Chứng tiểu đêm gây ra khá nhiều phiền toái cho người bệnh, đặc biệt việc thường xuyên thức giấc vào ban đêm làm cho chất lượng giấc ngủ bị suy giảm, kéo theo đó là một loạt hậu quả thể chất và tinh thần sau này. Vậy làm thế nào để điều trị chứng tiểu đêm? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Tổng quan điều trị tiểu đêm
Tiểu đêm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, vì thế việc điều trị cần được điều chỉnh cho phù hợp với nguyên nhân cơ bản. Dó đó, có nhiều phương pháp điều trị tiểu đêm khác nhau.
Ngoài nguyên nhân cơ bản, còn có một số yếu tố sẽ ảnh hưởng đến quyết định điều trị của bạn, bao gồm:
- Tiền sử bệnh của bạn
- Các loại thuốc mà bạn đang dùng
- Thuốc có sẵn tại bệnh viện, phòng khám
- Sở thích điều trị của bạn
Sau khi thăm khám và đánh giá, bác sĩ sẽ thảo luận để có thể quyết định được phương pháp điều trị nào là phù hợp và tốt nhất cho bạn.
Phần dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu qua một số nguyên nhân thường gặp dẫn tới chứng tiểu đêm để hiểu hơn về các phương pháp điều trị.

Nguyên nhân thường gặp dẫn tới tiểu đêm
Người ta phân nguyên nhân gây tiểu đêm ra làm 2 nhóm chính là nhóm bệnh lý (thực thể) và nhóm không do thực thể (chức năng).
Nguyên nhân thực thể
Một số bệnh lý dưới đây là nguyên nhân thương gặp gây ra tình trạng tiểu đêm:
- Phì đại tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt phì đại thường gặp ở nam giới cao tuổi với các triệu chứng như tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu lắt nhắt…
- Hiện tượng sa tử cung do sinh đẻ gặp ở nữ giới.
- Bàng quang hoạt động quá mức. Đây là tình trạng bàng quang có những cơn co thắt thường xuyên và đột ngột dù bàng quang chưa đầy, khiến bạn cảm thấy mình phải đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm.
- Các bệnh viêm nhiễm về bàng quang, đường tiết niệu. Khi bàng quang, đường tiết niệu bị viêm nhiễm gây kích thích dẫn đến đi tiểu nhiều lần kèm theo cả tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu nhắt..
- Suy thận mạn tính. Bệnh ở giai đoạn đầu có hiện tượng giảm chức năng cô đặc nước tiểu gây tiểu đêm. Khi bệnh phát triển có các triệu chứng như tiểu ít, da xanh, mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược.
- Sỏi thận. Biểu hiện lâm sàng của sỏi thận rất đa dạng, trong đó có triệu chứng tiểu đêm. Các triệu chứng khác thường đi kèm là tiểu khó, rát buốt, đau lưng…
- Đái tháo đường, đái tháo nhạt. Gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều và đi tiểu về đêm.
- Nguyên nhân thần kinh như chèn ép tủy, xơ cứng rải rác, hội chứng chèn ép tủy sống, bệnh Parkinson… cũng gây ra chứng tiểu đêm nhiều lần.
Nguyên nhân không do bệnh lý (chức năng)
- Do chế độ ăn uống hàng ngày. Uống nhiều nước, đặc biệt là sử dụng bia rượu, cà phê, trà vào buổi tối dễ gây nên hiện tượng thức dậy đi tiểu vào ban đêm. Bởi các chất này có thể hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu.
- Sử dụng một số thuốc có tính lợi tiểu như thuốc hạ huyết áp (nhóm ức chế kênh canxi), thuốc lợi tiểu cũng là nguyên nhân thường gặp gây tiểu đêm.
- Tinh thần căng thẳng, stress gây ảnh hưởng tới sức khỏe, đi tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm
- Do mang thai. Các nội tiết của nhau thai tiết ra và do chính thai trong tử cung đè ép vào bàng quang.
- Tuổi tác. Khi lớn tuổi chức năng cô đặc nước tiểu của thận bị suy giảm, dẫn tới đi tiểu về đêm
☛ Chi tiết: Nguyên nhân tiểu đêm nhiều lần

Cách điều trị bệnh tiểu đêm
Thay đổi lối sống
Phương pháp này thường được chỉ định trước khi bắt đầu các phương pháp điều trị khác, với thời gian thử nghiệm kéo dài 3 tháng. Đây là khoảng thời gian hợp lý để đánh giá đáp ứng điều trị.
- Giảm thiểu lượng chất lỏng vào buổi tối trước khi đi ngủ 2 tiếng, đặc biệt là caffeine và/hoặc rượu.
- Hạn chế tổng lượng chất lỏng tiêu thụ ở mức <2 lít/ngày, nếu các bệnh đi kèm cho phép và được sự đồng ý của bác sĩ.
- Luôn nhớ đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
- Tăng cường tập thể dục và mức độ thể dục (bao gồm các bài tập sàn chậu, nếu được chỉ định)
- Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn.
- Giảm cân nếu đang thừa cân/béo phì
- Đối với bệnh nhân bị phù ngoại vi (chi dưới) do suy tim sung huyết hoặc suy tĩnh mạch mãn tính:
- Nâng chân cao hơn tim vài giờ trước khi đi ngủ.
- Đối với bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu:
- Uống thuốc lợi tiểu vào giữa buổi chiều, thay vì ngay trước khi ngủ. (Điều này cần xem xét đến thời gian bán hủy của loại thuốc lợi tiểu cụ thể, ví dụ: furosemide có thời gian bán hủy trong là ~1,5 giờ, còn torasemide ~3,5 giờ).

Thuốc
Các liệu pháp dược lý thường được chỉ định sau khi việc điều chỉnh lối sống không mang lại thành công. Một số loại thuốc thường được kê là:
Thuốc chống co thắt (thuốc kháng cholinergic). Các loại thuốc này giúp ngăn ngừa sự co thắt của cơ bàng quang, từ đó làm giảm tần suất đi tiểu vào ban đêm.
Desmopressin. Thuốc này hoạt động bằng cách bắt chước hormone chống lợi tiểu của cơ thể, từ đó giúp giảm lượng nước tiểu bằng cách cô đặc nước tiểu, hạn chế chứng đái dầm, tiểu đêm.
Thuốc lợi tiểu. Bạn có thể được kê đơn thuốc lợi tiểu quai như furosemide để giúp điều trị chứng tiểu đêm. Chúng hoạt động bằng cách tăng sản xuất lượng nước tiểu vào ban ngày để cơ thể bạn không sản xuất quá nhiều nước tiểu vào ban đêm.
Thuốc lợi tiểu quai hiện không được cấp phép để điều trị chứng tiểu đêm nhưng bác có thể kê toa nếu họ cảm thấy lợi ích vượt trội hơn bất kỳ tác dụng phụ nào.
Thuốc chẹn alpha-1. Đây là thuốc để điều trị bệnh u xơ tuyến tiền liệt. Thuốc hoạt động bằng cách làm tăng trương lực cơ ở bàng quang, giúp bàng quang thư giãn và mở ra dễ dàng, từ đó cải thiện được các triệu chứng tiết niệu có liên quan đến bệnh u xơ tuyến tiền liệt, bao gồm cả tiểu đêm.
Thuốc an thần. Tiểu đêm khiến bệnh nhân phải thức dậy nhiều lần giữa đêm, từ đó gây căng thẳng, mệt mỏi và ảnh hưởng tới hoạt động hằng ngày. Để hạn chế tình trạng trên, bệnh nhân có thể được kê thêm thuốc an thần.
Liệu pháp kết hợp. Trong trường hợp tình trạng tiểu đêm là do nhiều yếu tố gây ra, việc điều trị có thể cần nhắm vào tất cả các nguyên nhân này. Vì thế, bác sĩ có thể kê nhiều hơn một loại thuốc.

Kích thích dây thần kinh
Kích thích dây thần kinh qua da là một phương pháp điều trị không phẫu thuật, thường được sử dụng để điều trị tình trạng bàng quang hoạt động quá mức – là một nguyên nhân gây tiểu đêm.
Ở liệu pháp này, bác sĩ sẽ cấy các xung điện vào cơ thể bạn ở vị trí gần bàng quang chỗ xương cụt. Sau đó các tín hiệu được gửi thông quang xung điện này đến các dây thần kinh và ngăn chặn những tín hiệu từ các dây thần kinh hoạt động không đúng cách khiến bạn phải đi tiểu nhiều hơn bình thường. Từ đó, giúp chúng quay về quỹ đạo bình thường và cải thiện triệu chứng tiểu đêm.
Thông thường, bạn sẽ điều trị 12 lần, chia thành các tuần, mỗi lần điều trị kéo dài 30 phút. Sau 12 lần điều trị, phản ứng của bạn với phương pháp này sẽ được đánh giá.
Phẫu thuật
Khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật và tỷ lệ thành công cho cuộc phẫu thuật cũng phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản.
Điều trị thay thế
Phương pháp điều trị thay thế hay đầy đủ hơn là trị liệu hỗ trợ và thay thế hiểu nôm na là những phương pháp điều trị triệu chứng, tăng cường sức khỏe không nằm trong nhóm các phương pháp điều trị truyền thống thuộc hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Nhiều người lựa chọn điều trị tiểu đêm bằng thuốc thay thế, TPCN trước khi tìm kiếm chăm sóc y tế chuyên nghiệp. Ví dụ, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng:
- Nhiều loại thuốc thảo dược có tác động tích cực đến các triệu chứng bàng quang hoạt động quá mức.
- Châm cứu giúp giảm các triệu chứng OAB trong thời gian ngắn
- .v.v.
Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng bạn luôn cần nói chuyện với bác sĩ trước khi thử bổ sung hoặc sử dụng bất kì phương pháp điều trị nào. Một số phương pháp điều trị thay thế có thể gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn, đặc biệt nếu bạn đang dùng thuốc Tây Y.
Với những người bị tiểu đêm do phì đại tuyến tiền liệt, chúng tôi khuyên bạn có thể dùng sản phẩm Vương Bảo. Đây là sản phẩm thuộc nhóm Thực phẩm phẩm bảo vệ sức khỏe, có tác dụng:
- Giúp hỗ trợ làm giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến
- Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến như: tiểu đêm, tiểu khó, tiểu không hết, tia tiểu yếu,…
Với thành phần chính là Náng hoa trắng cùng công dụng đã được nghiên cứu lâm sàng tại Viện Y học cổ truyền TW, sau hơn 5 năm có mặt trên thị trường, Vương Bảo đã nhận được sự tin dùng của hàng vạn khách hàng trên khắp cả nước.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm: TẠI ĐÂY
Chữa bệnh tiểu đêm bằng Đông Y
Dưới đây là một số bài thuốc giúp chữa trị chứng tiểu đêm. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, các bài thuốc dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để điều trị hiệu quả người bệnh nên được thăm khám tìm ra nguyên nhân, khi đó sẽ có biện pháp điều trị đúng đắn nhất.
Bài 1:
- Ngũ gia bì 12g,
- Khiếm thực 12g,
- Thỏ ty tử 10g,
- Thục địa (sao khô) 12g,
- Trạch tả 10g
- Sơn thù 12g
- Phòng sâm 12g
- Bạch linh 10g
- Bạch truật 12g
- Tang diệp 16g
Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Có công dụng bổ thận, bổ khí, giúp ổn định và củng cố chức năng của thận dương.
Nếu người bệnh bị lạnh lưng và lạnh tay chân gia quế 10 g, sinh khương 8g.
Bài 2:
- Bạch biển đậu 12g
- Cố chỉ 10g
- Hoài sơn 16g
- Sơn thù 12g
- Thục địa (sao khô) 12g
- Kim anh 12g
- Hắc táo nhân 12g
- Viễn chí 12g
- Liên nhục 12g
- Đại táo 8 quả
Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Có công dụng bổ tâm thận, ổn định thần kinh trung ương, củng cố sức bền và khả năng cầm cố của thận. Phù hợp cho người bị mất ngủ kéo dài, tim đập nhanh, hay hồi hộp, hay quên, tiểu đêm nhiều lần.
Bài 3:
- Cẩu tích 12g
- Tơ hồng xanh 16g
- Khởi tử 12g
- Đỗ trọng 10g
- Hoài sơn 16g
- Sơn thù 12g
- Tang ký sinh 16g
- Ngải diệp 12g
- Ngũ gia bì 12g
- Sa sâm 12g
- Hoàng kỳ 12g
- Đương quy 16g
- Bạch truật 16g
- Mẫu lệ chế 12g
- Cam thảo 10g
Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Có tác dụng bổ thận nạp khí, ôn ấm bàng quang. Chữa trị cho những người bệnh thận hư, chức năng bàng quang bị rối loạn, sinh ra chứng tiểu đêm, tiểu không kiểm soát.
Bài 4 (thuốc ngâm rượu):
- Đỗ trọng, thỏ ty tử, khởi tử, sơn thù, cẩu tích, ngũ gia bì, hoài sơn, liên nhục, biển đậu, thục địa, đương quy, sa sâm, phòng sâm, hắc táo nhân, viễn chí, hoàng kỳ, bạch truật mỗi vị 20g
- Cam thảo 40g
- Trần bì 16g
- Quế 10g
- Trạch tả 16g
Các vị thái nhỏ bỏ vào bình sành. Đổ vào 3 lít rượu để ngâm. Sau 20 ngày là có thể dùng được. Ngày uống 50 – 60ml, chia 2 lần trước bữa ăn. Dùng cho những người thận yếu, tiểu đêm nhiều lần, rối loạn chức năng bàng quang, ngủ ít, tim hồi hộp, chân tay lạnh…
Lưu ý, đây là rượu thuốc vì vậy cần sử dụng đúng liều lượng, nếu quá chén sẽ không có lợi.
Món ăn tốt cho người mắc chứng tiểu đêm
Ngoài việc dùng thuốc, có thể dùng món ăn để cải thiện chứng tiểu đêm khá hiệu quả. Dưới đây là một số món ăn ngon, bạn đọc cùng tham khảo:
Thịt ba ba, thịt gà
- Thịt ba ba 250g
- Thịt gà 150g
Cách làm: Ba ba và thịt gà rửa sạch, chặt miếng. Cho thêm nước và gia vị nấu cho chín nhừ rồi ăn.
Cật heo, đậu dao
- Một cái cật heo
- Đậu dao 1 miếng
Cách làm: Rửa sạch cật heo, xẻ đôi, rồi nhồi đậu dao vào trong đó, cho vào nồi, thêm nước, đun nhỏ lửa cho chín, nêm nếm gia vị vừa ăn. Người bị nhẹ ăn 2 – 4 ngày. Người bị nặng ăn 4 – 8 ngày.
Gà mái vàng, hoàng kỳ, thục địa
- Gà mái vàng loại nhỏ (500g)
- Hoàng kỳ 30 g
- Thục địa 30g
Cách làm: Gà làm sạch cho vào nồi cùng hoàng kỳ và thục địa, đổ thêm nửa lít nước vào hầm kỹ cho đến khi gà nhừ, bỏ bã thuốc, ăn thịt gà và uống nước.
Gan gà trống, thỏ ty tử, gạo tẻ
- Gan gà trống 1 bộ
- Thỏ ty tử 15g
- Gạo tẻ 60g
- Nước sạch 750ml.
Cho tất cả vào hầm kỹ thành cháo ăn.
Kết luận
Tiểu đêm là một tình trạng không nguy hiểm tới tính mạng, tuy nhiên nó cũng mang lại những phiến toái nhất định cho người mắc. May mắn thay, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho chứng này. Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn nên kiên trì trong việc điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng