Bệnh tiểu rắt (đái rắt) là gì? Vì sao cả nam giới và nữ giới đều dễ bị mắc bệnh đái rắt? Đái rắt báo hiệu những căn bệnh nguy hiểm gì? Nên làm gì khi bị mắc bệnh tiểu rắt (đái rắt)?… Mời bạn cùng tuyentienliet.com.vn tìm lời giải đáp cho những thắc mắc này nhé.
Mục lục
Bệnh tiểu rắt (đái rắt) là gì?
Tiểu rắt hay còn gọi là đái rắt là hiện tượng người bệnh đột ngột bị đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm nhưng mỗi lần đi chỉ được rất ít nước tiểu, thậm chí là tiểu nhỏ giọt; khả năng kiểm soát cơn buồn tiểu bị mất, không thể nhịn tiểu, buồn tiểu là phải đi ngay. Tiểu rắt thường có cảm giác buốt tiểu, tiểu sót, tiểu nóng kèm theo.
Nguyên nhân gây tiểu rắt (đái rắt)
Tiểu rắt có thể xảy ra ở mọi độ tuổi trên cả nam và nữ. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp gây tiểu rắt tiểu buốt ở nam giới và nữ giới.
Nguyên nhân gây tiểu rắt ở nam giới
- Do viêm tuyến tiền liệt: Khi dòng nước tiểu chảy qua vết sưng viêm tuyến tiền liệt gây ra cảm giác sót, buốt tiểu. Viêm tuyến tiền liệt cũng tác động khiến người bệnh mót tiểu tiện nhiều hơn.
- Bệnh phì đại tuyến tiền liệt: kích thước tuyến tiền liệt tăng sinh và chèn vào bàng quang tác động khiến bàng quang bị căng giãn và co bóp thải nước tiểu dù chưa tích đầy nước tiểu. Ngoài tiểu buốt tiểu rắt, u xơ tuyến tiền liệt còn gây ra một loạt các vấn đề về đường tiểu khác như: tiểu nhỏ giọt, tiểu ngắt quãng, tiểu đêm nhiều lần, bí tiểu, khó tiểu…
- Ung thư tiền liệt tuyến: Đây là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh về tuyến tiền liệt. Các triệu chứng bệnh như: tiểu rắt, tiểu tiện ra máu, tiểu mất kiểm soát, Đau nhức ở lưng, hông háng, xương sườn…
- Do các bệnh nam khoa: các bệnh nam khoa thường gặp như: viêm bao quy đầu, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh.
Nguyên nhân gây tiểu rắt ở nữ giới
- Do viêm âm đạo: Viêm âm đạo hay nhiễm trùng âm đạo là bệnh rất hay gặp ở phụ nữ. Âm đạo bị viêm nhiễm khiến dòng nước tiểu chảy qua vết thương gây sót, buốt mỗi khi tiểu tiện.
- Do các bệnh phụ khoa: thường gặp ở các bệnh viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc cổ tử cung.
- Do quá trình mang thai: Thai nhi lớn dần và chèn ép vào bàng quang gây chứng tiểu rắt tiểu buốt.
Các nguyên nhân chung gây đái rắt
Một số nguyên nhân chung gây tiểu buốt, tiểu rắt không thể bỏ qua như:
- Do cơ thể bị nóng trong: Cơ thể bị nóng trong cũng là một trong nguyên nhân gây tiểu rắt thường gặp nhất. Với nguyên nhân này người bệnh có thể tự điều trị tiểu rắt bằng các bài thuốc dân gian và ăn đồ mát.
- Do nhiễm trùng đường tiết niệu: Đường tiểu hay đường tiết niệu gặp “sự cố” là một trong những nguyên nhân chính gây tiểu buốt tiểu rắt ở cả nam và nữ. Đa số các trường hợp thường do vi khuẩn E.coli gây ra. Tuy nhiên, do đường tiết niệu nằm sâu bên trong nên nam giới thường ít bị mắc bệnh hơn.
- Do sỏi và các dị tật: Sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản… làm cản trở dòng nước tiểu xuống niệu quản, bàng quang và gây tiểu buốt kèm tiểu rắt.
- Viêm bàng quang: các vi khuẩn có thể xâm nhập từ âm đạo gây viêm bàng quang ở nữ giới; hoặc xâm nhập từ dương vật gây viêm ở nam giới.
- Bệnh lậu: người bệnh quan hệ tình dục không an toàn khiến bệnh lậu lây lan dễ dàng. Ngoài tiểu buốt tiểu rắt, căn bệnh này còn gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh con ở phụ nữ.
- Mắc các bệnh lý như: viêm thận, sỏi thận, suy thận, đái tháo đường…
- Tâm lý lo âu, căng thẳng stress kéo dài.
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách.
- Do mặc quần quá chật.
Bệnh đái rắt gây hậu quả gì?
Tiểu dắt hay đái dắt gây phiền toái lớn tới chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh, không những thế nó còn gây ra cảm giác tự ti về bản thân cho người bệnh, người bệnh không dám đi chơi xa nhà đi chơi nhiều ngày với bạn bè bởi lẽ sự bất tiện khi cứ một lúc lại phải tìm chỗ giải quyết.
Bệnh tuy không phải nguy hiểm nhưng nếu không sớm được điều trị bệnh sẽ gây phiền toái lớn cho sức khở, cuộc sống cũng như giấc ngủ của người bệnh. Ngoài ra với chứng chủ quan coi thường bệnh mà không sớm đi khám và điều trị đến lúc chuyển biến nặng vì tiểu dắt chỉ là triệu chứng của bệnh khác như u xơ tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, … thì việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiểu rắt có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như:
- Gây biến chứng bí tiểu cấp, người bệnh phải đi thông tiểu.
- Gây tổn thương bàng quan và thận. Nếu kéo dài quá lâu có thể dẫn đến sỏi bàng quang, sỏi thận và suy thận do phải đi tiểu nhiều lần mà không được tống được toàn bộ nước tiểu ra ngoài.
- Làm giảm “bản lĩnh đàn ông” giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vợ chồng.
- Gây mất ngủ, thiếu ngủ do tiểu đêm nhiều lần.
- Sinh hoạt, công việc, sức khỏe, cuộc sống người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Làm gì khi bị mắc bệnh tiểu rắt (đái rắt)?
Hãy cùng tuyentienliet.com.vn tìm hiểu các cách chữa tiểu rắt bằng các mẹo dân gian, bằng các bài thuốc Nam và chế độ dinh dưỡng tốt để “hô biến” chứng tiểu rắt khó chịu nhé.
4 Mẹo dân gian chữa đái rắt tại nhà
Dùng rau mùng tơi chữa tiểu rắt
Cách làm:
- Rửa sạch 500g rau mùng tơi, sau đó cho vào nồi đun với 1 lit nước lọc.
- Khi nồi sôi thì vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 15 phút để các dưỡng chất trong rau phai ra nước rồi tắt bếp.
- Dùng nước rau mùng tơi uống thay nước lọc.
- Khi uống hết nước, tiếp tục đun thêm lần 2 rồi thay rau mùng tơi mới.
Bí xanh trị đái rắt
Thực hiện:
- Dùng 300g bí xanh (đã được nạo vỏ, rửa sạch và thái miếng) cho vào xay nhuyễn.
- Nếu bạn có thể uống cả bí xanh thì cho thêm 200ml nước lọc + vài hạt muối tinh (muối trắng), xay nhuyễn thành sinh tố và dùng uống.
- Nếu bạn chỉ muốn uống nước cốt bí thì sau khi xay bí xanh dùng miếng vải vắt lọc lấy nước cốt bí và bỏ bã. Pha thêm nước lọc và muối để dễ uống hơn.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp ăn bí xanh luộc và uống nước bí hàng ngày để trị tiểu buốt.
Cây rau đắng trị tiểu rắt
Cây rau đắng
Thực hiện:
- Chuẩn bị 20g rau đắng + 20g mã đề+ 20g hải kim sa. Tất cả đem rửa sạch.
- Cho các nguyên liệu vào ấm đun cùng 500ml nước. Khi ấm sôi vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun đến khi nước cạn còn khoảng 300ml nước thì chắt ra dùng uống.
- Tiếp tục thực hiện lần 2 và lần 3 giống như lần 1.
- Thực hiện uống 3 lần/ngày. Đến khi nước thuốc nhạt thì thay nguyên liệu mới.
- Sau 2 – 3 ngày sẽ thấy chứng bí tiểu, tiểu buốt tiểu rắt, tiểu khó thuyên giảm.
Ngoài cách trên, bạn có thể dùng 20g rau đắng phơi khô, rửa sạch rồi cho vào nồi đun với 1 lit nước lọc. Khi nồi sôi thì đun thêm 15 phút và tắt bếp. Dùng nước này uống thay nước lọc trong ngày (không uống nước đã để qua đêm).
Cây rau má chữa tiểu rắt
Thực hiện:
- Rửa sạch 300g rau má tươi. Tiếp tục đem ngâm với nước muối loãng 20 phút để rau được đảm bảo.
- Vớt ra để ráo nước. Sau đó cho rau vào cối giã nát (hoặc có thể bỏ vào máy say sinh tố).
- Dùng miếng vải sạch vắt lấy nước cốt rau má.
- Pha thêm nước lọc và vài hạt muối tinh vào nước cốt rau má và dùng uống.
- Thực hiện 2 lần/ngày.
3 Bài thuốc Nam chữa tiểu rắt
Bên cạnh các mẹo dân gian, có một số bài thuốc Nam sử dụng các cây cỏ tự nhiên trị đái rắt hiệu quả.
Bài thuốc 1:
Nguyên liệu:
- Cỏ mần trầu tươi, cây mã đề (có thể lấy cả rễ): 100g
- Râu ngô, kim tiền thảo, (cả khô hoặc tươi đều được): mỗi loại 100g
- Bột thân tre (lớp vỏ mỏng bên ngoài của thân cây tre): 2g
Cây kim tiền thảo
Thực hiện:
- Đem rửa sạch các nguyên liệu trên ngoài trừ bột thân tre.
- Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi đun cùng 1 lit nước sạch.
- Khi nồi sôi vặn nhỏ lửa và đun thêm 15 phút rồi tắt bếp.
- Chắt nước thuốc và dùng uống trực tiếp, có thể uống khi còn ấm hoặc uống nguội, uống thay nước lọc.
- Tiếp tục thực hiện đun lần 2, lần 3 và lần 4 dùng uống để tránh lãng phí thuốc.
- Khi thuốc nhạt thì thay nguyên liệu mới.
- Uống sang ngày thứ 2 sẽ thấy chứng tiểu không hết, tiểu buốt tiểu rắt, khó tiểu giảm đáng kể.
Bài thuốc 2:
Nguyên liệu:
- Kim tiền thảo, cây mã đề: mỗi vị 50g
- Cây râu mèo: 20g + rễ cỏ tranh: 12g
Thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào ấm đun cùng 3 bát con nước.
- Khi ấm sôi, hạ nhỏ lửa và tiếp tục sắc đến khi nước thuốc còn khoảng 1 bát con thì chắt ra và dùng uống khi còn ấm.
- Tiếp tục sắc uống lần 2 và lần 3. Ngày uống 3 lần, chia ra 3 bữa.
- Chỉ nên uống thuốc trong ngày. Không nên dùng thuốc khi đã để qua đêm.
Bài thuốc 3:
Cây mã đề
Nguyên liệu:
- Râu ngô, cây mã đề: mỗi vị 100g
- Rễ có tranh, đỗ đen: mỗi vị 50g
- Củ xả: 10g
- Tất cả các nguyên liệu đều chuẩn bị ở dạng khô.
Thực hiện: sắc thuốc và cách dùng uống giống như bài thuốc 2.
Mời bạn xem chi tiết các bài thuốc Nam và nguyên liệu dân gian chữa tiểu rắt trong bài tổng hợp dưới đây:
Chế độ dinh dưỡng và thói quen giúp “hô biến” bệnh đái rắt
Dưới đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống hàng ngày cho người bệnh bị đái rắt:
- Uống đủ nước mỗi ngày và đều đặn vì nó giúp cơ thể bạn khỏe mạnh và đào thải các vi khuẩn có hại ra ngoài cơ thể. Chính vì vậy nên uống 2 lít nước trong một ngày và hạn chế uống nước vào buổi tối.
- Hạn chế các đồ uống có cồn như bia rượu, các chất lợi tiểu như cà phê, trà…
- Tránh dùng nhiều thực phẩm có chứa axit : Cam, chanh, cà phê, trà, cà chua là các loại thực phẩm có chứa axit, có thể gây kích thích bàng quang
- Hạn chế đồ uống có gas : Vì chúng dễ gây kích thích bàng quang dẫn tới đi tiểu nhiều trong ngày
- Không nên dùng gia vị nóng, chất ngọt quá nhiều.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
- Quan hệ tình dục an toàn
- Tránh áp lực, căng thẳng, stress kéo dài.
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng