Tiểu đêm hay còn được gọi là đa niệu về đêm là tình trạng người bệnh buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần vào ban đêm, gây ra chứng mất ngủ kéo dài, sức khỏe suy giảm.
Mục lục
Tiểu đêm là bệnh gì?
Tiểu đêm nếu kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh như:
- Khiến người bệnh bị mất ngủ, thiếu ngủ, giấc ngủ không sâu.
- Tinh thần mệt mỏi, uể oải, khó tập trung làm việc.
- Sức khỏe suy giảm, trí nhớ giảm sút do bị mất ngủ.
- Làm giảm sinh lí (ở cả nam và nữ)
- Là tiền đề gây ra chứng tiểu đêm nhiều lần
Nguyên nhân gây chứng tiểu đêm
Nguyên nhân gây tiểu đêm thường do hai lý do chính là thói quen sinh hoạt hoặc do các bệnh lý đang tiềm ẩn trong cơ thể người bệnh. Cụ thể như:
Các bệnh lý gây tiểu đêm
- Do cơ thể bị nóng trong.
- Do bị nhiễm trùng như: nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang… Đây chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
- Do sỏi và các dị tật như: sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi thận… từ đó làm rối loạn đường tiểu, quá trình lọc và co bóp nước tiểu bị cản trở gây nhiều chứng bệnh như tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, bí tiểu…
- Do mắc các bệnh nội tiết: tiểu đường type II, đái tháo nhạt, cao huyết áp…
- Do thời gian mang thai.
- Do một số bệnh phụ khoa như: như viêm âm đạo, viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc cổ tử cung… (hay gặp ở nữ giới).
- Do mắc các bệnh về tuyến tiền liệt như: viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt , ung thư tuyến tiền liệt (xảy ra ở nam giới)
- Do bàng quang tăng hoạt (OAB): Bàng quang tăng hoạt hay chính là hiện tượng bàng quang nhạy cảm dễ bị kích thích co bóp tống nước tiểu ra ngoài ngay cả khi chưa tích đầy nước tiểu – nguyên nhân hàng đầu gây chứng tiểu đêm nhiều lần ở mọi lứa tuổi.
- Bệnh nhân bị suy thận mãn tính khiến nước tiểu bị cô đặc gây chứng tiểu đêm.
- Do tác dụng phụ của các loại thuốc đang dùng như: các thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tim mạch…
Các nguyên nhân không phải bệnh lý gây tiểu đêm
- Do thói quen uống nhiều nước vào buổi tối (sau 21h)
- Do căng thẳng, stress kéo dài
- Do yếu tố tuổi tác: ở những người cao tuổi chức năng của thận kém dần nên dễ gặp chứng tiểu đêm hơn so với những người trẻ tuổi.
- Do bị rối loạn phản xạ thần kinh điều khiển bàng quang.
Chữa trị tiểu đêm bằng thuốc nào?
Thông thường, đối với người mắc tiểu đêm không phải bệnh lý thì bệnh sẽ tự khỏi trong một thời gian ngắn khi cơ thể lấy lại cân bằng. Nhưng nếu trong trường hợp chứng tiểu đêm kéo dài không hết và mức độ càng trầm trọng hơn, bạn hãy chủ động thăm khám bác sĩ bởi rất có thể bạn đang mắc các bệnh lý và cần phải dùng thuốc điều trị bệnh lý và giúp cải thiện chứng tiểu đêm.
Dùng thuốc uống là cách làm giúp giảm nhanh triệu chứng tiểu đêm, cải thiện giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh. Một số loại thuốc có tác dụng cải thiện chứng tiểu đêm như:
- Nhóm thuốc chẹn Alpha-1
- Nhóm thuốc chống co thắt MAR
- Nhóm thuốc Desmopressin
- Nhóm thuốc kháng Androgen
- Thuốc nội tiết tố
Nhóm thuốc chẹn Alpha-1
Đây là nhóm thuốc thường được kê đơn cải thiện chứng tiểu đêm do các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt ở nam giới như viêm tuyến tiền liệt, u xơ tiền liệt tuyến gây ra.

Một số tên biệt dược phổ biến của Alpha-1 như:
- Alfuzosin (Uroxatral)
- Doxazosin (Cardura)
- Prazosin (Minipress)
- Silodosin (Silodosin, Rapaflo)
- Tamsasmin (Flomax)
- Terazosin (Hytrin).
Tác dụng: Alpha-1 là nhóm thuốc chẹn có tác dụng làm giãn trương lực ở cổ bàng quang giúp bàng quang dễ co giãn và thông tiểu, từ đó làm tăng lượng nước tiểu mỗi lần đi, hạn chế lắng đọng nước tiểu trong bàng quang và giúp cải thiện các chứng tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, tiểu nhiều lần…
Một số tác dụng phụ có thể gặp:
- Bị choáng váng không thường xuyên.
- Hoa mắt, chóng mặt.
- Đau đầu.
- Người mệt mỏi.
- Có thể bị hạ huyết áp.
Thuốc Desmopressin
Desmopressin giống như dạng nhân tạo của Vasopressin – loại hormone có khả năng điều phối lượng nước tiểu trong cơ thể (tương tự hormone ADH). Chúng hay được dùng điều trị cho người bệnh đái tháo nhạt, người bị đi tiểu nhỏ giọt, tiểu mất kiểm soát trong lúc ngủ hoặc dùng cho trẻ em thường bị đái dầm buổi đêm.

Tên biệt dược thường gặp của Desmopressin:
- Glubet
- Minirin
- Minirin Melt Oral Lyophilisate 120mcg
- Minirin Melt Oral Lyophilisate 60mcg
- Zydesmo Nasal Spray
Tác dụng: Khi sử dụng Desmopressin ở nồng độ thấp có thể giúp người bệnh kiểm soát sự khát và muốn uống nước. Từ đó làm giảm số lần uống nước, làm giảm lượng nước tiểu đồng thời giảm số lần đi tiểu cả ban ngày và ban đêm.
Tác dụng phụ: Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng đau đầu, tiêu chảy, làm lượng Natri trong máu giảm thấp.
Nhóm thuốc kháng Androgen (5-Alpha)
Nhóm kháng Androgen cũng là một nhóm thuốc điều trị tiểu đêm ở người bệnh mắc u xơ tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt.

Androgen gồm một số biệt dược:
- Finasterid (Proscar)
- Dutasteride (Avodart) – được dùng nhiều hơn trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Tác dụng: Nhóm kháng 5-Alpha hoạt động với cơ chế kìm hãm sự phát triển của các tế bào tuyến tiền liệt, từ đó làm giảm sự chèn ép của khối u tuyến tiền liệt đến bàng quang và niệu đạo, giúp người bệnh tiểu tiện dễ dàng hơn, số lần đi tiểu cả ngày và đêm giảm đáng kể.
Tác dụng phụ: có thể gặp một số biểu hiện:
- Giảm ham muốn tình dục
- Xuất tinh ngược dòng
- Giảm cương dương
- Đau đầu, mệt mỏi
Nhóm thuốc chống co thắt MAR (Muscarinicacetycholin)
Muscarinicacetycholin (MAR) là một loại trong 3 loại của nhóm thuốc kháng Cholinergic (thuốc MAR, thuốc ức chế thần kinh cơ, thuốc chẹn hạch).
Một số loại thuốc tiểu biểu trong nhóm MAR như:
- Solifenacin (Vasicare): giúp ngăn chặn acetylcholin bằng cách làm giảm nhịp điệu co cơ bàng quang, cho phép bàng quang tích giữ một khối nước tiểu lớn mà không bị kích thích co bóp, từ đó làm hạn chế số lần đi tiểu đặc biệt vào ban đêm. Hay dùng cho người bị bàng quang tăng hoạt (OAB), tiểu gấp (tiểu són), tiểu rắt, tiểu đêm nhiều lần, đi tiểu mất kiểm soát…
- Oxybutynin (Ditropan): có tác dụng tương tự như Solifenacin (Vasicare).
- Darifenacin (Enablex, Emselex): làm giảm lực co trơn của cơ bàng quang, từ đó giúp làm giảm số lần đi tiểu cả ban ngày và ban đêm. Thường dùng cho người bị tiểu nhiều lần cả ngày và đêm, tiểu gấp, tiểu nhỏ giọt, tiểu són….
Tác dụng phụ:
- Giảm trí nhớ hoặc có thể mất trí tạm thời.
- Khô, đau họng.
- Da ửng đỏ, phát ban hoặc mẩn đỏ.
- Giảm thị lực, mắt mờ.
- Dễ bị giật mình.
- Tăng nhịp tim.
- …
Thuốc nội tiết tố nữ

Suy giảm estrogen (ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh) là nguyên nhân cốt lõi khiến các chị em phụ nữ bị lão hóa, xuất hiện dấu hiệu “tuổi tác” cũng như các loại bệnh trong đó có bàng quang hoạt động quá mức (OAB), tiểu nhiều lần, tiểu đêm…
Vì vậy, nếu thăm khám và phát hiện OAB do suy giảm estrogen, có thể tìm hiểu một số tân dược có chứa estrogen dùng bôi tại chỗ như:
- Estrogen liên hợp (Premarin)
- Estradiol (Estrace)
Tác dụng phụ: Có thể gây kích ứng tại chỗ đối với một số trường hợp (không hợp cơ địa). Ngoài ra, một số chuyên gia lo ngại nó có thể làm gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh như: đau tim, ung thư, đột quỵ…
Thuốc an thần
Một số bệnh nhân bị mất ngủ triền miên do ảnh hưởng nặng nề của chứng tiểu đêm đã tìm đến sử dụng các loại thuốc uống an thần giúp giấc ngủ sâu hơn, làm giảm tình trạng mệt mỏi, stress do tiểu đêm gây ra. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe, hãy thăm khám và xin thuốc kê đơn, chỉ định, hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ.
Lưu ý:
Mỗi nhóm thuốc trên đây đều có mục đích làm giảm chứng tiểu đêm ở từng loại bệnh lý khác nhau. Đây không phải là danh sách đầy đủ các loại thuốc trị tiểu đêm, bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho bạn những loại thuốc khác với các thành phần khác (tùy thuộc vào tình trạng của bạn hiện tại).
Tuyentienliet.com.vn tìm và tổng hợp các thông tin thuốc chữa trị tiểu đêm nhưng nó không được sử dụng thay thế cho bất kỳ một chẩn đoán chuyên nghiệp hoặc một đơn thuốc.
Một số lời khuyên cho người bệnh tiểu đêm
Một số lời khuyên hữu ích của bác sĩ dưới dây sẽ giúp bạn hạn chế được chứng tiểu đêm do các nguyên nhân chức năng (nguyên nhân không phải bệnh lý):
- Hạn chế uống quá nhiều nước, ăn nhiều canh và không uống bia rượu, chè, cà phê, trà vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Chế độ ăn hàng ngày nên cung cấp đầy đủ rau xanh, chất xơ, không nên ăn quá nhiều thịt, muối
- Hạn chế ăn nhiều loại hoa quả chứa nhiều nước như dưa hấu, cam, bưởi… vào buổi tối
- Tạo thói quien đi tiểu trước khi đi ngủ
- Để tinh thần thoải mái, tránh xa lo lắng, stress…
- Không uống các thuốc lợi tiểu vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Tìm hiểu thêm:
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng