Tiểu đêm nhiều lần (hay còn gọi là chứng đa niệu về đêm) xảy ra khi người bệnh thức dậy đi tiểu nhiều hơn 1 lần/đêm và tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài không dứt. Đây là bệnh lý có tính đều đặn gây gián đoạn giấc ngủ của người bệnh.
Mục lục
Tiểu đêm khi nào được coi là hiện tượng bình thường?
Giấc ngủ ban đêm được coi là “thời gian vàng” để con người nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe và cân bằng hệ nội tiết sau một ngày hoạt động vất vả. Bởi vậy, thông thường khi chìm vào giấc ngủ, các bộ phận trên cơ thể người đều hoạt động chậm hơn, đặc biệt là hệ bài tiết.
Theo nhiều nghiên cứu, khi cơ thể chìm vào giấc ngủ:
- Não bộ sẽ tiết ra hormone ADH – có nhiệm vụ làm chậm quá trình bài tiết nước tiểu ở thận, từ đó kéo dài thời gian tích đầy nước tiểu tại bàng quang vào ban đêm.
- Đồng thời, hệ thần thần kinh cũng ức chế cảm giác kích thích bàng quang giúp người bệnh không mót tiểu hoặc chỉ mót tiểu 1 lần duy nhất vào ban đêm (thường vào khung giờ 2h – 6h).
=> Hai cơ chế này cùng tác động giúp con người ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn mà không (hoặc ít) bị ảnh hưởng của chứng tiểu đêm. Hay nói cách khác, chứng tiểu đêm được coi là bình thường khi người bệnh chỉ đi tiểu tối đa 1 lần/đêm.
Tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì?
Tiểu đêm nhiều lần thường xảy ra ở người có chức năng thận không tốt, người trung niên – độ tuổi bắt đầu lão hóa cơ thể hoặc ở người mắc các bệnh lý.
Nguyên nhân tiểu đêm nhiều lần do đâu?
Có 2 nguyên nhân chính gây chứng tiểu đêm nhiều lần:
Tiểu đêm nhiều lần do các bệnh lý
Các bệnh lý có thể gây chứng đa niệu về đêm. Hoặc nói cách khác, tiểu đêm nhiều lần là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau trong cơ thể người bệnh. Cụ thể:
Nhiễm trùng đường tiết niệu: thường do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng (thông qua ống niệu đạo, bộ phận sinh dục). Thông thường, tỉ lệ viêm nhiễm đường tiết niệu ở nữ giới cao hơn nam giới.
Do sỏi và dị tật: như sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi thận… Chúng hình thành và cọ xát, kích thích trực tiếp vào bàng quang, thận dẫn tới hiện tượng tiểu nhiều lần, trường hợp nặng có thể làm tắc đường tiểu.
Bệnh đái tháo đường: Không chỉ gây tiểu đêm nhiều lần, bệnh tháo đường còn có các triệu chứng khác như: ban ngày đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu nhiều, người bệnh luôn có cảm giác khát nước, uống nhiều nước, mệt mỏi, sụt cân không rõ lý do…
Bệnh về tuyến tiền liệt: gồm phì đại tuyến tiền liệt (hay còn gọi là u xơ tiền liệt tuyến), ung thư tuyến tiền liệt và viêm tuyến tiền liệt. Đây là căn bệnh thường gặp ở nam giới trung niên và đều có các triệu chứng tiểu đêm nhiều lần. Ngoài ra, bệnh còn một số triệu chứng khác như: tiểu rắt, tiểu bí, khó tiểu, có cảm giác buốt khi tiểu, tiểu không hết hoặc tiểu nhỏ giọt.
Bệnh về tuyến tiền liệt gây ra bởi sự phình to các tế bào tuyến tiền liệt, lâu dần làm hình thành các khối u (lành tính hoặc ác tính) trong tuyến tiền liệt.
Tìm hiểu chi tiết: Bệnh tuyến tiền liệt ở nam giới.
Do bàng quang tăng hoạt (OAB): Bàng quang tăng hoạt hay chính là hiện tượng bàng quang nhạy cảm dễ bị kích thích co bóp tống nước tiểu ra ngoài ngay cả khi chưa tích đầy nước tiểu – nguyên nhân hàng đầu gây chứng tiểu đêm nhiều lần ở mọi lứa tuổi.
Do các bệnh nam khoa (ở nam giới): như viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, viêm bao quy đầu…
Do bệnh phụ khoa (ở nữ giới): như viêm âm đạo, viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc cổ tử cung…
Do các yếu tố khác (không do bệnh lý)
Các yếu tố không phải bệnh lý tác động gây tiểu đêm nhiều lần như:
- Do yếu tố tuổi tác: Cơ thể bị lão hóa, các chức năng bị suy giảm khi người bệnh tuổi cao. Đây là nguyên nhân chính khiến người trung niên xuất hiện chứng tiểu đêm cũng như nhiều loại bệnh khác.
- Do nóng trong: do chế độ ăn uống hoặc phụ thuộc vào thể trạng từng người.
- Thói quen uống nhiều nước vào buổi tối.
- Do căng thẳng, stress, lo âu kéo dài.
- Do vệ sinh cá nhân không đúng cách.
- Do uống một số loại thuốc có tác dụng lợi tiểu (thường những trường hợp này, bệnh sẽ hết khi người bệnh ngưng sử dụng thuốc).
Tiểu đêm nhiều lần gây những hậu quả gì?
Tiểu đêm nhiều lần có thể gây ra những hệ lụy không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh như:
Gây mất ngủ triền miên: Tiểu đêm nhiều lần khiến người bệnh hay phải thức dậy lúc nửa đêm làm mất ngủ, giấc ngủ không ngon, ngủ không sâu. Tình trạng mất ngủ triền miên khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, sức khỏe bị suy giảm nhanh chóng.
Là tiền đề tác động gây ra các bệnh: sức khỏe suy giảm khiến sức đề kháng của cơ thể sụt giảm, lâu dần có thể gây các bệnh sỏi bàng quang, sỏi thận, suy thận, tiểu đường, u xơ tuyến tiền liệt (ở nam giới), viêm âm đạo, viêm phụ khoa (ở nữ giới).
Cách chữa trị tiểu đêm nhiều lần
Việc chữa trị tiểu đêm nhiều lần càng sớm sẽ càng dễ dàng hơn, giúp người bệnh sớm lấy lại cuộc sống bình thường, giấc ngủ ngon cũng như sức khỏe tốt. Dưới đây, tuyentienliet.com.vn xin giới thiệu một số cách làm dân gian và các loại thuốc chữa trị tiểu đêm nhiều lần hiệu quả.
Thuốc Tây y chữa trị tiểu đêm nhiều lần
1. Nhóm kháng thụ thể Muscarinicacetycholin (MAR)
Muscarinicacetycholin (MAR) là một phần trong nhóm thuốc kháng Cholinergic. Đây là nhóm thuốc hoạt động dựa trên sự ức chế dẫn truyền thần kinh acetylcholine – nguyên nhân tác động khiến bàng quang bị kích thích và hoạt động cóp bóp tống nước tiểu quá mức ngay cả khi chưa tích đầy nước tiểu trong bàng quang.
Một số loại thuốc tiểu biểu trong nhóm MAR như:
Solifenacin (vasiare): có tác dụng ngăn chặn acetylcholin bằng cách làm giảm nhịp điệu co cơ bàng quang, cho phép bàng quang tích giữ một khối nước tiểu lớn mà không bị kích thích co bóp… Thuốc có thể dùng khi người bệnh bị bàng quang tăng hoạt (OAB), tiểu gấp (tiểu són), tiểu đêm nhiều lần, đi tiểu mất kiểm soát (tiểu nhỏ giọt rò rỉ).
Tác dụng phụ:
- Có thể làm kéo giãn QT trên điện tâm đồ.
- Gây ra xoắn đỉnh nên phải chống chỉ định với các loại thuốc có thể gây hiệu ứng này như moxifloxavin, pimozid.
Oxybutynin (ditropan): Có tác dụng giống thuốc solifenacin nhưng các tác dụng phụ nhẹ hơn.
Darifenacin (enablex, emselex): làm giảm lực co trơn của cơ bàng quang, từ đó giúp làm giảm số lần đi tiểu cả ban ngày và ban đêm.Thuốc phù hợp dùng khi bị tiểu đêm nhiều lần, tiểu gấp, tiểu nhỏ giọt, tiểu són.
Chống chỉ định: không dùng với những người mắc u xơ tuyến tiền liệt, người bị trào ngược dạ dày thực quản, tắc nghẽn ruột dạ dày, viêm loét đại tràng, các bệnh về dạ dày hoặc có bệnh liên quan đến gan thận.
2. Nhóm thuốc chẹn Alpha-1
Alpha-1 là nhóm thuốc điều trị chứng tiểu đêm cũng như các chứng rối loạn tiểu tiện khác ở nam giới mắc bệnh về tuyến tiền liệt như: viêm tuyến tiền liệt, u xơ tiền liệt tuyến.
Nhóm Alpha-1 phổ biến với nhiều tên biệt dược như:
- Alfuzosin (Uroxatral)
- Doxazosin (Cardura)
- Prazosin (Minipress)
- Silodosin (Rapaflo),
- Tamsasmin (Flomax)
- Terazosin (Hytrin).
Tác dụng: Làm giảm trương lực ở cổ bàng quang, giúp cổ bàng quang giãn mở dễ dàng hơn, chứng co thắt bàng quang giảm từ đó giúp cải thiện và làm giảm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện trong đó có tiểu đêm nhiều lần.
3. Thuốc Desmopressin
Là một dạng nhân tạo của vasopressin – loại hormone có khả năng điều khiển lượng nước tiểu trong cơ thể.
Desmopressin được sử dụng để thay thế vasopressin ở nồng độ thấp giúp kiểm soát sự gia tăng cơn khát nước và đi tiểu quá nhiều ở người bệnh đái tháo đường, từ đó làm giảm hiện tượng đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm ở những người mắc nhóm bệnh này.
Trong một số trường hợp, Desmopressin cũng được dùng cho trẻ nhỏ để kiểm soát chứng đái dầm ban đêm ở em bé.
Tác dụng phụ: có thể gặp tình trạng:
- Đau đầu.
- Tiêu chảy.
- Làm giảm hàm lượng Natri trong máu.
Thuốc Đông y (thuốc Bắc) chữa trị chứng tiểu đêm nhiều lần
Bài thuốc 1:
Chủ trị: Người bị tiểu đêm nhiều lần do thận hư, chức năng bàng quang bị rối loạn, người bệnh bị mất ngủ, chân tay lạnh, hay mệt mỏi, hồi hộp, có cảm giác đánh trống ngực.
Nguyên vị:
- Đương quy, liên nhục, thỏ ty tử, sơn thù, cẩu tích: mỗi vị 20g.
- Đỗ trọng, hoài sơn, ngũ gia bì, thục địa, khởi tử, sa sâm: mỗi vị 20g.
- Viễn chí, hắc táo nhân, bạch truật, hoàng kỳ, phòng sâm: mỗi vị 20g.
- Cam thảo: 40g + Nhục quế: 10g
- Trần bì, trạch tả: mỗi vị 16g.
Cách ngâm rượu thuốc:
- Cho các vị thuốc vào một bình thủy tinh sạch rồi đổ rượu trắng (khoảng 40 độ) cho đến khi rượu ngập thuốc một đoạn khoảng 5cm thì ngừng.
- Nút chặt miệng bình rượu và bọc thêm một lớp nilon ở bên ngoài để đảm bảo.
- Để bình rượu thuốc vào nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
- Sau 25 ngày thì bỏ rượu ra dùng uống hàng ngày điều trị chứng tiểu đêm nhiều lần.
- Cách dùng: Mỗi lần uống 1 chén rượu thuốc nhỏ (khoảng 20ml). Ngày uống 3 chén, chia uống thành 3 lần, uống sau ăn 20 phút. Không uống quá liều lượng quy định nhằm tránh gây tác dụng phụ.
Bài thuốc 2:
Chủ trị: Người bị tiểu đêm nhiều lần kèm theo chứng hay quên, tim đập loạn nhịp, hay bị bồn chồn, lo lắng hồi hộp.
Nguyên vị:
- Thục địa, liên nhục, bạch biển đậu, viễn chí, kim anh, hắc táo nhân, sơn thù: mỗi vị 12g.
- Hoài sơn: 16g + cố chỉ: 10g + Đại táo: 8 quả
Cách sắc thuốc:
- Cho các vị thuốc vào ấm sắc cùng 3 bát con nước sạch.
- Đun sôi ấm rồi hạ nhỏ lửa sặc cạn còn khoảng 1 bát thuốc thì chắt ra.
- Tiếp tục sắc thuốc lần 2 và lần 3. Mỗi lần cho 2 bát nước và sắc cạn còn 1 bát thuốc.
- Đổ trộn đều 3 bát thuốc sắc vào nhau, dùng chia uống 3 bữa, mỗi bữa uống 1 bát con sau khi ăn.
- Ngày uống 1 thang.
Bài thuốc 3:
Chủ trị: người bị tiểu đêm nhiều lần kèm theo cơ thể suy nhược, người xanh xao, môi nhợt.
Nguyên vị:
- Bạch truật, ngũ gia bì, phòng sâm, thục địa, sơn thù, khiếm thực: mỗi vị 12g.
- Thỏ ty tử, bạch linh, trạch tả: mỗi vị 10g.
- Cách sắc thuốc: giống như bài thuốc 2. Dùng uống ngày 1 thang, chia thuốc uống 3 lần/ngày.
Lưu ý: Nếu người bệnh bị chân tay lạnh, cho thêm 1 củ gừng nhỏ và 10g nhục quế vào sắc cùng.
Cây thuốc Nam chữa trị tiểu đêm nhiều lần tại nhà
Ngoài các loại thuốc tân dược, các bài thuốc Bắc thì uống thuốc Nam cũng là một cách chữa trị tiểu đêm hiệu quả.
1. Kim tiền thảo chữa trị tiểu đêm nhiều lần
Kim tiền thảo từ lâu đã được biết đến là cây thuốc Nam có tác dụng làm mát cơ thể, điều hòa các chứng rối loạn tiểu tiện mà đặc biệt là chứng: tiểu nhiều lần cả ngày và đêm, tiểu rắt, tiểu buốt, khó tiểu, bí tiểu… Ngoài ra, đây cũng là vị thuốc Nam có tác dụng bài trừ sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu hiệu quả.
- Chuẩn bị: kim tiền thảo và dâu ngô: mỗi vị 80g (nếu dạng tươi thì lấy mỗi vị 150g).
- Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào đun cùng 1,5 lit nước sạch. Đun sôi và hạ nhỏ lửa đun thêm 20 phút thì tắt bếp. Dùng nước thuốc thu được uống thay nước lọc, uống hết trong ngày. Kiên trì thực hiện 10 ngày sẽ thấy chứng tiểu đêm giảm hẳn.
2. Điều trị tiểu đêm bằng câu kỷ tử
Câu kỷ tử (kỷ tử) được biết đến nhờ tác dụng thông tiểu giúp người bệnh tiểu tiện dễ dàng hơn, từ đó làm giảm số lần đi tiểu đêm và giúp giấc ngủ ngon hơn. Đây cũng là vị thuốc bồi bổ cơ thể, giúp nâng cao sức khỏe rất tốt cho những người trung niên, người cao tuổi mắc chứng đi tiểu đêm nhiều lần.
Cách làm:
- Cách 1: Lấy 150g kỷ tử đem sắc với 1 lít nước lọc. Lấy phần nước thuốc thu được chia uống 3 lần trong ngày.
- Cách 2: Ăn 20g kỷ tử mỗi ngày (dạng tươi hoặc khô đều được). Ăn trực tiếp không cần qua chế biến.
3. Ích trí nhân và cách chữa trị tiểu đêm
Cách làm: lấy khoảng 20 hạt ích trí nhân đem sắc với 300ml nước và vài hạt muối tinh. Sắc đến khi còn khoảng 150ml thì chắt uống. Ngày sắc uống 2 lần, uống trước khi đi ngủ trưa – tối 30 phút.
Hỗ trợ điều trị tiểu đêm
Vương bảo là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Phẩm Thái Minh đã nghiên cứu và bào chế thành công từ các cây thuốc Nam như cây Náng hoa trắng, Hải trung kim, Sài hồ nam với 2 tác dụng kép:
- Hạn chế sự phì đại của các tế bào tuyến tiền liệt lành tính, từ đó ngăn cản sự phát triển phình to khối u xơ (phì đại) tuyến tiền liệt, đồng thời làm teo nhỏ kích thước khối u lành tuyến tiền liệt theo thời gian.
- Làm giảm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh phì đại tuyến tiền liệt gây ra như: tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần cả ngày và đêm, tiểu khó, bí tiểu, tiểu nhỏ giọt… hiệu quả.
Có lẽ bạn sẽ cần:
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng