ở nam giới do đâu?
Tiểu không hết ở nam giới nếu chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn (cấp tính) thì nguyên nhân có thể là do chế độ ăn uống và sinh hoạt của bạn chưa hợp lí. Để giải quyết tình trạng tiểu không hết, bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, khoa học.
Nếu chứng rối loạn tiểu tiện này kéo dài (mãn tính) thì bạn không nên chủ quan bởi tình trạng này không những khiến bạn có cảm giác khó chịu mà nó còn là dấu hiệu của một bệnh lí về đường tiết niệu. Một số bệnh lí thường gặp ở nam giới sẽ xuất hiện triệu chứng tiểu không hết như:
Phì đại tiền liệt tuyến
Phì đại tiền liệt tuyến là căn bệnh khá phổ biến về tuyến tiền liệt mà nhiều nam giới sẽ gặp phải, nhất là từ độ tuổi trung niên trở đi. Kích thước tuyến tiền liệt lớn hơn bình thường nhưng không phải ung thư. Phì đại tiền liệt tuyến có thể điều trị để giảm triệu chứng. Bên cạnh tiểu không hết, một số triệu chứng hay gặp ở người bệnh phì đại tiền liệt tuyến như: tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu đêm,…
Nếu thấy những dấu hiệu trên, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt bởi kích thước tuyến tiền liệt quá lớn sẽ gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến các bộ phận trong hệ tiết niệu như sỏi, bàng quang,…
Viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt thường gây ra do vi khuẩn, chúng rất dễ xâm nhập vào đường tiết niệu đặc biệt là tuyến tiền liệt nếu như bạn không vệ sinh sạch sẽ. Tiểu không hết cũng là dấu hiệu đặc trưng khi bạn mắc viêm tuyến tiền liệt.
Do vi khuẩn gây từ tuyến tiền liệt có thể xâm nhập vào các bộ phận khác ảnh hưởng đến chức năng của chúng đặc biệt là bàng quang. Khi đó, cơ bàng quang sẽ co bóp liên tục khiến bạn luôn có cảm giác buồn đi vệ sinh.
Viêm bàng quang
Đường tiết niệu rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập bởi cấu trúc rỗng, vi khuẩn từ ngoài theo đường tiết niệu vào các bộ phận gây viêm nhiễm. Nhiễm trùng bàng quang có thể gây đau, khó chịu xuất hiện cùng với một vài triệu chứng ngoài tiểu không hết như: tiểu đau, tiểu ra máu, khó chịu vùng xương chậu.
Bàng quang là nơi lưu trữ nước tiểu, vì vậy bàng quang bị viêm nhiễm sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc tiểu tiện. Khi bàng quang đã đầy mà nước không được đào thải ra ngoài sẽ chảy ngược lên thận gây nhiễm trùng thận. Do đó bạn không nên chủ quan với bệnh này.
Sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang hình thành do khi nước tiểu không đào thải hết sẽ hình thành những tinh thể trong bàng quang lâu ngày thành sỏi bàng quang. Sỏi bàng quang có thể hình thành khi bạn bị viêm bàng quang. Sỏi trong bàng quang sẽ chiếm một phần thể tích bàng quang khiến bàng quang trữ nước ít hơn, nó có thể ngăn chặn dòng tiểu gây nhiều rối loạn tiểu tiện khác như tiểu bí, tiểu rắt, tiểu đau.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra tiểu không hết ở nam giới như: tập luyện, làm việc nặng, chơi thể thao quá sức, mặc quần bó chật, đảo lộn thói quen ăn uống hoặc ảnh hưởng của các thuốc điều trị khác nhau. Tuy nhiên, những nhóm nguyên nhân này thường dễ khắc phục hơn và người bệnh mau khỏi nên bài viết này không đề cập tới.
Chẩn đoán tiểu không hết ở nam giới
Để chẩn đoán tiểu không hết bạn cần đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được khám và tư vấn chuẩn xác nhất. Bạn cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng hiện tại của bản thân, những triệu chứng mà bạn gặp phải cùng với tiền sử bệnh tật của bạn.
Từ những thông tin mà bạn cung cấp bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm cần làm để kiểm tra bất thường trong hệ tiết niệu, chức năng thận, bàng quang, các vấn đề về tuyến tiền liệt:
- Chụp X-quang hệ tiết niệu: Chủ yếu để phát hiện sỏi và tạo hình hệ tiết niệu xem có bất thường, dị dạng, hổng khuyết tại vị trí nào hay không?
- Siêu âm bàng quang, siêu âm thận, siêu âm ổ bụng: Thường trong 1 chỉ định siêu âm, bác sĩ sẽ quan sát được tất cả các phần lân cận trong ổ bụng, siêu âm có thể phát hiện ra bất thường về kích thước của tiền liệt tuyến, các viên sỏi ở nhiều vị trí.
- Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu: Đây là công cụ cực kì đắc lực giúp cho bác sĩ tìm ra những nguyên nhân gây tiểu không hết do vi khuẩn, do ung thư tiền liệt tuyến thông qua chỉ số PSA trong máu.
Trên đây là những cận lâm sàng thông dụng để chẩn đoán bệnh của hệ tiết niệu nói chung và chứng tiểu không hết nói riêng. Bạn cũng cần phải quan tâm đến chế độ làm việc, ăn uống, dùng thuốc của bạn trong thời gian gần đây để chẩn đoán chính xác hơn.
Cách điều trị tiểu không hết ở nam giới?
Điều trị tiểu không hết ở nam giới phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc dẫn đến tình trạng này. Để điều trị chứng tiểu không hết hiệu quả, trước hết phải xác định được nguyên nhân gây tiểu không hết. Mỗi bệnh lại có phương pháp điều trị khác nhau là điều trị nội khoa hoặc điều trị ngoại khoa.
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa hay sử dụng thuốc thường được áp dụng trong điều trị bệnh nhân nhẹ bởi tính hiệu quả cũng như chi phí điều trị thấp, ít biến chứng hơn là lựa chọn phẫu thuật.
Phì đại tiền liệt tuyến
Điều trị nội khoa chỉ áp dụng có hiệu quả khi tuyến tiền liệt phì đại có kích thước nhỏ (kích thước bình thường là rộng khoảng 4cm, cao 3cm và dày 2,5cm) có thể đo được qua siêu âm và thăm khám qua trực tràng. Mặt khác, các triệu chứng do sự phì đại gây ra còn ở mức độ nhẹ vừa phải thì mới chữa trị bằng thuốc.
Các thuốc điều trị phì đại tiền liệt tuyến thường chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng, hạn chế sự phát triển của tuyến tiền liệt chứ không giảm kích thước tuyến tiền liệt. Nhờ cơ chế làm giãn cơ bàng quang và tuyến tiền liệt từ đó hạn chế các rối loạn tiểu tiện. Bệnh phì đại tiền liệt tuyến là bệnh mãn tính bởi các loại thuốc không có tác dụng làm giảm kích thước tuyến tiền liệt.
Sử dụng thuốc có nhiều thuận lợi cho người bệnh tuy nhiên không tránh được những tác dụng phụ khi sử dụng. Tùy vào mỗi người mà tác dụng phụ của thuốc sẽ khác nhau. Ở mức độ nhẹ có thể là nhức đầu, chóng mặt, đau lưng và đau cơ còn nặng hơn có thể dẫn đến ngất xỉu.
Vì vậy mà nhiều người bệnh hiện nay ưu tiên sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để tránh những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Từ xa xưa, có rất nhiều loại thảo dược được sử dụng làm thuốc chữa u xơ tuyến tiền liệt trong đó phải kể đến loài thảo dược quý là cây Náng hoa trắng. Tác dụng tuyệt vời của loại thảo dược này chính là làm giảm kích thước tuyến tiền liệt đồng thời giảm các chứng rối loạn tiểu tiện.
Thực phẩm chức năng Vương Bảo với thành phần chủ yếu là cây Náng hoa trắng và một số loại thảo dược khác chính là sự lựa chọn tối ưu cho người bệnh bởi tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Với 100% người dùng hoàn toàn hài lòng sau khi trải nghiệm sản phẩm, Vương Bảo là địa chỉ tin cậy cho người bệnh tuyến tiền liệt.
Viêm tuyến tiền liệt và viêm bàng quang
Viêm tuyến tiền liệt và viêm bàng quang đều do vi khuẩn gây ra, vì vậy lựa chọn thuốc kháng sinh là phù hợp nhất đối với bệnh nhân. Ngoài ra, trong đơn thuốc của bạn còn có thêm thuốc giảm đau để làm giảm các triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh.
Một số thuốc kháng sinh và giảm đau hay được sử dụng như: Quinolon, Trimethoprim Sulfamethoxazole, thuốc giảm đau non-steroid,…
Lưu ý khi sử dụng kháng sinh là bạn cần phải uống đúng liều, đủ liều bởi tình trạng kháng kháng sinh hiện nay ngày càng trở nên phổ biến hơn. Do vậy, người bệnh bị viêm nhiễm tuyến tiền liệt và bàng quang sẽ dễ bị lại nếu không sử dụng thuốc đúng cách theo yêu cầu của bác sĩ.
Sỏi bàng quang
Với người bệnh sỏi bàng quang, nếu sỏi nhỏ bạn chỉ cần uống nhiều nước là có thể loại bỏ sỏi. Tuy nhiên khi sỏi lớn thì cần phải can thiệp ngoại khoa.
Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa được áp dụng đối với những bệnh nhân nặng, xuất hiện nhiều triệu chứng nghiêm trọng.
Đối với tuyến tiền liệt, hai phương pháp thông dụng nhất đó là mổ mở và mổ nội soi. Phẫu thuật có thể gây ra nhiều biến chứng nên thường chỉ áp dụng với người bệnh có kích thước tuyến tiền liệt quá lớn và nhiều triệu chứng nặng, sử dụng thuốc không làm giảm triệu chứng.
Đối với sỏi bàng quang, những viên sỏi có kích thước nhỏ đến trung bình có thể nội soi lấy sỏi hoặc tán sỏi. Còn đối với những viên sỏi có kích thước lớn (từ 25mm) bắt buộc phải phẫu thuật mở bàng quang để loại bỏ sỏi.
Với những trường hợp viêm nhiễm quá nặng, can thiệp ngoại khoa kết hợp điều trị bằng thuốc cũng là một phương án được hướng tới đảm bảo hiệu quả điều trị.
Lời kết
Chứng tiểu không hết ở nam giới xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra trong đó chủ yếu là người bệnh mắc các vấn đề về tuyến tiền liệt và bàng quang. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người bệnh. Bạn nên đi khám sớm nhất có thể để tìm được lộ trình điều trị tốt nhất nhé.
Tài liệu tham khảo
- Điều trị tiểu không hết : https://www.keckmedicine.org/what-to-do-when-you-have-trouble-peeing/
- Tiểu không hết ở nam giới: https://www.canyonranch.com/blog/health/common-urination-problems-in-men/
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng