Cây sài hồ nam (nam sài hồ) là loại cây thảo sống lâu năm, có chiều cao từ 2 – 5 m, mang nhiều cành ở phía trên. Cây được sử dụng làm vị thuốc để chữa khá nhiều bệnh như rễ dùng chữa ngoại cảm, phát sốt, nóng hơi rét; lá có hương thơm dùng để xông… Cùng tìm hiểu về đặc điểm cũng như công dụng của loài cây này.
Mục lục
Đặc điểm của cây sài hồ nam
Tên gọi
Ở các vùng miền khác nhau sài hồ nam thường sẽ có các tên gọi khác nhau như: cây lức, cây sài hồ bắc, nam sài hồ, cây cúc tần.
Tên khoa học: Pluchea pteropoda Hemsl.
Thuộc họ: Cúc (Asteraceae)
Đặc điểm hình dáng sài hồ nam
- Sài hồ nam là loại cây bụi có chiều cao trung bình từ 0,6m – 1m, các cây lớn có thể cao từ 2m – 3m.
- Lá sài hồ nam có hình bầu dục, lá mọc so le nhau, mép có các răng cưa, rộng từ 1cm – 2cm và cao từ 2cm – 4cm. Lá có mùi thơm hắc đặc trưng.
- Thân nam sài hồ cây hình trụ và mọc phân nhánh ở gốc. Thân non có màu xanh lá và mềm, phần thân già có màu xanh nâu hoặc màu nâu đỏ tùy vào thời gian phát triển của từng đoạn thân cây.
- Rễ sài hồ nam cứng và dai khó bẻ gãy, có vị đắng và mùi thơm hắc đặc trưng. Rễ cúc tần có hình trụ hoặc hình nón thon dài, đầu rễ phình to và đỉnh đầu còn lưu lại gốc cây với dạng sợi ngắn. Mặt ngoài rễ có màu nâu đen hoặc màu nâu nhạt, có vết nhăn sọc, vỏ có lỗ hoặc sẹo do phần rễ con để lại.
- Hoa có màu hơi tím hoặc hồng nhạt, mọc thành từng cụm trên đỉnh cành. Thông thường mỗi nhánh chia thành 2 – 4 ngù hoa.
- Quả sài hồ nam có 10 cạnh lồi, hình trụ. Cây thường ra hoa và sai quả vào tháng 5 – 7 hàng năm.
Phân bố, sinh học và sinh thái
Ở Việt Nam, Sài hồ nam phát triển mạnh ở vùng nước lợ và đồng thời cũng có thể sống được cả vùng nước ngọt. Vì vậy, có thể tìm thấy sài hồ nam ở cả 3 miền nhưng chúng tập trung nhiều nhất khu vực miền Trung và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Chúng có thể tự sinh sôi phát triển nhanh tạo thành các quần thể tương đối điển hình theo thời gian.
Bộ phận dùng làm thuốc
Rễ và lá cây sài hồ nam được dùng làm thuốc nhiều nhất. Trong đó rễ thu hái quanh năm, đào vè cắt bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hay sấy khô. Có thể tẩm rượu hoặc mật ong sao thơm. Dùng tươi, phơi khô hay nấu thành cao.
Thành phần hóa học
Sài hồ nam có chứa 0,5% hoạt chất saponin như: Daikogenin, Saikosaponin, Longgispinogenin, cùng một số nhóm acid như: Oleic aicd, Linoleic acid, Stearic acid, Palmatic acid, Liginoceric acid. Riêng Pentanoic acid chiếm khoảng 0,15% trong cây sài hồ nam.
Công dụng của cây sài hồ nam
Rễ và lá của cây nam sài hồ có vị mặn, hơi đắng, tính mát, có tác dụng phát tán phong nhiệt, lợi tiểu, điều kinh. Cây thường được dùng thay thế cho sài hồ bắc để chữa sốt, cảm, cúm.
Rễ thường được dùng chữa ngoại cảm phát sốt nóng hơi rét, Nhức đầu , khát nước, tức ngực, khó chịu. Lá có hương thơm, thường dùng để xông, còn dùng chữa đau mỏi lưng.
Một số bài thuốc chữa trị bệnh từ sài hồ nam
1.Dùng sài hồ nam điều trị ngoại cảm
Tiểu sài hồ thang ( Thương hàn luận): Sài hồ 12 – 16g, Bán hạ 8 -12g, Hoàng cầm 8 -12g, Đảng sâm 8 -12g, Chích thảo 4 – 6g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 4 – 6 quả.
2. Điều trị chứng can khí với sài hồ nam
Tiêu dao tán ( Hòa tể cúc phương): Sài hồ 12g, Đương qui 12g, Bạch thược 12g, Bạch truật 12g, Bạch linh 12g, Chích thảo 4g, sắc nước uống, có thể gia giảm tùy theo triệu chứng. Trong những trường hợp lóet dạ dày tá tràng, rối loạn kinh nguyệt, cao huyết áp, suy nhược thần kinh. có những triệu chứng như trên dùng bài này gia giảm chữa bệnh đều có kết quả.
3. Hỗ trợ điều trị các triệu chứng do suy nhược thần kinh
Bổ trung ích khí ( tỳ vị luận): Hoàng kỳ 20g, Đảng sâm 12g, Bạch truật 12g, Đương qui 12g, Trần bì 4 – 6g, Chích thảo 4g, Thăng ma 4 – 8g, Sài hồ 6 – 10g, sắc nước uống.
4. Sài hồ nam hạ sốt rét
Dùng bài Tiểu sài hồ ( như trên ) gia Thảo quả, Thường sơn mỗi thứ 12g sắc nước uống.
5. Trị cảm mạo thường
Sài hồ ẩm ( Sài hồ, Phòng phong, Trần bì, Thược dược, Cam thảo, Gừng tươi) mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g. Đã trị 666 ca kết quả 79% ( Tạp chí trung y 1985, 12:13)
6. Tăng cường sức khỏe các tế bào gan, điều trị viêm gan, gan xơ cứng
Hỗ trợ điều trị chướng bụng, viêm gan mãn tính, đau nhức vùng gan, gan xơ cứng ở giai đoạn đầu.
Nguyên liệu:
- Sài hồ, bạch mao căn, đương quy, chỉ thực, địa long, xích thược, sái thảo, ngũ linh chi, bồ hoàng: mỗi vị 40 g
- Miết giáp: 70g
- Kê nội kim: 30g
- Thanh bì: 20g
- Gan lợn khô: 140g
Cách bào chế: Xay nhuyễn các vị thành bột mịn, dùng mật ong trộn hỗn hợp thành dạng sệt và nặn viên thành viên hoàn nặng khoảng 4g.
Cách dùng: Uống 3 viên (12g)/lần. Ngày uống 2 – 3 lần với nước đun sôi để nguội.
7. Điều trị chứng mỡ máu cao với sài hồ nam
Dùng thuốc giảm mỡ 20ml ( tương đương Sài hồ 3g, thêm La hán quả gia vị) ngày uống 3 lần, một liệu trình 3 tuần, trị 86 ca, tác dụng tốt đối với triglycerit ( Lý tông Kỳ, Tạp chí Trung y 1988,2:62).
8. Trị viêm giác mạc do virút
Sài hồ chế thuốc nhỏ mắt (10%), mỗi giờ một lần và chích dưới kết mạc, mỗi lần 0,3 – 0,5ml, chích cách nhật, chích bắp mỗi lần 2ml, ngày 1 – 2 lần. Ngô Đức Cửu dùng 3 phương pháp trên trị 18 ca, thời gian điều trị bình quân mỗi ca 16 gnày đều khỏi ( Thông tin Trung dược học 1978,12:29).
9. Trị liput ban đỏ
Thuốc tiêm Sài hồ tiêm bắp mỗi lần 2 ml ( tương đương thuốc sống 4g), mỗi ngày 2 lần, liều dùng trong 10 ngày. Trị 13 ca đều khỏi ( Lưu bàng Phi, Thông tin Phòng trị bệnh ngoài da 1979,2:10).
10. Điều trị phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới bằng cây Sài hồ nam
Phì đại tuyến tiền liệt (hay còn thường gọi là bệnh u xơ tiền liệt tuyến) là căn bệnh hay gặp ở nam giới độ tuổi trung niên ngoài. Việc sử dụng sài hồ nam kết hợp với các vị thuốc Nam khác có tác dụng làm giảm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện: tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu không hết… do bệnh gây ra.
Nguyên liệu:
- Sài hồ nam: 8g
- Rau tàu bay: 10g
- Hải trung kim: 15g
- Náng hoa trắng: 20g
Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm đun cùng với 3 bát con nước. Khi ấm sôi vặn nhỏ lửa và tiếp tục sắc đến khi nước thuốc cạn còn khoảng 1 bát con thì chắt thuốc ra bát tô. Tiếp tục sắc thuốc với nước thứ 2 và nước thứ 3. Sau đó trộn đều 3 nước thuốc với nhau rồi chia uống làm 3 lần trong ngày, nên uống sau bữa ăn. Ngày uống 1 thang.
Một số món cháo bổ dưỡng từ sài hồ nam
Món cháo sài hồ quyết minh tử cúc hoa
- Nguyên liệu: Sài hồ 15g, quyết minh tử 20g, cúc hoa 15g, đường phèn 15g, gạo tẻ 100g.
- Chế biến: Sài hồ, quyết minh tử, cúc hoa cùng nấu lấy nước, bỏ bã. Lấy nước sắc được nấu với gạo; khi cháo được, thêm đường phèn 15g, khuấy tan đều.
- Cách dùng: Ngày nấu 1 lần chia 2 lần ăn. Dùng cho trường hợp đau đầu, bồn chồn kích động giận dữ mất ngủ.
Món cháo sài hồ địa long
- Nguyên liệu: Sài hồ 15g, địa long (đã chế biến) 10g, đào nhân 10g, xích thược 10g, gạo tẻ 60g, đường đỏ.
- Cách chế biến: Sài hồ, địa long, đào nhân, xích thược sắc thuốc lấy nước, bỏ bã. Lấy nước sắc nấu với gạo, khi cháo chín cho thêm đường đỏ lượng thích hợp khuấy đều.
- Cách dùng: Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn lúc nóng. Liên tục trong từ 7 đến 20 ngày. Dùng cho bệnh nhân viêm mũi, trĩ mũi mạn tính gây tắc ngạt mũi, đờm ít quánh dính, giảm khả năng ngửi kèm theo có đau đầu ù tai, quên lẫn.
Những lưu ý khi sử dụng sài hồ nam
- Cây sài hồ nam không nên dùng trong các trường hợp: ho do phế âm hư, triều nhiệt ( sốt có định kỳ), bệnh nhân cao huyết áp có triệu chứng đau đầu – ù tai- chóng mặt
- Tuyệt đối không nên dùng sài hồ nam liều cao
- Với người mắc lao phổi nếu có biến chứng chỉ nên dùng sài hồ nam lượng ít khoảng 4-6g
- Nên dùng sài hồ nam kết hợp với bạch thược để tăng tác dụng thư can trấn thống vừa để làm dịu tính kích thích của sài hồ đối với cơ thể.
Có lẽ bạn sẽ cần:
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng