Tiểu buốt gây ra khá nhiều phiền toái trong sinh hoạt, công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. Hiện tượng kéo dài làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Vậy điều trị chứng bệnh này như thế nào? Cùng tìm hiểu một số biện pháp chữa trị dưới đây.
Mục lục
Vì sao lại xuất hiện hiện tượng tiểu buốt?
Tiểu buốt là tình trạng một người cảm thấy đau rát, khó chịu khi đi tiểu. Cảm giác này có thể từ nhẹ tới nặng, đôi khi nghiêm trọng tới mức người bệnh cảm thấy như có dao lam xẻ dọc niệu đạo. Cơn đau này có thể bắt nguồn từ bàng quang, niệu đạo hoặc đáy chậu.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng người bệnh bị tiểu buốt. Trong đó, nguyên nhân thường gặp ở nữ giới sẽ khác với nam giới, do có một số điểm khác nhau giữa từ cấu tạo cơ thể cũng như chức năng của mỗi giới.
☛ Đối với nữ giới. Do niệu đạo của nữ giới khá ngắn so với nam giới, chỉ khoảng 4 cm, vì thế nguyên nhân gây tiểu buốt ở nữ giới thường do nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm âm đạo, kích ứng với các sản phẩm chăm sóc cá nhân (như xà phòng, dung dịch vệ sinh,…). Ngoài ra, tiểu buốt ở nữ giới cũng có thể là do mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, bệnh lậu và mụn rộp sinh dục.
☛ Đối với nam giới. Niệu đạo của nam giới dài gấp 4-5 lần so với nữ giới, khoảng 17,5 – 20 cm, vì thế nguyên nhân gây tiểu buốt ở nam giới thường do phì đại tiền liệt tuyến, sỏi bàng quang, sỏi thận, viêm niệu đạo. Ngoài ra, nam giới cũng có thể bị tiểu buốt do nhiễm trùng đường tiết niệu hay mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Trị đái buốt có khó không?
Để điều trị tiểu buốt hiệu quả, đầu tiên cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản cùng với tình trạng sức khỏe của bạn mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hợp lý. Tuy nhiên, có những nguyên nhân đơn giản và có thể trị khỏi hoàn toàn, không mất nhiều thời gian. Nhưng cũng có những nguyên nhân phức tạp, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, tuân thủ đúng thì mới mang lại hiệu quả.
Phần dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về một số phương pháp điều trị đái buốt thường được áp dụng.
Điều trị tiểu buốt như thế nào?
Ăn uống cân bằng
Chế độ ăn uống không giúp chữa khỏi bệnh, nhưng nó cung cấp cho bạn đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, từ đó giúp cơ thể có được sức khỏe tốt, tăng cường hệ thống miễn dịch, đối phó với bệnh tật tốt hơn.
Về cơ bản, một chế độ ăn uống cân bằng là một chế độ ăn đa dạng giữa các nhóm thực phẩm theo khuyến cáo. Đó là các loại thực phẩm tới từ trái cây tươi, rau tươi, các loại ngũ cốc, sản phẩm bơ sữa, thực phẩm giàu protein.
Ngoài ra, khi đang bị tiểu buốt, bạn có thể cần phải tránh một số loại thực phẩm nhất định, hãy hỏi bác sĩ điều trị về các loại thực phẩm này. Chẳng hạn nếu bạn bị tiểu buốt do sỏi thận, bạn nên tránh các thực phẩm nhiều muối, chẳng hạn như dưa muối, củ cải muối, thịt xông khói,…
Uống nhiều nước
Đái buốt do nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra cảm giác nóng rát, khó chịu khi người bệnh đi tiểu và nó cũng khiến một người phải đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này làm cho nhiều bệnh nhân cảm thấy sợ cảm giác đi tiểu và có xu hướng nhịn tiểu, uống ít nước đi.
Tuy nhiên, việc uống ít nước lại tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh mẽ hơn. Vì thế, để giúp cơ thể loại bỏ các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên tăng cường uống nước hơn. Ngoài ra, việc một người không uống đủ nước còn làm cho nước tiểu trở nên cô đặc hơn, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận – một trong những nguyên nhân gây ra tiểu buốt.
Có một lưu ý nhỏ là bạn nên tăng cường uống nước vào ban ngày và hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ, đặc biệt là khoảng 2-3 giờ trước khi ngủ. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng tiểu đêm.
Xem thêm: Tiểu buốt nên uống gì cho khỏi?
Tăng cường hoạt động thể chất
Giống như việc ăn hay uống, thể dục thể thể thao không giúp điều trị bệnh nhưng cũng là một bước quan trọng để bạn cải thiện sức khỏe và cung cấp cho bạn một “tấm khiên” để chống lại bệnh tật, bao gồm cả một số bệnh gây ra tình trạng đái buốt như sỏi thận, táo bón, nhiễm trùng đường tiết niệu,…
Theo một số dữ liệu nghiên cứu đáng tin cậy, bạn chỉ cần đi bộ trong 3 giờ hoặc chạy bộ trong 1 giờ là nguy cơ mắc sỏi thận của bạn có thể được giảm tới 31%. Hoặc ở một nghiên cứu khác, người ta nhận thấy rằng những người thường xuyên hoạt động thể chất có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu thấp hơn những người ít vận động tới 21%.
Chính vì thế, bạn hãy dành thời gian để tập luyện thể thao. Chỉ cần khoảng 30 phút mỗi ngày, 4 ngày/tuần là bạn đã có thể cải thiện sức khỏe của mình.
Chườm lạnh hoặc nóng
Nếu bạn bị tiểu buốt dao viêm âm đạo, bạn có thể giảm bớt các triệu chứng khó chịu bằng cách chườm một chiếc khăn mặt lạnh lên vùng môi âm hộ hoặc để một túi nước đá (bọc trong khăn mặt) giữa hai chân.
Nếu bạn bị tiểu buốt do nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn có thể chườm nóng lên vùng bụng để giảm bớt các triệu chứng cũng như giúp giảm áp lực lên bàng quang.
Lưu ý: Cách chườm phía trên chỉ giúp làm dịu cơn nhiễm trùng khi âm đạo, đường tiết niệu của bạn bị kích thích chứ không giúp chữa khỏi bệnh. Để điều trị dứt điểm bệnh, bạn cần uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Tránh các chất gây kích thích đường tiết niệu
Một trong các nguyên nhân gây tiểu buốt là do bị kích ứng với các sản phẩm chăm sóc các nhân, chẳng hạn như: dung dịch vệ sinh, nước hoa, xà phòng tắm, gel tránh thai,…
Vì thế, trước khi sử dụng các sản phẩm này, bạn nên để ý tới thành phần của chúng, hãy đọc nhãn và tìm hiểu xem chúng có chứa các thành phần có thể gây kích thích hay không, đó là các thành phần như: bạc hà, hương liệu, cồn,… Thay và đó, bạn nên lựa chọn các sản phẩm có dán nhãn thành phần dịu nhẹ trên bao bì.
Thuốc men
Để giảm triệu chứng tiểu buốt, có nhiều loại thuốc khác nhau. Nhưng cần dựa vào nguyên nhân cơ bản thì bác sĩ mới kê được loại thuốc phù hợp. Chẳng hạn:
- Thuốc kháng sinh để trị tiểu buốt do viêm âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục,…
- Thuốc chẹn alpha để trị tiểu buốt do phì đại tiền liệt tuyến.
- Thuống Allopurinol để chữa đái buốt do sỏi thận.
Ngoài ra, còn có một số loại thuốc giúp giảm đau, giảm nóng rát, kích ứng đường tiết niệu, như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), Phenazopyridine,…
Xem thêm: Tiểu buốt uống thuốc gì hiệu quả?
Châm cứu
Châm cứu đã được chứng minh là giúp giảm tiểu buốt do một số nguyên nhân như viêm bàng quang kẽ, sỏi thận, u xơ tuyến tiền liệt.
Để tiến hành châm cứu, bạn nên tới các cơ sở y tế khám chữa bệnh bằng Đông y uy tín, được cấp giấy phép hoạt động. Điều này giúp giảm thiểu những rủi ro trong quá trình châm cứu.
Xoa bóp
Xoa bóp cũng là một phương pháp điều trị giúp cải thiện tình trạng đau đớn, khó chịu do tiểu buốt gây ra. Bởi nó giúp thư giãn cơ bắp, đồng thời còn kích thích một số vùng trong não bộ, giúp cải thiện tình trạng căng thẳng và cảm xúc tiêu cực của bệnh nhân.
Phẫu thuật
Thông thường, đái buốt không cần phải phẫu thuật. Nhưng trong một số trường hợp cụ thể, chẳng hạn như kích thước tuyến tiền liệt lớn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, sỏi thận không thể tán thì bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân.
Sau phẫu thuật, triệu chứng tiểu buốt và nhiều triệu chứng kèm theo khác sẽ được cải thiện rõ rệt.
Sử dụng Vương Bảo
Với những bệnh nhân bị tiểu buốt và gặp nhiều triệu chứng tiểu tiện khác (như đái rắt, đái són, đái ngắt quãng, dòng nước tiểu yếu,…) do bệnh phì đại tuyến tiền liệt gây ra, bạn có thể cân nhắc để sử dụng sớm sản phẩm Vương Bảo.
Đây là sản phẩm được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu cấp nhà nước của TS Nguyễn Bá Hoạt – Một chuyên gia về dược liệu tại Việt Nam và đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương. Hơn 5 năm qua, Vương Bảo chính là cứu tinh của hàng nghìn bệnh nhân bị u xơ tuyến tiền liệt trên khắp cả nước.
Sản phẩm có công dụng chính là:
- Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến
- Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến, như tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần, tia nước tiểu yếu.
Để đặt mua Vương Bảo, bạn bấm TẠI ĐÂY
Để tìm hiểu thêm về sản phẩm, bạn đọc bài viết: Vương Bảo chữa tuyến tiền liệt có tốt không?
Chữa đái buốt bằng cách dân gian
Bí xanh
Bí xanh lấy một miếng to bằng bát con, gọt vỏ giã lấy nước sau đó hòa thêm chút muối vào uống. Bạn cũng có thể ăn sống được, ăn bao nhiêu tùy thích. Sử dụng cách này trong 10 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
Nếu với cách chế biến trên mà bạn không thấy phù hợp, có thể luộc bí xanh ăn hàng ngày và uống cả nước luộc bí càng tốt. Đây được coi là bài thuốc hiệu quả trị chứng đi tiểu buốt trong trường hợp bệnh mới phát.
Củ sắn dây
Củ sắn dây cạo sạch bỏ, sau đó thái từng miếng đem phơi khô hoặc sấy giòn. Đem giã nhỏ, rây thật mịn và hòa với đường uống hàng ngày. Tuy không trắng bằng bột sắn dây nhưng có công dụng tốt hơn.
Nếu không có thời gian làm cách này bạn có thể sử dụng bột sắn dây để uống hàng ngày
Bèo cái
Bèo cái bỏ rễ, lá thài lài, rễ cỏ tranh và lá mã đề, mỗi thứ một nắm, cho vào nồi sao vàng và úp xuống chỗ đất đã quét sạch. Đợi cho nguội, lấy một vốc to cho vào ấm để sắc. Khi dùng có thể thêm đường cho dễ uống.
Da vàng mề gà
Lấy độ 20 cái da vàng trong mề gà, rang cho cháy và tán nhỏ mịn, chia làm 4 lần để uống. Mỗi ngày uống vài lần với nước sôi để nguội. Ngoài ra cần ăn thêm chanh, cam hoặc đậu xanh nấu, trứng gà tươi và kiêng các đồ ăn cay nóng.
Rau mồng tơi
Theo đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng… Do đó mồng tơi được sử dụng để chữa các chứng bệnh như đái dắt, táo bón, làm đẹp da, tiểu buốt … rất hiệu quả.
Chữa tiểu buốt: Lấy lá mồng tơi rửa sạch sau đó cho vào cối giã cho tới khi nát nhuyễn rồi chắt lấy nước cho vào một chút nước sôi để nguội sao đó cho thêm vào 1 ít muối. Bã rau đắp vào phần bụng dưới, chỗ bàng quang. Làm vài lần bệnh sẽ khỏi.
Tổng kết
Tiểu buốt là một tình trạng xảy ra phổ biến và không được coi là bệnh. Nó gây cảm giác nóng rát, khó chịu cho bệnh nhân khi mắc phải. Trong nhiều trường hợp, triệu chứng này kéo dài trong nhiều ngày, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người mắc. Chính vì thế, khi gặp tình trạng tiểu buốt, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán nguyên nhân và kịp thời điều trị bệnh.
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng