Cây sài hồ nam (hay còn gọi là nam sài hồ) là vị thuốc quý trong Đông y được dùng để chữa trị nhiều loại bệnh thường gặp như: nhức đầu, chóng mặt, chữa ngoại cảm phát sốt nóng hơi rét , buồn nôn, đắng miệng, chán ăn… Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây sài hồ nam bạn nên biết.
Mục lục
Tổng quan về cây Sài hồ nam
Tên gọi khác
Cây sài hồ nam hay còn có các tên gọi khác như cây lức, cây sài hồ bắc, nam sài hồ, cây cúc tần.
- Tên khoa học: Pluchea pteropoda Hemsl
- Họ: Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae)
Mô tả về cây sài hồ nam
Sài hồ nam thuộc loại cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 60cm – 1m, nếu được phát triển thành từng bụi và không bị cắt tỉa sử dụng sài hồ nam có thể cao tới 2m – 3m.
Hình ảnh Cây sài hồ nam
Thân cây hình trụ nhẵn, mọc phân nhánh ở gốc. Phần thân gốc do phát triển lâu, già nên có màu xanh nâu hoặc màu nâu đỏ tía, phần thân non mới mọc mềm hơn và có màu xanh, xung có một lớp lông mịn, ngắn.
Lá cây cúc tần có hình trứng hoặc bầu dục. Lá mọc so le, dài khoảng 2cm – 4cm, rộng khoảng 1cm – 2cm, phiến lá dày, mép lá có răng cưa, láng ở mặt trên, nhạt màu ở mặt dưới, có mùi thơm hắc đặc trưng.
Rễ sài hồ bắc có hình trụ hoặc hình nón thon dài. Đầu rễ phình to và đỉnh đầu còn lưu lại gốc cây với dạng sợi ngắn. Mặt ngoài rễ có màu nâu đen hoặc màu nâu nhạt, có vết nhăn sọc, vỏ có lỗ hoặc sẹo do phần rễ con để lại. Rễ cúc tần cứng và dai, khó bẻ gãy. Chúng có mùi thơm hắc đặc trưng, vị hơi đắng.
Hoa sài hồ nam mọc thành từng cụm, có màu hồng nhạt hoặc hơi tím, các đầu này hợp thành 2 – 4 ngù trên một nhánh.
Quả sài hồ nam có 10 cạnh lồi, hình trụ. Cây thường ra hoa và sai quả vào tháng 5 – 7 hàng năm.
Hình ảnh hoa sài hồ nam
Tính vị, quy kinh
Cả thân, lá, rễ đều có vị hơi đắng, mùi thơm hắc đặc trưng.
Quy vào các kinh: can, đởm, tâm bào, tam tiêu.
Đặc điểm phân bố
Sài hồ nam là loại cây ưa ánh sáng, thường mọc thành các khóm hoặc bụi và tự sinh sôi, phát triển rất nhanh trong khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với các nước Trung Quốc, một số nước Đông Nam Á…
Ở Việt Nam, Sài hồ nam mọc ở cả 3 miền nhưng mọc nhiều nhất ở các tỉnh miền Trung và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cây có thể phát triển mạnh ở vùng nước lợ và có thể phát triển cả vùng nước ngọt.
Thu hái và bảo quản
Sài hồ nam chủ yếu dùng phần lá, cành non và rễ làm thuốc nam điều trị bệnh. Lá và rễ cho thu hái quanh năm. Rễ đào và rửa sạch, sắt lát và phơi khô, lá rửa sạch phơi khô. Bảo quản kín bằng túi nilon để tránh bị ẩm mốc, để nơi thoáng mát, khô ráo.
Hình ảnh lá và cành non sài hồ nam được dùng làm thuốc chữa bệnh
Thành phần dược tính
Sài hồ nam có chứa 0,15% Pentanoic acid, 0,5% hoạt chất saponin như: Daikogenin, Saikosaponin, Longgispinogenin, cùng một số nhóm acid như: Oleic aicd, Linoleic acid, Stearic acid, Palmatic acid, Liginoceric acid.
Tác dụng cây sài hồ nam
Theo Đông y, cây cúc tần có tác dụng chủ yếu:
- Chữa ngoại cảm phát sốt nóng hơi rét, nóng rét kịch liệt.
- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm túi mật cấp tính, nhiễm khuẩn đường mật.
- Có tác dụng giảm đầy hơi. chướng bụng
- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan mãn tính, đau nhức vùng gan, gan xơ cứng ở giai đoạn đầu.
- Làm toát mồ hôi, phát tán phong nhiệt, giảu uất cho cơ thể người ồm (sông hơi).
- Hỗ trợ điều trị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi chán ăn, đắng miệng, khô họng, tim hồi hộp
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Nước sắc cây sài hồ nam còn có tác dụng lợi tiểu, lợi mật và tăng nhu động ruột.
- Có khả năng làm giảm sốt, hạ nhiệt. Thí nghiệm lâm sàng trên 45 bệnh nhân bị sốt cho thấy gần 70% trường hợp giảm nhiệt từ 0.5 – 1.5 độ C sau 30 phút sử dụng dược liệu.
- Sài hồ nam còn có tác dụng giảm đau, an thần đồng thời không ảnh hưởng đến huyết áp.
- Hỗ trợ điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới.
Các bài thuốc chữa trị bệnh từ cây sài hồ nam
1.Sài hồ nam điều trị cảm phong hàn, sốt, sốt rét, cơ thể đau nhức, sợ lạnh
Nguyên liệu: Sài hồ: 12g + Phong trần: 4g + Thược dược: 8g + Trần bì: 2g + Cam thảo: 4g + Sinh khương: từ 3 – 5 lát.
Cách sắc: Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm sắc với 2 bát con nước. Khi ấm sôi hạ nhỏ lửa và tiếp tục sắc đến khi nước thuốc cạn còn 1 chén thì chắt ra dùng uống trực tiếp (nên uống khi thuốc còn ấm). Ngày sắc 3 lần chia uống làm 3 bữa sau ăn. Ngày uống 1 thang.
Sinh khương (gừng tươi) kết hợp sài hồ điều trị cảm phong hàn
2. Bài thuốc sài hồ nam điều trị đường mật nhiễm khuẩn và viêm túi mật cấp tính.
Nguyên liệu:
- Sài hồ, đại hoàng: mỗi vị 16g
- Bạch thược, hoàng cầm, uất kim: mỗi vị 12g
- Mộc hương: 6g
Cách dùng: Cho tất cả nguyên liệu vào sắc với 1 lit nước. Đến khi đun sôi vặn nhỏ lửa khoảng 15 phút rồi chắt nước thuốc dùng uống. Ngày sắc 2 lần sáng, chiều và uống hết trong ngày.
3. Sài hồ nam dùng giảm sốt, tán nhiệt, giải biểu
Điều trị chứng đắng miệng, khô họng, buồn nôn chán ăn, chứng thiếu dương, lúc sốt rét, tim hồi hộp ngực hông đầu tức.
Nguyên liệu:
- Sài hồ, hoàng cầm, đảng sâm, pháp bán hạ: mỗi vị 12g
- Sinh khương: 8g + Cam thảo: 4g + Đại táo: 3 quả
Cách dùng: Sắc thuốc ngày 2 lần. Cho 1 lít nước vào cùng và đun sôi, sau đó hạ nhỏ lửa khoảng 15 phút thì chắt uống.
4. Cây sài hồ nam giúp điều trị viêm gan mãn tính, gan xơ cứng
Hỗ trợ điều trị chướng bụng, viêm gan mãn tính, đau nhức vùng gan, gan xơ cứng ở giai đoạn đầu.
Nguyên liệu:
- Sài hồ, bạch mao căn, đương quy, chỉ thực, địa long, xích thược, sái thảo, ngũ linh chi, bồ hoàng: mỗi vị 40 g
- Miết giáp: 70g + Kê nội kim: 30g + Thanh bì: 20g + Gan lợn khô: 140g
Cách bào chế: Xay nhuyễn các vị thành bột mịn, dùng mật ong trộn hỗn hợp thành dạng sệt và nặn viên thành viên hoàn nặng khoảng 4g.
Cách dùng: Uống 3 viên (12g)/lần. Ngày uống 2 – 3 lần với nước đun sôi để nguội.
Lưu ý: Bài thuốc này không sử dụng cho phụ nữ có thai, người xơ giãn tĩnh mạch thực quản.
5. Bài thuốc từ cây sài hồ nam tác dụng cắt cơn sốt rét
Dùng trong trường hợp người bệnh bị sốt rét, nóng rét kịch liệt
Nguyên liệu:
- Sài hồ, hoàng cầm, thảo quả, đảng sâm, thường sơn, pháp bán hạ: mỗi vị 12g
- Sinh khương: 8g + Đại táo: 3 quả + Cam thảo: 4g
Cách dùng: Sắc thuốc uống ngày 2 lần sáng tối. Mỗi lần sắc cho 1 lit nước đun sôi, sau đó vặn nhỏ lửa đun âm ỉ khoảng 15 – 20 phút rồi chắt ra uống.
6. Trà giải cảm từ sài hồ nam
- Chuẩn bị: Nhân trần, cam thảo, lá bạc hà và sài hồ nam.
- Thực hiện: Lấy 4 phần sài hồ nam và 3 loại trà còn lại mỗi loại 1 phần đem hãm với nước sôi. Sau 5 – 10 phút thì dùng uống như trà bình thường.
7. Sài hồ nam hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới
Phì đại tuyến tiền liệt (hay còn thường gọi là bệnh u xơ tiền liệt tuyến) là căn bệnh hay gặp ở nam giới độ tuổi trung niên ngoài. Việc sử dụng sài hồ nam kết hợp với các vị thuốc Nam khác có tác dụng làm giảm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện: tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu không hết… do bệnh gây ra.
Nguyên liệu:
Sài hồ nam: 8g + Rau tàu bay: 10g + Hải trung kim: 15g + Náng hoa trắng: 20g.
Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm đun cùng với 3 bát con nước. Khi ấm sôi vặn nhỏ lửa và tiếp tục sắc đến khi nước thuốc cạn còn khoảng 1 bát con thì chắt thuốc ra bát tô. Tiếp tục sắc thuốc với nước thứ 2 và nước thứ 3. Sau đó trộn đều 3 nước thuốc với nhau rồi chia uống làm 3 lần trong ngày, nên uống sau bữa ăn. Ngày uống 1 thang.
Với nam giới mắc phì đại tuyến tiền liệt nhưng không có thời gian sắc thuốc uống điều trị bệnh có thể tham khảo một số loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt đồng thời làm giảm các triệu chứng của bệnh như sản phẩm Vương Bảo.
Viên nén Vương Bảo với 100% thành phần tự nhiên từ các loại thuốc Nam như Sài hồ nam, Náng hoa trắng, hải trung kim, rau tàu bay có công dụng:
- Giúp ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của phì đại (u xơ) tuyến tiền liệt ở nam giới.
- Đồng thời giúp cải thiện các triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, hỗ trợ điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt.
Vương Bảo thừa hưởng tất cả những ưu điểm của các bài thuốc Nam giúp người bệnh sử dụng tiện lợi, dễ dàng. Hơn nữa, do công nghệ bào chế hiện đại, Vương Bảo đã được loại bỏ các thành phần không cần thiết, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu hơn.
Có lẽ bạn sẽ cần:
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng