Sài hồ là một trong những dược liệu thường được dùng trong thuốc Đông Y. Vậy Sài hồ là gì và tác dụng của cây Sài hồ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu loài cây này qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Cây Sài hồ có mấy loại?
Sài hồ Bắc (Bupleurum chinense DC) hay còn có tên gọi khác là Trúc diệp sài hồ, Bắc sài hồ và Sà diệp sài hồ. Thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae) .
Sài hồ Nam (Pluchea pteropoda Hemsl) hay còn có tên gọi khác là Cúc tần biển, cây lức, nam sài hồ, hải sài,… Thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Cả 2 loại đều có tên giống nhau nhưng chúng hoàn toàn khác nhau và không thuộc cùng một họ.
Sài hồ Bắc (Bupleurum chinense DC)

Đặc điểm thực vật
Sài hồ mọc thành bụi, cao khoảng 0.5 – 3m. Cây phân nhánh ở gốc và mọc tỏa ra xung quanh. Thân non có màu xanh và được phủ một ít lông mịn, khi già, bề mặt nhẵn, có màu hơi tía hoặc xanh nâu. Phiến lá hình thìa, mọc so le, phiến là dày, mép có răng cưa, mặt dưới nhạt màu, mặt lá trên láng bóng. Lá cây sài hồ có mùi thơm hắc. Hoa mọc thành cụm ở đầu cành. Quả có mào lông không rụng, quả chia thành 10 cạnh. Rễ có màu vàng ngà, dai, có vị đắng, mùi thơm.
Phấn bố
Cây Sài hồ Bắc có nguồn gốc từ nước Trung Quốc và Nhật Bản. Loại cây này được di thực về nước ta từ năm 1994. Hiện nay, cây Sài hồ Bắc mọc hoang rải rác ở một số tình thành thuộc phía Bắc nước ta.
Thu hái – sơ chế
Lá và rễ được thu hái quanh năm. Sau khi thu hoạch đem cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cát và tạp chất, sau đó sấy hoặc phơi khô. Khi dùng, có thể tẩm mật hoặc tẩm rượu sao thơm. Lá thường được dùng tươi hoặc phơi khô, nấu thành cao.
Thành phần hóa học
Trong cây Sài hồ Bắc có chứa một ít tinh dầu, 0,50% hoạt chất saponin, một chất rượu gọi là bupleurumola và phytosterola. Ngoài ra, trong thân và lá cây Sài hồ Bắc còn chứa hoạt chất rutin.
Sài hồ Nam (Pluchea pteropoda Hemsl)

Đặc điểm thực vật
Là cây thân thảo, có chiều cao khoảng 40 – 60 cm và sống lâu năm. Thân cây có hình trụ nhẵn, màu nâu đỏ và phân cành nhiều ở ngọn. Lá cây có hình trứng ngược hoặc hình bầu dục, rộng 1 – 2cm và dài khoảng 2 – 4cm, mép lá có răng, mặt nhẵn và có mùi thơm hắc. Hoa mọc ở kẽ lá, hầu như không có cuống và thường có màu hồng. Quả có 10 cạnh lồi và có hình trụ. Cây ra hoa và sai quả vào tháng 5 – 7 hằng năm.
Phân bố
Phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và một số quốc gia khác ở Châu Á. Sài hồ nam sinh sống chủ yếu ở tỉnh ven biển và mọc ở các cửa sông, ven đường đi, bờ kênh rạch, bờ ruộng,…
Thu hái – sơ chế
Rễ được thu hái quanh năm. Sau khi đào rễ lên, dùng dao cắt bỏ các rễ con, rửa sạch, sau đó đem sấy hoặc phơi khô. Khi dùng có thể dùng rễ tẩm mật ong hoặc tẩm rượu, sao vàng cho thơm.
Thành phần hóa học
Sài hồ nam có chứa 0,5% hoạt chất saponin như: Daikogenin, Saikosaponin, Longgispinogenin, cùng một số nhóm acid như: Oleic aicd, Linoleic acid, Stearic acid, Palmatic acid, Liginoceric acid. Riêng Pentanoic acid chiếm khoảng 0,15% trong cây sài hồ nam.
☛ Xem chi tiết hơn: Sài hồ nam – hình ảnh, đặc điểm nhận dạng
Tác dụng của cây Sài hồBắc
Tác dụng dược lý
Theo Đông y cổ truyền
- Tác dụng: Sài hồ Bắc có công dụng giải nhiệt, hóa giải thoái nhiệt, thăng dưỡng khí triệt ngược tà và sơ can chỉ thống.
- Chủ trị: Dược liệu Sài hồ Bắc có tác dụng bảo vệ gan, giúp nhuận tràng, thông khí, làm sáng mắt, trị sốt rét, sốt thương hàn, viêm gan mãn tính, đau tức ngực, đau bụng, trướng bụng, kinh nguyệt không đều,…
Theo Y học hiện đại
- Bảo vệ gan và lợi mật
- Giúp hạ lượng mỡ trong máu và gan
- Có tác dụng an thần, kháng viêm, giảm đau, hạ nhiệt
- Giảm ho, đau rát cổ họng
- Tăng cường hệ miễn dịch và tăng khả năng tổng hợp protein trên cơ thể chuột
- Nước sắc sài hồ có tác dụng ức chế mạnh một số vi khuẩn như: liên cầu khuẩn tan huyết, trực khuẩn lao, phẩy khuẩn thổ tả,…
- Nước sắc sài hồ còn có tác dụng kháng một số loại virus như: virus gan, virus cúm, virus viêm tủy typ I, vi trùng sốt rét,…

Một số bài thuốc chữa bệnh của cây Sài hồ Bắc
Bài thuốc chữa sốt rét: Chuẩn bị các dược liệu gồm Thường sơn, sài hồ và thảo quả, mỗi thứ 12g. Đem các vị sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi.
Bài thuốc chữa chứng mỡ máu cao: Sài hồ 3g và 1 ít lá hán quả. Sắc uống hằng ngày có thể làm giảm chất béo triglyceride tích tụ ở gan.
Bài thuốc trị chứng thiếu dương, ngực hông đầy tức, chán ăn, hay nôn ọe, tim hồi hộp, miệng đắng, cổ họng khô: Nguyên liệu gồm Hoàng cầm, đảng sâm, sài hồ và pháp bán hạ mỗi vị 12g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả, sinh khương 8g. Sau đó, dùng các vị sắc lấy nước uống.
Lưu ý khi sử dụng cây Sài hồ Bắc
Trước và trong quá trình sử dụng dược liệu Sài hồ Bắc, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau để phòng tránh các trường hợp rủi ro có thể xảy ra:
- Các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong Sài hồ Bắc tuyệt đối không sử dụng các bài thuốc từ dược liệu này;
- Không sử dụng dược liệu Sài hồ Bắc cho người bị sỏi mật, huyết áp cao có kèm các biểu hiện như chóng mặt, đau đầu,…;
- Phụ nữ mang thai và người bị xơ giãn tĩnh mạch thực quản cần thận trọng khi sử dụng dược liệu Sài hồ Bắc;
- Các đối tượng bị lao phổi kèm can khí uất thì cần giảm liều lượng sử dụng còn khoảng 4 – 6g/ ngày;
- Người bệnh không được lạm dụng dược liệu Sài hồ Bắc. Việc lạm dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ gây bất lợi cho sức khỏe, thậm chí gây xuất huyết;
- Sài hồ Bắc thường được kết hợp cùng với Bạch thược để làm tăng công dụng thư can trấn thống cũng như làm dịu kích thích của Sài hồ đối với cơ thể.
Tác dụng của cây Sài hồ Nam
Tác dụng dược lý
Theo Đông y cổ truyền
- Tác dụng: Lợi tiểu, điều kinh, phát tán phong nhiệt.
- Chủ trị: Chữa cảm cúm, cảm lạnh và nóng sốt, hỗ trợ điều trị bệnh viêm túi mật cấp tính, giảm chướng bụng, đầy hơi, viêm gan mãn tính, nhiễm khuẩn đường mật,…
Theo nghiên cứu Y học hiện đại
- Thực nghiệm trên chuột cống trắng được gây sốt bằng men bia rượu cho thấy, sử dụng sài hồ nam với liều 0.3g/ kg trọng lượng giúp làm giảm 0.2 độ C sau 3 giờ sử dụng.
- Ngoài ra, nước sắc từ sài hồ nam còn có tác dụng lợi tiểu, lợi mật và tăng nhu động ruột. Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến (khi kết hợp với náng hoa trắng, hải trung kim, rau tàu bay)
- Thí nghiệm lâm sàng trên 45 bệnh nhân bị sốt cho thấy gần 70% trường hợp giảm nhiệt từ 0.5 – 1.5 độ C sau 30 phút sử dụng dược liệu.
- Sài hồ nam còn có tác dụng giảm đau, an thần nhưng không ảnh hưởng đến huyết áp.
Một số bài thuốc chữa bệnh của cây Sài hồ Nam
Bài thuốc trị nóng sốt mùa hè gây khát nước, buồn nôn, ho, đắng miệng, đau đầu: Sài hồ nam 10g, hương nhu trắng 10g, thanh bì 8g và sắn dây 12g. Đem sắc uống và dùng hằng ngày.
Bài thuốc trị viêm gan mãn tính, gan xơ cứng: Gan lợn khô 140g, kê nội kim 30g, thanh bì 20g, miết giáp 70g, bồ hoàng, sái thảo, địa long, đương quy, sài hồ nam, ngũ linh chi, xích thược, chỉ thực và bạch mao căn mỗi thứ 40g.
Xây nhuyễn các vị thuốc, sau đó thêm mật ong vào và trộn đều, nắn thành viên hoàn (mỗi viên nặng khoảng 4g). Sử dụng 3 viên/ 2 – 3 lần/ ngày và uống cùng nước sôi để nguội.
Bài thuốc chữa sốt cao gây mất nước và đau đầu: Nguyên liệu gồm Ngũ gia bì và sài hồ nam mỗi thứ 20g, bán hạ 12g, lá tre 12g, cam thảo dây 12g, rau má 16g, gừng tươi 6g. Sau đó đem các vị phơi khô, sau đem sắc với 400ml nước, còn lại 100ml. Chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng trước khi ăn.

☛ Xem chi tiết hơn trong bài: Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ Sài hồ nam
Lưu ý khi sử dụng cây Sài hồ Nam
Sài hồ nam có thể hỗ trợ điều trị các bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên khi dùng dược liệu này, bạn nên chú ý các thông tin sau:
- Âm hư hỏa vượng, can dương thượng thăng và người mệt yếu không nên sử dụng.
- Một số bài thuốc từ sài hồ nam có thể gây co bóp tử cung và tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Sài hồ nam có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị. Do đó nếu có ý định phối hợp, vui lòng tham vấn y khoa để dự phòng rủi ro.
- Khi chọn mua dược liệu, cần phân biệt với sài hồ bắc (Bupleurum chinense DC- Thuộc họ hoa tán)
Sài hồ Nam trong Vương Bảo sản phẩm cho người phì đại tuyến tiền liệt
Sài hồ Nam có tác dụng lợi tiểu, cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện. Vậy nên việc sử dụng Sài hồ Nam kết hợp với các dược liệu khác sẽ giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.
Vương bảo là thực phẩm chức năng, trong đó có thành phần là Sài hồ Nam kết hợp với các dược liệu khác như Náng hoa trắng, Hải trung kim, Rau tau bay có công dụng:
- Giúp ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của phì đại (u xơ) tuyến tiền liệt ở nam giới.
- Đồng thời giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện: tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt.
Vương Bảo sẽ phát huy tác dụng trung bình sau khoảng 1,5 tới 2 tháng sử dụng, kích thước tuyến tiền liệt sẽ giảm xuống đáng kể, đồng thời tình trạng u xơ được ngăn ngừa. Các triệu chứng rối loạn tiểu tiện được cải thiện rõ rệt sau khoảng 2 tới 3 tuần sử dụng.
Hiện nay, để đảm bảo quyền lợi của khách hàng cũng như khẳng định giá trị chất lượng của sản phẩm, từ ngày 8/4/2019, Vương Bảo CAM KẾT HOÀN LẠI 100% TIỀN nếu khách hàng sử dụng sau 3 tháng không thấy kích thước tuyến tiền liệt giảm. Để được tư vấn về u xơ tuyến tiền liệt cùng sản phẩm Vương Bảo, bạn có thể gọi tới số 1800 1258 (miễn phí cước gọi)
Kết luận
Sài hồ Bắc và Sài hồ Nam đều là những loại thuốc quý trong Đông y cũng như Y học hiện đại. Qua bài viết trên đây chúng tôi mong rằng đã giúp các bạn biết được loài cây này, và có thể phân biệt và sử dụng chúng trong đời sống hàng ngày.
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng