Tiểu buốt tiểu rắt là hiện tượng thường gặp, gây nhiều khó chịu cũng như lo lắng cho người mắc phải nó. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách điều trị ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Cảm giác đái rắt đái buốt là thế nào?
Đái dắt đái buốt hay đái rắt đái buốt là tình trạng một người rất buồn tiểu và buồn tiểu nhiều lần trong ngày, nhưng khi đi tiểu chỉ tiểu nhỏ giọt, lượng nước tiểu thải ra ít. Tổng lượng nước tiểu trong vòng 24 giờ ít hơn 400ml. Song song với đó, trong quá trình đi tiểu hoặc sau khi tiểu xong, người đó còn cảm thấy đau buốt, khó chịu, nóng rát. Ở nam giới, cảm giác đau này có thể xuất hiện ở đầu dương vật; ở phụ nữ, có thể xuất hiện bên trong hoặc bên ngoài vùng âm đạo.
☛ Tham khảo thêm: Đái buốt là gì?
Vì sao bị đái buốt đái rắt?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng đái buốt đái rắt, thường gặp nhất là:
Viêm nhiễm đường tiết niệu
Viêm nhiễm đường tiết niệu là tình trạng một bộ phận thuộc hệ thống tiết niệu (thận, bàng quang, niệu quản hoặc niệu đạo) bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập. Biểu hiện thường thấy của căn bệnh này người bệnh bị tiểu buốt, tiểu dắt, cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên, nước tiểu đục, sẫm màu hoặc có mùi lạ, đau ở lưng hoặc vùng bụng dưới, sốt, ớn lạnh,…
Viêm âm đạo
Viêm âm đạo đề cập đến tình trạng viêm nhiễm cả âm đạo và âm hộ (bộ phận sinh dục ngoài của phụ nữ). Tình trạng viêm nhiễm này có thể do các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm men hay virus gây ra. Đôi khi, viêm âm đạo cũng có thể do kích ứng các hóa chất trong dung dịch vệ sinh, xà phòng tắm, quần áo cọ xát,…
Khi bị viêm âm đạo, bạn sẽ có cảm giác bỏng rát bên ngoài âm đạo khi đi tiểu, tiểu dắt, tiểu buốt, dịch âm đạo tiết bất thường, ngứa quanh âm đạo,…
Tăng sản tuyến tiền liệt
Tăng sản tuyến tiền liệt hay phì đại tiền liệt tuyến là một bệnh thường xảy ra ở nam giới cao tuổi. Bệnh này đề cập đến sự gia tăng kích thước của tuyến tiền liệt – một tuyến nhỏ thuộc hệ thống sinh sản của nam giới, nằm ngay dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo. Chính vì thế, khi tuyến này tăng sản, nó có thể chèn ép vào bàng quang và niệu đạo, gây ra tình trạng đi đái dắt và buốt, kèm theo đó là nhiều triệu chứng rối loạn tiểu tiện khác, như tiểu ngắt quãng, tiểu yếu, tiểu són, tiểu gấp,…
☛ Tham khảo: Phì đại tuyến tiền liệt là gì?
Sỏi đường tiết niệu
Sỏi đường tiết niệu bắt đầu hình thành trong thận và có thể to ra trong niệu quản hoặc bàng quang. Tùy thuộc vào vị trí của sỏi, nó có thể được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc sỏi bàng quang. Sỏi là những khối cứng hình thành trong đường tiết niệu, được tạo ra nếu nước tiểu quá ít nước và bị cô đặc nhiều với các chất như canxi, oxalat và phốt-pho.
