Bí tiểu gây ra nhiều khó chịu, thậm chí là đau đớn cho người bệnh. Khi gặp những triệu chứng đầu tiên của bí tiểu (tiểu khó) người bệnh nên có biện pháp điều trị và khắc phục sớm, tránh để bệnh gây ra nhiều biến chứng. Cùng tìm hiểu một số bài thuốc chữa bí tiểu từ dân gian hiệu quả nhé.
Mục lục
- 1. Bí tiểu – khó tiểu là bệnh gì?
- 2. Nguyên nhân nào gây chứng bí tiểu?
- 3. Thuốc điều trị bí tiểu (kê đơn bác sĩ)
- 4. Phẫu thuật trị bí tiểu
- 5. Chữa trị bí tiểu bằng các bài thuốc dân gian
- 5.1. Bài 1: Dùng bầu đất, râu ngô và cây mã đề chữa trị bí tiểu
- 5.2. Bài 2: Dùng củ sắn dây
- 5.3. Bài 3: Búp tre, rau má chữa trị bí tiểu
- 5.4. Bài 3: Chữa trị bí tiểu bằng kim tiền thảo, cỏ mần trầu
- 5.5. Bài 4: Hoa súng, râu ngô, rễ cỏ tranh điều trị tiểu bí
- 5.6. Bài 5: Dùng cây Náng hoa trắng điều trị chứng bí tiểu ở nam giới
- 5.7. Bài 6: Lá bìm bìm, lá mảnh cộng
- 5.8. Bài 7: Bí xanh chữa trị chứng bí tiểu
Bí tiểu – khó tiểu là bệnh gì?
Bí tiểu (hay còn gọi là tiểu khó, khó tiểu) là tình trạng bàng quang không thể tống toàn bộ nước tiểu ra bên ngoài sau một lần đi tiểu tiện. Bí tiểu khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi tiểu tiện, thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, mỗi lần đi tiểu được rất ít nước, luôn có cảm giác tiểu không hết hoặc có cảm giác buồn đi tiểu nhưng đi tiểu lại không được….
Bí tiểu phân chia thành 2 dạng chính là:
- Bí tiểu cấp tính: đột ngột xảy ra hiện tượng khó tiểu, không tiểu tiện được.
- Bí tiểu mạn tính: chứng đi tiểu khó khăn xuất hiện và nặng dần theo thời gian. Đây thường là hậu quả do bí tiểu cấp tính không được chữa trị triệt để gây ra.
Tìm hiểu chi tiết: Chứng bí tiểu (khó tiểu) và những điều cần biết
Tình trạng bí tiểu, đi tiểu khó khăn có thể gặp ở mọi độ tuổi và mọi đối tượng. Nó không phải hiện tượng hiếm gặp, nó gây nhiều phiền toái, làm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sức khỏe cũng như cuộc sống của bệnh nhân.
Nguyên nhân nào gây chứng bí tiểu?
Chứng đi tiểu khó khăn, mót tiểu nhưng không thể tiểu tiện được hình thành do nhiều nguyên nhân tác động như:
- Do người bệnh bị viêm nhiễm đường niệu đạo.
- Do cơ thể bị nóng trong.
- Ảnh hưởng bởi niệu đạo như: hẹp ống niệu đạo, viêm ống niệu đạo, xơ hóa ống niệu đạo…
- Do hình thành các bệnh về tuyến tiền liệt ở nam giới như: u xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tiền liệt tuyến.
- Nữ giới bị viêm phụ khoa hoặc mắc các bệnh phụ khoa.
- Do bị sa trực tràng, sa bàng quang.
- Do mắc các bệnh làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh như: đột quỵ, tiểu đường, chấn thương cột sống hoặc xương chậu, đa xơ cứng, thoát vị đĩa đệm… tác động gây chứng bí tiểu.
- Do tác dụng phụ của các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co thắt, thuốc kháng histamin…
- Do stress, căng thẳng kéo dài.
- …
Trị từ gốc (nguyên nhân) bệnh là cách làm giúp chữa trị bí tiểu nhanh và hiệu quả. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân bệnh khác nhau mà sẽ có phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Thuốc điều trị bí tiểu (kê đơn bác sĩ)
Một số loại thuốc kê theo đơn – thuốc do bác sĩ chuyên khoa kê đơn để điều trị bệnh phù hợp với từng bệnh nhân nhằm tránh gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh (mục 28 – Điều 2 – Luật Dược năm 2016) có tác dụng cải thiện chứng bí tiểu, khó tiểu:
Nhóm kháng Alpha 1 (ức chế Alpha blockes):
Đây là loại thuốc kê đơn có tác dụng làm giãn trương lực của cơ bàng quang, giúp nước tiểu thoát dễ dàng hơn => cải thiện chứng bí tiểu, khó tiểu do các bệnh phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tiền liệt tuyến gây ra ở nam giới.
Một số biệt dược phổ biến như:
- Alfuzosin (Xatral, Uroxatral)
- Terazosin (Hytrin)
- Doxazosin (Cardura)
- Tamsulosin (Flomax)
Thuốc dùng trong trường hợp bệnh về tuyến tiền liệt phát triển ở cấp độ nhẹ và vừa, kích thước khối tuyến tiền liệt chưa quá lớn. Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, nhóm kháng Alpha 1 có thể kết hợp thêm với 5-Alpha (Finasteride và Dutasteride) nhằm ức chế và làm teo nhỏ kích thước khối u phì đại.
Thuốc Fluconazol
Đây là biệt dược thuộc nhóm kháng nấm triazol dùng theo đường uống có tác dụng điều trị cho các trường hợp bị viêm nhiễm do nấm, vi khuẩn. Thuốc cũng được dùng điều trị trong trường hợp người bệnh bị viêm phụ khoa, viêm nhiễm âm đạo (ở phụ nữ) hoặc viêm bao quy đầu (ở nam giới).
Fluconazol có thể được dùng kết hợp cùng các loại thuốc đặt, thuốc bôi nhóm Imidazol (biệt dược Miconazol, Clotrimazol) làm tăng hiệu quả điều trị viêm nhiễm. Nhờ đó giúp điều trị bệnh cũng như làm dứt chứng tiểu bí, tiểu rắt, khó tiểu…
Lưu ý: Phụ nữ có thai không thể sử dụng Fluconazol do có thể gây dị tật thai nhi. Ngoài nhóm thuốc Imidazol, bác sĩ chuyên khoa có thể kết với các biệt dược khác có tác dụng tương tự. Tuyentienliet.com.vn không đưa ra các chẩn đoán hoặc lời khuyên về thuốc.
Phẫu thuật trị bí tiểu
Phẫu thuật là phương pháp thường lựa chọn khi bệnh nhân bị nặng gây biến chứng bí tiểu cấp tính, hoặc trường hợp bệnh nặng khiến việc dùng thuốc không có tác dụng (hoặc rất ít tác dụng) mang lại hiệu quả kém trong việc làm giảm chứng bí tiểu và điều trị bệnh.
Người bệnh u xơ tuyến tiền liệt ở giai đoạn nặng, kích thước khối u xơ quá lớn trên 80g thường có chỉ định mổ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến tiền liệt (phụ thuộc vào mức độ chèn ép của khối u xơ đến bàng quang và niệu đạo). Một số phương pháp mổ u xơ tuyến tiền liệt: mổ nội soi qua ống niệu đạo, mổ cắt khối u xơ bằng dao lưỡng cực hoặc cắt bằng tia laser, mổ mở khối u xơ tuyến tiền liệt…
Nếu bị hẹp ống niệu đạo, bác sĩ điều trị có thể chỉ định mở niệu đạo bằng ống thông và bóng. Đầu tiên siêu âm tìm đoạn hẹp, sau đó dùng dao hoặc tia laser di chuyển qua niệu đạo, thực hiện một vết cắt để mở đoạn hẹp giúp dòng chảy nước tiểu thoát dễ dàng hơn.. Ống đỡ (ống lưới) cũng có thể giúp mở niệu đạo bị hẹp ở nam giới.
Phụ nữ bị sa bàng quang hoặc sa trực tràng có thể tìm hiểu các bài tập tăng cường cơ sàn chậu giúp cải thiện và hạn chế sự giãn nở của trực tràng – bàng quang.
Trong trường hợp bị sa giãn quá nặng, cần tham khảo phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối sa giãn nhằm cải thiện phần chảy sệ.
Chữa trị bí tiểu bằng các bài thuốc dân gian
Trong Đông y, bí tiểu tiện gọi là lung bế, chúng xảy ra do nhiều nguyên nhân như: do thấp nhiệt, do huyết lâm, thạch lâm, hoặc do các cơ quan lân cận chèn ép làm cho niệu đạo bị bế tắc… Vì vậy để điều trị chứng bí tiểu nên tập trung vào việc giải độc, thanh nhiệt cơ thể, bài thạch, thông tiểu, lợi thấp, chống viêm.
Cây kim tiền thảo
Khi mắc bệnh có thể áp dụng một trong các bài thuốc đơn giản sau:
Bài 1: Dùng bầu đất, râu ngô và cây mã đề chữa trị bí tiểu
Chuẩn bị: Cây mã đề + râu ngô + bầu đất: mỗi vị 50g.
Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho tất cả vào ấm đun cùng 1 lit nước sạch. Đến khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và đun tiếp thêm 20 phút nữa thì tắt bếp. Dùng nước thuốc uống trong ngày uống thay nước lọc. Uống liên tục 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Bài 2: Dùng củ sắn dây
Dùng bột sắn dây (có thể tìm mua tại các địa điểm uy tín) hòa với chút đường và uống trực tiếp. Ngày uống khoảng 100g – 150g chia làm 3 lần trong ngày. Nước bột sắn dây có khả năng thanh lọc và làm mát cơ thể, lợi tiểu và điều trị chứng bí tiểu rất hiệu quả.
Bài 3: Búp tre, rau má chữa trị bí tiểu
Chuẩn bị: Búp tre, rau má: mỗi vị 50g
Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu và cho vào cối giã nát cùng với vài hạt muối trắng. Dùng miếng vải sạch vắt lấy nước cốt, bỏ bã. Dùng nước cốt rau má, búp tre hòa uống trực tiếp, có thể hòa thêm nước ấm giúp uống dễ dàng hơn. Thực hiện 2 lần/ngày và theo dõi sự thay đổi.
Bài 3: Chữa trị bí tiểu bằng kim tiền thảo, cỏ mần trầu
Chuẩn bị:
- Kim tiền thảo, cây mã đề, cỏ mần trầu, râu ngô (dạng khô hoặc tươi đều dùng được) : mỗi vị 50g
- Kim ngân hoa, hương nhu trắng: 30g
- Sinh địa, liên kiều: mỗi vị 12g
Thực hiện:
- Cách 1: Cho các vị thuốc vào ấm đun cùng 3 bát con nước. Sắc đến khi nước thuốc cạn còn 1 bát thì chắt ra. Sau đó tiếp tục thực hiện để thu về nước thuốc thứ 2 và thứ 3 và thứ 4. Trộn đều 4 bát nước thuốc kim tiền thảo cùng các vị thuốc khác với nhau chia uống làm 3 lần/ngày sau ăn 30 phút.
- Cách 2: Cho các nguyên liệu vào nồi đun với 2 lit nước lọc. Đến khi nồi sôi thì đun tiếp tục 30 phút trên lửa nhỏ. Sau đó dùng nước thuốc thu được uống trong ngày uống thay nước lọc.
Đây là bài thuốc Nam có tác dụng lợi tiểu, giúp điều trị các chứng rối loạn tiểu tiện và thanh lọc cơ thể, điều trị nóng trong rất tốt.
Bài 4: Hoa súng, râu ngô, rễ cỏ tranh điều trị tiểu bí
Chuẩn bị :
- Râu ngô, hoa súng: mỗi vị 20g
- Rễ cỏ tranh, rau diếp cá, rau má: mỗi vị 30g
Thực hiện: giống như bài thuốc 1.
Bài 5: Dùng cây Náng hoa trắng điều trị chứng bí tiểu ở nam giới
Đây là bài thuốc Nam chủ trị chứng bí tiểu ở nam giới do bệnh phì đại tuyến tiền liệt gây ra. Năm 2001, Cây Náng hoa trắng là cây thuốc Nam được phát hiện có tác dụng hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt bởi Nguyên Viện phó Viện Dược Liệu Trung ương Việt Nam – Tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt.
Hiện tai, bài thuốc từ cây náng hoa trắng giúp điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt cũng như làm giảm chứng bí tiểu và các chứng rối loại tiểu tiện khác được nhiều người lựa chọn và áp dụng.
Chuẩn bị:
- Lá náng hoa trắng đã phơi khô, quả ké đầu ngựa: mỗi vị 10g
- Cây xạ đen: 40g
Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào nồi và đun cùng với 1,5 lit nước sạch. Khi nồi sôi, vặn nhỏ lửa và đun thêm 15 – 20 phút để các nguyên liệu được ngấm ra nước. Dùng nước này uống sau bữa ăn, chia uống làm 3 lần. Thực hiện liên tục trong 6 tuần và theo dõi sự thay đổi.
Mời bạn tìm hiểu thêm:
Bài 6: Lá bìm bìm, lá mảnh cộng
Chuẩn bị: Lá bìm bìm, lá mảnh cộng: mỗi vị 50g, cần chuẩn bị nguyên liệu tươi.
Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu trên rồi sắc nước thuốc uống hàng ngày uống thay nước lọc. Thực hiện 1 liệu trình 10 ngày và chờ kết quả.
Bài 7: Bí xanh chữa trị chứng bí tiểu
Bên cạnh việc dùng các bài thuốc, người bệnh có thể kết hợp dùng bí xanh ăn hàng ngày nhằm điều trị bí tiểu.
Cách làm:
- Cách 1: Lấy 300g bí xanh gọt vỏ bỏ hột sau đó cho vào máy ép lấy nước cốt uống trực tiếp. Có thể hòa thêm chút đường hoặc chút muối tinh khi uống.
- Cách 2: Dùng 300g bí xanh đã được làm sạch đem xay sinh tố với 200ml nước lọc. Hòa thêm đường và dùng uống trực tiếp.
- Cách 3: nếu không uống được sinh tố bí xanh và nước ép bí xanh, bạn có thể luộc chín bí xanh ăn và uống cả nước luộc bí.
Có lẽ bạn sẽ cần:
Minh đã bình luận
Khám bênh này ở đâu vậy bác sĩ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Anh Minh thân mến! Anh có thể khám bệnh lí này tại những cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên hoặc cơ sở tư nhân có làm cận lâm sàng như siêu âm….Để được tư vấn cụ thể nhất anh liên hệ tổng đài 18001258( miễn cước) trong giờ hành chính.
net đã bình luận
em chao bac si chong e mo thoat vi ben va nut mach u phi dai tuyen tien liet duoc 4 ngay nhung van dau va bi dai .xin bs ch loi khuyen de giam dau va di tieu dc de hon.cam on bs.
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Net!
Nút mạch tuyến tiền liệt là phương pháp các bác sĩ sẽ gây tê và rạch một đường nhỏ 2mm phía trong đùi, luồn dây ống thông nhỏ dưới 1mm vào động mạch, sau đó bơm những hạt nhựa vào các mạch máu nuôi u xơ, bịt kín lại. Do mạch máu được bịt kín nên u xơ bị cắt nguồn dinh dưỡng, không thể lớn thêm và teo nhỏ tối đa. Trường hợp này anh mới phẫu thuật nên tiểu chưa trở lại bình thường được và vẫn đau, chị nên cho anh điều trị tiếp theo hướng chỉ định của Bác Sĩ chị nhé!
Cần tư vấn thêm chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001258 vào giờ hành chính để chuyên gia tư vấn trực tiếp cho chị nhé!
Cảm ơn chị, chúc chị và gia đình sức khỏe!
Lí văn tuấn đã bình luận
Xin hỏi tại sao đi tiểu lại lâu ra nước tiểu? Cám ơn!
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào anh Tuấn!
Đi tiểu lâu ra hay còn gọi là tiểu khó có thể gặp trong nhiều bệnh lý: Viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, viêm bàng quang…Trường hợp của anh nên sắp xếp thời gian đi khám kiểm tra hệ thận- tiết niệu, tuyến tiền liệt. Trong trường hợp được bác sĩ kết luận chính xác bị phì đại tuyến tiền liệt, anh có thể kết hợp dùng Vương Bảo với thành phần Náng Hoa Trắng giúp giảm kích thước tuyến tiền liệt và ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện mà anh đang gặp phải anh nhé!
Để tư vấn cụ thể hơn giúp anh về trường hợp của mình. Anh vui lòng liên hệ số tổng đài miễn cước 18001258 để nhận hỗ trợ trực tiếp anh nhé!
Cảm ơn anh, chúc anh sức khỏe!