Uống thuốc chữa trị tiểu đêm là phương pháp nhiều người lựa chọn nhằm chấm dứt tình trạng mất ngủ, khó ngủ, sức khỏe kém do đi tiểu đêm nhiều lần. Nhưng loại thuốc nào giúp chữa trị tiểu đêm hiệu quả? Mời bạn cùng tuyentienliet.com.vn tìm hiểu nhé.
Mục lục
Tiểu đêm uống thuốc nào hiệu quả?
Dưới đây tuyentienliet.com.vn xin giới thiệu đến bạn đọc một số loại thuốc có tác dụng chữa trị chứng tiểu đêm.
Thuốc tân dược (Tây y) chữa trị tiểu đêm
Nhóm thuốc Desmopressin (Minirin)
Desmopressin là một dạng nhân tạo của vasopressin – loại hormone có khả năng điều khiển lượng nước tiểu trong cơ thể.
Desmopressin được sử dụng để thay thế vasopressin ở nồng độ thấp giúp kiểm soát sự gia tăng cơn khát nước và đi tiểu quá nhiều, đặc biệt là người bệnh đái tháo nhạt, từ đó làm giảm hiện tượng đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm ở những người mắc nhóm bệnh này.
Thuốc cũng được dùng cho trẻ nhỏ để kiểm soát chứng đái dầm ban đêm ở em bé (cần sự chỉ định của bác sĩ) hoặc người phải hạn chế uống nước và các chất lỏng khác.
Tác dụng phụ: Người bệnh có thể gặp tình tràng đau đầu, tiêu chảy, làm lượng Natri trong máu giảm thấp.
Nhóm kháng thụ thể Muscarinicacetycholin (MAR)
Muscarinicacetycholin (MAR) là một phần trong nhóm thuốc kháng Cholinergic với một số loại thuốc điển hình:
- Solifenacin (Vasicare)
- Darifenacin (Enablex, Emselex)
- Oxybutynin (Ditropan)
Muscarinicacetycholin là nhóm thuốc có tác dụng ức chế dẫn truyền thần kinh acetylcholine – nguyên nhân khiến bàng quang bị kích thích và hoạt động cóp bóp tống nước tiểu quá mức ngay cả khi chưa tích đầy nước tiểu, nhờ đó giúp làm giảm số lần đi tiểu đêm.
Đây cũng là thành phần thuốc hay được sử dụng điều trị viêm tuyến tiền liệt.
Tác dụng phụ: Có thể gặp tình trạng nóng, khô da, khát cùng cực; đau dạ dày nặng, táo bón; nóng rát lúc đi tiểu; thị lực giảm.
Nhóm thuốc chẹn Alpha-1
Nhóm Alpha-1 có nhiều tên biệt dược như:

- Alfuzosin (Uroxatral, Xatral)
- Doxazosin (Cardura)
- Prazosin (Minipress)
- Silodosin (Rapaflo)
- Tamsasmin (Flomax)
- Terazosin (Hytrin).
Thuốc chẹn Alpha-1 là nhóm thuốc có tác dụng làm giảm bớt lực căng ở cổ bàng quang, giúp bàng quang co giãn và mở dễ dàng hơn khi người bệnh đi đại tiện. Từ đó giúp việc tiểu tiện dễ dàng hơn, làm giảm lượng nước tiểu lắng đọng trong bàng quang, làm giảm số lần đi tiểu đêm và một số chứng khác như: tiểu bí, khó tiểu, tiểu rất kèm tiểu buốt…
Alpha-1 cũng được sử dụng ở nam giới mắc các bệnh tuyến tiền liệt như: viêm tuyến tiền liệt, u xơ tiền liệt tuyến.
Tác dụng phụ: xảy ra tình trạng đau đầu, đôi khi choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, làm hạ huyết áp.
Thuốc lợi tiểu Furosemide
Furosemide hoạt động bằng cách kích thích cơ thể sản xuất nước tiểu nhiều hơn vào ban ngày và hạn chế sản xuất nước tiểu vào ban đêm, nhờ đó làm giảm tần suất tiểu đêm và tạo thói quen ít đi tiểu đêm cho người bệnh.
Furosemide được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh huyết áp cao, đau tim, các bệnh về thận, làm giảm bớt các triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu đêm do các bệnh này gây ra.
Hiện tại, nhóm thuốc này chưa được cấp phép chính thức để điều trị tiểu đêm nhiều lần, nhưng bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc và có thể kê đơn thuốc lợi tiểu nếu cảm thấy lợi ích nó mang lại vượt trội hơn.
Tác dụng phụ: Furosemide có thể gặp một số tác dụng phụ như: táo bón, tiểu chảy, đau dạ dày, chóng mặt, môi, lưỡi, mặt có cảm giác hơi sưng hoặc nóng, phát ban da…
Thuốc Nam trị tiểu đêm tại nhà
Thuốc Nam là những cây thuốc có xuất xứ từ Việt Nam nước ta được áp dụng vào điều trị bệnh. Một số loại thuốc Nam có tác dụng chữa trị chứng tiểu đêm có thể kể đến như: râu ngô, kim tiền thảo, cây mã đề, câu kỷ tử, giá đỗ, ích trí nhân…
Dùng râu ngô kết hợp với kim tiền thảo
Râu ngô, kim tiền thảo và mã đề là những cây thuốc Nam mang tính bình có tác dụng làm mát, thanh nhiệt giải độc cơ thể rất tốt. Ba cây thuốc này kết hợp với nhau tạo thành bài thuốc Nam giúp điều trị chứng tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu khó, bí tiểu… do nóng trong người cực kỳ hiệu quả và nhanh chóng.
Cách làm:
- Dùng râu ngô, kim tiền thảo và cây mã đề (có thể dùng loại khô hoặc tươi đều được) mỗi loại 50g .
- Rửa sạch nguyên liệu và cho vào nồi đun cùng 1,5 lit nước sạch.
- Khi nồi sôi thì vặn nhỏ lửa và đun thêm 15 – 20 phút thì dừng.
- Chắt lấy nước thuốc dùng uống trong ngày uống thay nước lọc.
- Uống hết lại tiếp tục sắc. Đến khi nước nhạt thì thay nguyên liệu mới.
- Thực hiện uống liên tục khoảng 4 tuần sẽ thấy chứng tiểu đêm cải thiện rõ rệt. Còn đối với chứng tiểu rắt kèm tiểu buốt dùng uống sang ngày thứ 4 – 5 đã thấy bệnh cải thiện.
Cây kim tiền thảo
Dùng ích trí nhân chữa trị tiểu đêm
Ích trí nhân là vị thuốc mang tính bình, có vị cay, có tác dụng bổ tì, thận, thanh nhiệt cơ thể, có lợi cho sức khỏe con người như đúng tên gọi của nó. Ích trí nhân có thể được dùng kết hợp với nhiều vị thuốc khác giúp làm tăng tác dụng chữa trị các chứng bệnh về đường tiết niệu như: tiểu đêm, tiểu khó, tiểu rắt, tiểu không thông, bí tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu nhỏ giọt…
Cách làm: Dùng 15g ích trí nhân + 30g hoài sơn + 30g tang phiêu tiêu rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng 1,5 lit nước. Đun nhỏ lửa 15 phút khi nồi sôi, chắt nước để nguội sau đó dùng uống thay nước lọc. Sử dụng liên tục trong 4 – 5 tuần để thấy sự cải thiện bệnh.
Dùng giá đỗ
Chuẩn bị: 500g giá đỗ tươi, rửa sạch sau đó đem luộc chín với 1 lit nước sạch. Để nguội giá đỗ và dùng ăn, nước luộc giá đỗ dùng uống trực tiếp. Nếu bạn thích uống ngọt hơn có thể pha thêm chút đường tùy theo khẩu vị.
Trị tiểu đêm và bồi bổ sức khỏe bằng câu kỷ tử
Câu kỷ tử không chỉ có tác dụng bổ tỳ giúp chữa trị chứng tiểu đêm, đây còn là các vị thuốc bồi bổ sức khỏe rất hay được dùng trong Y học cổ truyền.
Để điều trị chứng tiểu đêm, bạn chuẩn bị 15g – 20g câu kỷ tử rửa sạch và cho vào sắc cùng 1 lit nước. Đun thêm 15 phút khi nồi sôi để các dưỡng chất trong câu kỷ tử phai ra cùng nước thì tắt bếp. Tiếp tục thực hiện tương tự lần 2. Đổ chung 2 lần nước sắc câu kỷ tử thu được và chia uống làm 3 lần/ngày. Dùng uống sau khi ăn 30 phút.
Dùng cây Náng hoa trắng chữa trị tiểu đêm ở người bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Náng hoa trắng là cây thuốc Nam từ lâu đã được tin dùng trong việc điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt hay còn gọi là u xơ tiền liệt tuyến ở nam giới độ tuổi ngoài 50, từ đó giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng tiểu tiện thường gặp như: đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm, tiểu không thành dòng, tiểu khó, tiểu rắt kèm tiểu buốt, bí tiểu, tiểu không hết.
Nguyên liệu:
- Lá náng hoa trắng đã phơi khô: 10g
- Cây xạ đen: 40g
- Quả ké đầu ngựa: 10g
Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào nồi và đun cùng với 1,5 lit nước sạch. Khi nồi sôi, vặn nhỏ lửa và đun thêm 15 – 20 phút để các Náng hoa trắng cùng các nguyên liệu phai ra nước thuốc. Dùng nước này uống sau bữa ăn, chia uống làm 3 lần. Thực hiện liên tục trong 6 tuần và theo dõi sự thay đổi.
Hỗ trợ điều trị
Đối với nam giới bận rộn công việc và muốn dùng Náng hoa trắng điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt, có thể tìm hiểu thực phẩm chức năng được chiết xuất từ cây Náng hoa trắng giúp hỗ trợ điều trị u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới như sản phẩm Vương Bảo.
Vương bảo là sản phẩm của công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế đã nghiên cứu và bào chế thành công với 2 tác dụng chính:
- Hạn chế sự phì đại của các tế bào tuyến tiền liệt lành tính, từ đó ngăn cản sự phát triển phình to khối u xơ (phì đại) tuyến tiền liệt, đồng thời làm teo nhỏ kích thước khối u lành tuyến tiền liệt theo thời gian.
- Làm giảm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh phì đại tuyến tiền liệt gây ra như: tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần cả ngày và đêm, tiểu khó, bí tiểu, tiểu nhỏ giọt… hiệu quả.
Các bài thuốc Bắc chữa trị tiểu đêm
Bên cạnh cách chữa tiểu đêm bằng bài thuốc Nam từ các nguyên liệu dân gian, người bệnh cũng có thể tham khảo các bài thuốc Bắc (là các bài thuốc cổ xuất xứ từ Y học cổ truyền Trung Quốc) điều trị tiểu đêm dưới đây:
Bài thuốc 1
Nguyên liệu:
- Ích trí nhân, thỏ ty tử, kim anh tử, khiếm thực, phá cố chỉ: mỗi vị 12g
- Tiểu hồi hương: 5g
- Sà sàng tử: 8g
- Cam thảo: 8g
Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu vào hãm cùng nước sôi, sau 20 phút thì bỏ ra dùng uống. Hoặc có thể cho các nguyên liệu vào đun trực tiếp với nước lọc. Khi ấm sôi vặn nhỏ lửa và đun thêm 10 phút với lửa nhỏ thì chắt ra dùng uống.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu: Ích trí nhân, ma hoàng trích, ngũ vị: mỗi vị 10g
Hạt ích trí nhân
Cách làm: Cho các nguyên liệu vào đun với 1,5 lit nước lọc. Khi sôi đun thêm 10 phút nữa thì tắt bếp. Để nước thuốc nguội hoặc còn ấm thì có thể dùng uống được. DÙng uống thay nước lọc, uống hết trong ngày
Bài thuốc 3
Nguyên liệu: Ích trí nhân 15g + tang phiêu tiêu 10g + kim anh 10g
Sơ chế: Ích trí nhân đem sao qua, tang phiêu tiêu đem sao vàng, kim anh bỏ hạt và cũng đem sao vàng. Sau đó cho 3 vị thuốc này vào tán nhuyễn thành dạng bột, trộn đều.
Cách dùng: Dùng bột thu được (sau khi sơ chế) uống ngày 3 lần vào lúc đói, mỗi lần uống khoảng 8g – 10g, uống với nước ấm.
Một số món ăn tốt tốt cho người bệnh tiểu đêm
Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị chứng tiểu đêm, người bệnh cũng có thể kết hợp dùng các món ăn lợi giúp hỗ trợ điều trị tiểu đêm đồng thời vẫn đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.
Bạch quả và bí đao
Rửa sạch bạch quả và bí đao (đã được gọt vỏ và sắt miếng), mỗi loại 100g. Cho 2 loại vào nồi luộc chín và dùng ăn khi còn ấm, uống hết cả nước luộc. Thực hiện liệu trình 10 ngày liên tiếp sẽ thấy hiệu quả.
Bí đao (bí xanh) rất tốt cho người bệnh tiểu đêm
Xương lợn hầm
Dùng 300g xương sống lợn đảm bảo vẫn còn cả tủy, chặt thành từng đốt rồi cho vào hầm nhừ cùng với 30g hạnh nhân và 15g đỗ trọng. Khi đã chín nhừ, bắc xuống và dùng ăn khi còn nóng.
Bàng quang lợn
Chuẩn bị 1 cái bàng quang lợn đã được làm sạch. Dùng bột mẫu lệ nhét đầy vào bên trong bàng quang, buộc kín miệng và cho bàng quang lợn vào nồi luộc chín. Loại bỏ hết mẫu lệ trong bàng quang, dùng ăn bàng quang và uống nước luộc. Thực hiện 1 liệu trình 7 ngày liên tiếp chứng tiểu đêm sẽ cải thiện rõ rệt.
Bầu lục lợn
Chuẩn bị 300g bầu dục lợn, rửa sạch và thái miếng, sau đó đem hầm với 50g khiếm thực. Nêm giai vị vừa vặn, dùng ăn hết bầu dục và uống nước hầm. Thực hiện ăn trong 7 ngày liên tiếp.
Tưởng chừng như ít nguy hiểm nhưng tiểu đêm kéo dài có thể khiến người bệnh mất ngủ, suy giảm sức khỏe và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt. Vì vậy, khi phát hiện triệu chứng tiểu đêm người bệnh hãy chủ động thăm khám để tìm ra các bệnh lý (nếu có) cũng như chủ động điều trị bệnh sớm giúp lấy lại cuộc sống bình thường.
Có thể bạn muốn biết:
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng