Với lối sống ngày càng hiện đại, khoa học như hiện nay nhưng lại có không ít nam giới mắc phải chứng tiểu không hết, tiểu són, tiểu không gọn. Rất nhiều các quý ông thắc mắc chứng tiểu không hết này có phải là bệnh gì nguy hiểm, nguyên nhân gây bệnh là gì? Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc đó.
Mục lục
Hiện tượng tiểu không hết là gì?
Tiểu không hết là tình trạng người bệnh đi tiểu nhưng cảm giác vẫn còn nước tiểu trong bàng quang không thể tống ra ngoài hết, vừa muốn đi xong lại có cảm giác muốn đi tiếp. Đây là do hậu quả của việc điều trị bệnh tiểu khó, tiểu bí không triệt để nên việc bài xuất nước tiểu ra khỏi bàng quang không thể diễn ra tối đa.
Triệu chứng này có thể mới xuất hiện, xuất hiện ít ngày, hoặc kéo dài nhiều ngày tùy vào các nguyên nhân khác nhau. Đây cũng là chứng có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau trên cả nam vừa nữ giới.
Tiểu không hết có phải là bệnh?
Tiểu không hết không phải là bệnh. Nó là một triệu chứng trong nhiều triệu chứng rối loạn đường tiểu hay gặp. Tiểu không hết có thể tự phát sinh khi cơ thể bị nóng trong hoặc là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau.
Với trường hợp tiểu không hết xuất hiện ít ngày thường là do người bệnh nóng trong người. Người bệnh nên nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước nhằm tăng khả năng lọc của thận, ăn các đồ ăn mát, thanh nhiệt cơ thể để khắc phục triệu chứng này.
Trong trường hợp tiểu không hết kéo dài, không thuyên giảm mà còn phát triển nặng dần thì rất có thể đây là dấu hiệu “báo hiệu” nhiều bệnh lý khác nhau như:
Tiểu không hết ở nữ giới là bệnh gì?
Sa tử cung: Sa tử cung làm bàng quang bị chèn ép khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần nhưng luôn có cảm giác tiểu không hết, vừa tiểu xong lại muốn đi tiếp. Nguyên nhân gây sa tử cung chủ yếu do các chị em phụ nữ trải qua sinh đẻ nhiều lần.
U xơ tử cung: Khối u xơ trong tử cung hình thành và phát triển với kích thước lớn dần. Chúng chèn ép lên bàng quang, kích thích bàng quang co bóp gây ra chứng tiểu nhiều lần nhưng các lần đi tiểu đều không tống hết nước tiểu ra ngoài. Trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể bị tiểu khó, bí tiểu hoặc bí tiểu cấp tính.
Tiểu không hết ở nam giới là bệnh gì?
Viêm tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt ở nam giới bị viêm sưng tấy và chèn vào bàng quang làm gây ra chứng tiểu không hết và một số triệu chứng khác như: tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu ngắt quãng, tiểu són…
Phì đại tuyến tiền liệt: Phì đại tuyến tiền liệt (hay còn gọi là bệnh u xơ tiền liệt tuyến) là căn bệnh rất hay gặp ở nam giới khi bước vào độ tuổi trung niên. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt bất ngờ tăng sinh, phát triển nhanh về kích thước. Chúng chèn vào đáy bàng quang và ống niệu đạo gây ra các chứng rối loạn tiểu tiện, trong đó có chứng tiểu không hết. Nó khiến nước tiểu không thể tống toàn bộ ra khỏi bàng quang và là một trong các nguyên nhân gây bệnh sỏi thận.
Phì đại tuyến tiền liệt là một nguyên nhân gây tiểu không hết ở nam giới
Hẹp bao quy đầu: Bao quy đầu là phần da bao quanh phía ngoài quy đầu. Hẹp bao quy đầu là hiện tượng người nam khi dương vật cương cứng thì phần bao quy đầu vẫn không tuột khỏi phần quy đầu được. Hẹp bao quy đầu khiến cho việc đi tiểu khó khăn, đi tiểu không hết, mỗi lần đi tiểu nước tiểu sẽ dễ bị bám rơi rớt vào các khe kẽ của bao quy đầu, lâu dần các cặn bã chất bẩn bám vào sẽ bị nhiễm trùng gây viêm nhiễm dương vật dẫn đến hiện tượng tiểu không hết. Với trường hợp này cần phải đi cắt bao quy đầu.
Các bệnh lý thường gặp chung
Do cơ thể bị nóng trong
Viêm đường tiết niệu: Viêm đường tiết niệu (hay nhiễm trùng đường tiết niệu) đa số các trường hợp thường do vi khuẩn E.coli gây ra. Viêm đường tiết niệu thương gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
Viêm bàng quang: các vi khuẩn có thể xâm nhập từ âm đạo gây viêm bàng quang ở nữ giới; hoặc xâm nhập từ dương vật gây viêm ở nam giới. Ngoài tiểu không hết, viêm bàng quang còn gây ra các triệu chứng như: tiểu rắt kèm tiểu buốt, tiểu nhỏ giọt, tiểu nhiều lần cả ngày và đêm, tiểu són…
Hội chứng kích thích bàng quang: xảy ra khi bàng quang bị rối loạn trong việc kiểm soát nước tiểu. Người bệnh phải đi tiểu nhiều lần và tiểu không hết trong khi bàng quang chưa tích đầy nước tiểu.
Sỏi và các dị vật: Sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản… làm cản trở dòng nước tiểu xuống niệu quản, bàng quang và gây tiểu không hết, tiểu ngắt quãng, tiểu đêm nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt…
Bài thuốc Nam chữa trị tiểu không hết hiệu quả
Tiểu không hết có thể điều trị tại nhà bằng các bài thuốc tại nhà. Dưới đây tuyentienliet.com.vn xin giới thiệu đến bạn 4 bài thuốc Nam chữa tiểu không hết bằng các nguyên liệu dân gian dễ tìm trong cuộc sống hàng ngày như: cây mã đề, kim ngân hoa, râu ngô, kim tiền thảo, cỏ mần trầu, rau ngò tây.
Bài thuốc 1: Dùng cây mã đề và kim ngân hoa chữa tiểu không hết
Cây mã đề
Mã đề và kim ngân hoa là hai vị thuốc Nam được ví như loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh thường gặp trong đó trị các bệnh về đường tiết niệu rất hiệu quả như: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu đêm nhiều lần, tiểu ngắt quãng…
Chuẩn bị:
- Cây mã đề, kim ngân hoa: 150g
- Kim tiền thảo, râu ngô: mỗi vị 50g
Cách làm:
- Rửa sạch các loại nguyên liệu trên và cho vào nồi đun với 1,5 lit nước sạch.
- Chỉnh lửa nhỏ khi nồi sôi và tiếp tục đun thêm 15 – 20 phút cho các nguyên liệu phai ra nước rồi tắt bếp.
- Chắt ra và dùng uống thay nước lọc trong ngày.
- Khi uống hết lại tiếp tục đun và dùng uống. Khi cảm thấy nước nhạt, màu nước thuốc không còn là màu nâu đen nữa thì đổi nguyên liệu mới.
- Kiên trì uống bạn sẽ thấy cảm giác tiểu không hết giảm hẳn trong 2 – 3 ngày sau.
Bài thuốc 2: kim tiền thảo và râu ngô trị tiểu không hết
Sử dụng lá cây Kim Tiền Thảo và râu ngô tươi (hoặc khô) để thông đường tiểu và ngừa bệnh viên tuyến tiền liệt. Kim Tiền Thảo giúp giãn mạch, lợi niệu, giảm nhanh các triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt đồng thời rửa trôi các vi khuẩn gây bệnh bám trên bề mặt đường niệu. Hơn nữa, với cơ chế thanh nhiệt, giải độc, làm mát nhanh thì đây chính là chìa khóa giúp giải quyết viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt mà kháng sinh Tây y không giải quyết được.
Chuẩn bị: Râu ngô + kim tiền thảo (dùng loại tươi hoặc khô đều được): mỗi vị 150g
Cách làm: Rửa sạch 2 loại nguyên liệu trên và cho vào nồi đun với 1,5 lit nước sạch. Đun đến khi nồi thuốc sôi thì hạ lửa nhỏ và tiếp tục đun 15 phút thì tắt bếp. Chắt nước này dùng uống trong ngày, uống thay nước lọc. Kiên trì uống bạn sẽ thấy cảm giác tiểu không hết giảm hẳn trong thời gian ngắn.
Hình ảnh cây kim tiền thảo
Bài thuốc 3: Dùng cây cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu hay còn thường gọi là cỏ màn trầu, cây cỏ tía, cỏ màng trầu… là một loại cây cỏ thân mềm và cũng là vị thuốc nam có tác dụng làm mát, thanh nhiệt cơ thể, thông tiểu, lợi tiểu, giúp chữa trị các chứng bệnh về đường tiết niệu, người bị nóng trong rất hiệu quả. Đây cũng là vị thuốc có khả năng ổn định huyết áp.
Chuẩn bị:
- Cỏ mần trầu tươi (đã cắt bỏ rễ): 150g
- Râu ngô, kim tiền thảo, cây mã đề: mỗi loại 50g
- Bột thân tre (lớp vỏ mỏng bên ngoài của thân cây tre): 2g
Cách làm: Trừ bột thân tre, đem rửa sạch các nguyên liệu trên. Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi nấu cùng 1,5 lit nước lọc. Đến khi nồi sôi thì vặn nhỏ lửa đồng thời đun thêm 15 phút. Sau đó dùng nước này uống trong ngày thay nước lọc. Khi nước nhạt thì đổi nguyên liệu mới.
Lưu ý: không uống nước thuốc này khi đã để qua đêm. Chỉ nên sử dụng trong ngày để đạt được hiệu quả.
Bài thuốc 4: Dùng rau ngò tây chữa đái không hết
Cách 1: Dùng 300g rau ngò tây, nhặt sạch rau, bỏ phần cuộng già và rửa sạch. Sau đó cho vào giã nát. Dùng miếng vải sạch vắt lọc lấy cốt rau ngò tây. Cho thêm vài hạt muối vào phần nước cốt và uống trực tiếp. Người bệnh không uống quen có thể pha thêm chút nước ấm cho dễ uống.
Cách 2: Dùng 500g rau ngò tây, nhặt và rửa sạch. Sau đó đem nấu với 1,5 lít nước, cạn còn ½ lít, chia 2 uống hết trong ngày, những cặn vôi trong thận và bàng quang sẽ theo đường tiểu ra hết, cảm giác tiểu không hết sẽ giảm đáng kể.
Rau ngò tây
Rau Ngò Tây có tác dụng lọc thận rất tốt, lợi tiểu, chống phù nề, chứa chứng đái són, đái không hết và bệnh lậu.
Lối sống tốt cho người bị tiểu không hết
Dưới đây là một số thói quen tốt giúp hỗ trợ điều trị tiểu không hết, mọi người cùng tham khảo nhé:
- Tránh áp lực, stress, căng thẳng kéo dài.
- Cân bằng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Uống đủ nước lọc hàng ngày (tối thiểu là 2lit nước) để thận tăng cường lọc, bài tiết các độc tố ra khỏi cơ thể.
- Hạn chế tối đa uống nước sau 8h tối nhằm tránh gặp phải chứng tiểu đêm nhiều lần trong thời gian này.
- Bổ sung nhiều các loại chất xơ, rau xanh và hoa quả tươi nhằm “giải nhiệt” cơ thể.
- Dành thời gian vận động nhẹ nhàng hàng ngày như: đi bộ, tập yoga, tập các bài tập dưỡng sinh, đạp xe…
- Vệ sinh sạch sẽ, tránh vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh nặng hơn.
Đối với chứng tiểu không hết không giảm đỡ, người bệnh cần chủ động tới thăm khám bác sĩ sớm để tìm ra các bệnh lý cũng như có hướng điều trị kịp thời. Từ đó giúp bảo vệ sức khỏe “xóa tan” chứng tiểu không hết khó chịu.
Xem thêm: Các cách chữa tiểu khó hiệu quả
PhanBinh đã bình luận
Chào bác sỹ, tôi năm nay 44 tuổi bị chứng tiểu k hết, tiểu xong còn vài giọt rỉ ra, phải thấm giấy 2-3 lần mới hết. Xin bác sỹ tư vấn giúp
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào anh Bình,
Triệu chứng tiểu không hết ở nam giới có thể do nhiều nguyên nhân, có thể gặp trong các bệnh lý về hệ thận tiết niệu hoặc tuyến tiền liệt hoặc có thể do thói quen hình thành, hoặc ảnh hưởng của yếu tố tâm lý gây hội chứng bàng quang kích thích, gây co bóp bất thường cũng có thể gây các triệu chứng tương tự. Trường hợp này anh nên đi khám để tìm nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.
Cần tư vấn thêm thông tin, anh vui lòng gọi lên tổng đài 18001258 (miễn cước) để được tư vấn cụ thể anh nhé.
Chúc anh sức khỏe!
Lê Huỳnh Hiếu đã bình luận
Chào bác sĩ năm nay con 11 tuổi con đi tiểu 1 lần có khi có khi ít con đi tiểu xong con lại có cảm giác còn nước tiểu xin cho hỏi con bị gì vậy bác sĩ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào anh Lê Huỳnh Hiếu,
Đối với tình trạng tiểu không hết, tiểu nhiều lần có thể do nhiều nguyên nhân, có thể gặp trong các bệnh lý về hệ thận tiết niệu hoặc tuyến tiền liệt hoặc có thể do thói quen hình thành, hoặc ảnh hưởng của yếu tố tâm lý gây hội chứng bàng quang kích thích, gây co bóp bất thường cũng có thể gây các triệu chứng tương tự.
Anh nên theo dõi thêm về tình trạng đi tiểu của bé, nếu triệu chứng tái đi tái lại, không có dấu hiệu ổn định anh nên đưa bé đi khám điều trị theo chỉ định của Bác Sĩ anh nhé!
Cám ơn anh, chúc anh và gia đình nhiều sức khỏe .
Nguyễn văn vương đã bình luận
Chào bác sĩ. Cháu năm nay 30 tuổi, cháu mới mổ u bang quang được 2 tháng, giờ chau thấy bị tiểu ko hết ,đi xong rồi lại muốn đi tiểu nữa .liệu có phải khối u tái phát lại ko ah .
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào anh Vương,
Triệu chứng đi tiểu không hết do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể gặp trong bệnh lý đường tiết niệu. Để nắm rõ hơn về tình trạng bệnh anh nên đi tái khám kiểm tra và điều trị theo Bác sĩ nhé.
Cần hỗ trợ thêm, anh vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001258 để nhận tư vấn trực tiếp anh nhé!
Chúc anh và gia đình sức khỏe!