Những viên sỏi nhỏ có thể không gây ra triệu chứng gì và được thải ra ngoài khi bạn đi tiểu. Nhưng những viên sỏi có kích thước lớn hơn có thể di chuyển trong thận và đi vào niệu quản, làm ngăn chặn dòng nước tiểu, gây ra tình trạng đi tiểu rắt và buốt, tiểu ra máu, nước tiểu đục và có mùi hôi, buồn nôn, ói mửa, đau dữ dội ở bên và lưng, dưới xương sườn,…
Nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân bệnh lý, một số yếu tố tác động bệnh ngoài không phải bệnh lý cũng có thể gây hiện tượng đái dắt đái buốt như:
- Yếu tố tuổi tác: tuổi càng cao thì hệ tiết niệu càng suy giảm dẫn đến người bệnh dễ bị chứng đái rắt đái buốt.
- Do sự thay đổi đột ngột thói quen sinh hoạt, uống nước nhiều đột ngột.
- Do stress, căng thẳng công việc kéo dài.
Bệnh đái rắt đái buốt có nguy hiểm không?
Như ta đã thấy ở trên, đái rắt đái buốt do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bệnh nhìn chung không nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng nếu không điều trị, nó có thể tiến triển và gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Một số nguyên nhân, nếu không kịp thời phát hiện và chữa khỏi có thể gây ra biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.
Chẳng hạn:
- Phì đại tiền liệt tuyến nếu không điều trị có thể gây suy thận, tổn thương thận vĩnh viễn, bí tiểu cấp tính, tổn thương bàng quang,…
- Nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không điều trị có thể gây tổn thương thận, hẹp niệu đạo, nhiễm trùng huyết (một biến chứng có thể đe dọa tính mạng của nhiễm trùng), nhiễm trùng tái phát nhiều lần,…
- Sỏi tiết niệu nếu không điều trị có thể gây biễn chứng thủng niệu quản, thận suy do tắc nghẽn lâu ngày, sẹo và hẹp niệu quản, nhiễm trùng thận nghiêm trọng làm suy giảm chức năng thận, hình thành áp xe,…
Ngoài ra, nếu thấy hiện tượng đái buốt, đái rắt kéo dài quá mức kèm theo máu trong nước tiểu hoặc kèm theo một số triệu chứng như:
- Lên cơn sốt
- Đi tiểu thường xuyên và cấp bách (đi đái rắt quá mức)
- Đau bụng
- Đau lưng
- Tiết dịch âm đạo hoặc niệu đạo bất thường
Cần gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.
Điều trị tiểu buốt tiểu rắt
Về cơ bản, các phương pháp điều trị thường gồm thay đổi lối sống, thuốc men, phẫu thuật.
Thay đổi lối sống
Nếu bạn bị tiểu buốt tiểu rắt do kích ứng các sản phẩm chăm sóc cá nhân, bác sĩ sẽ đề nghị bạn dừng sử dụng các sản phẩm này. Thay vào đó là các sản phẩm dịu nhẹ hơn, tránh các thành phần kích ứng. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các loại đồ lót bằng nylon mà nên lựa chọn quần bằng vải cotton và giặt đồ lót bằng xà phòng chuyên dụng, không mùi; bạn cũng nên tránh mặc quần jean bó sát, quần lót lọt khe, thường xuyên thay băng vệ sinh khi đến kì kinh.
Nếu bạn bị tiểu buốt tiểu rắt do phì đại tiền liệt tuyến và các triệu chứng chưa ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, bác sĩ có thể đề nghị bạn theo dõi và chưa cần điều trị ngay. Trong quá trình theo dõi này, bạn cần định kì tái khám theo chỉ định của bác sĩ và thực hiện thay đổi một số thói quen trong cuộc sống nhằm để giảm bớt các triệu chứng bệnh. Chúng thường gồm:
- Hạn chế tiêu thụ caffeine và rượu
- Giảm tiêu thụ chất lỏng trong 2 giờ trước khi đi ngủ.
- Đi vệ sinh trước khi ngủ, đi đường dài hoặc những trường hợp khác mà bạn khó khăn trong việc tìm nhà vệ sinh.
- Làm trống bàng quang càng kỹ càng tốt sau mỗi lần đi tiểu
- Thực hiện các bài tập để tăng cường cơ sàn chậ
- Làm việc với bác sĩ để huấn luyện bàng quang giữ được nhiều nước tiểu hơn
- Ăn nhiều chất xơ hơn để giúp ngăn ngừa táo bón – một tình trạng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của tăng sản tuyến tiền liệt
- Tránh các loại thuốc có thể làm cho các triệu chứng u xơ trở nên tồi tệ hơn
- Đạt và duy trì cân nặng hợp lý
- Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo và hạn chế thức ăn cay
- Tập thể dục thường xuyên.
Ngoài ra, nếu bạn bị tiểu buốt tiểu rắt do phì đại tiền liệt tuyến. Bạn có thể cân nhắc để sử dụng sớm sản phẩm Vương Bảo. Đây là một sản phẩm rất tốt cho nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt.
Sản phẩm đã được cấp phép bởi Bộ y tế và được nghiên cứu lâm sàng rất kĩ tại Bệnh viện y học cổ truyền TW. Theo đó, Vương Bảo có tác dụng:
- Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến
- Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến, như: tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần, tia nước tiểu yếu.
Đây chính là một sản phẩm cứu cánh cho nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt.
Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo, bạn tìm hiểu TẠI ĐÂY
Để đặt mua Vương Bảo, bạn xem TẠI ĐÂY
Thuốc men
Thuốc cần được kê tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản, có như vậy việc điều trị tiểu rắt tiểu buốt mới đạt được hiệu quả. Các loại thuốc này thường gồm:
- Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm âm đạo
- Thuốc chẹn alpha, thuốc ức chế 5-alpha reductase để điều trị phì đại tiền liệt tuyến (☛ Chi tiết: Bị phì đại tuyến tiền liệt uống thuốc gì?)
- Thuốc lợi tiểu, thuốc allopurinol đề điều trị sỏi tiết niệu
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau để giúp giảm tình trạng đau buốt khi bạn đi tiểu.
Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể được chỉ định nếu tiểu rắt, tiểu buốt xảy ra do sỏi tiết niệu hoặc phì đại tiền liệt tuyến. Tuy nhiên, chúng chỉ được chỉ định khác các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả hoặc đó là mong muốn của bệnh nhân. Tùy thuộc vào tình hình bệnh cụ thể, sự trao đổi và thảo luận giữa bệnh nhân và bác sĩ, phương pháp này có thể được thực hiện.
Việc phẫu thuật có thể là để lấy sỏi ra ngoài cơ thể hoặc để loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến tiền liệt.
☛ Tham khảo thêm: Mổ u xơ tuyến tiền liệt với 6 phương pháp và những điều cần biết
Phòng ngừa
Để ngăn ngừa chứng đái buốt, đái rắt do viêm bàng quang, viêm bể thận người bệnh nên uống vài ly nước mỗi ngày để làm sạch đường tiết niệu. Sau khi đi vệ sinh nên lau từ trước ra sau. Đặc biệt, sau khi quan hệ tình dục nên đi tiểu ngay để đẩy vi khuẩn ra khỏi niệu đạo.
Ngăn ngừa đái buốt đái rắt do dị ứng, phụ nữ nên giữ cho vùng sinh dục sạch sẽ và khô ráo, thay đổi băng vệ sinh thường xuyên, tránh dùng xà phòng gây kích thích, thuốc xịt âm đạo và thụt rửa.
Ngăn ngừa đái rắt, buốt do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nên quan hệ tình dục an toàn, luôn luôn sử dụng bao cao su nếu sinh hoạt tình dục với nhiều người.
Tổng kết
Đi tiểu rắt buốt nhiều lần có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới trong mọi độ tuổi. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, như viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu, phì đại tiền liệt tuyến hay các loại sỏi tiết niệu,.v.v. Mặc dù không gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của bệnh nhân, nhưng nếu không điều trị đái dắt đái buốt có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như đe dạo sức khỏe của người mắc. Chính vì thế, nếu nhận thấy mình có triệu chứng này, người bệnh nên sớm đi khám để được chữa trị kịp thời.
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng