Khi u xơ tuyến tiền liệt phát triển sang giai đoạn nặng – kích thước tuyến tiền liệt lớn hơn 80g thì người bệnh nên tìm hiểu các phương pháp mổ u xơ tuyến tiền liệt. Bởi trong giai đoạn này, khối lượng tuyến tiền liệt quá lớn nên các loại thuốc điều trị từ bên trong thường không mang lại hiệu quả hoặc chỉ có hiệu quả thấp.
Mục lục
Bệnh u xơ tuyến tiền liệt là gì?
U xơ tuyến tiền liệt là hiện tượng các tế bào tuyến tiền liệt lành tính tiếp tục phát triển, khiến cho tuyến tiền liệt không thể giữ được kích thước ổn định (20g – 25g). Theo thời gian, chúng tạo thành khối u xơ gọi là khối u xơ tuyến tiền liệt.
Bệnh u xơ tuyến tiền liệt còn có các tên gọi khác trong Y khoa như: bệnh u xơ tiền liệt tuyến, phì đại tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt lành tính. Đây là một căn bệnh thường xảy ra ở nam giới độ tuổi trung niên ngoài 50 tuổi.
Xin đừng nhầm lẫn giữa bệnh u xơ tuyến tiền liệt và bệnh ung thư tuyến tiền liệt. U xơ tiền liệt tuyến là khối u lành tính, sự phát triển khối u nhanh hơn và mức độ nguy hiểm ít hơn so với ung thư tuyến tiền liệt.
Khi nào cần mổ u xơ tuyến tiền liệt?
Bệnh xơ tuyến tiền liệt hình thành và phát triển theo 3 giai đoạn: Giai đoạn khởi phát bệnh, giai đoạn bệnh nhẹ và giai đoạn bệnh nặng.
Khi nào cần mổ u xơ tiền liệt tuyến?
Giai đoạn khởi phát bệnh: Các tế bào tuyến tiền liệt bắt đầu “sự nghiệp” phình to và tăng sinh kích thước sau thời gian dài “nghỉ dưỡng” ở độ tuổi thanh niên. (Để hiểu chi tiết hơn về sự phát triển kích thước tuyến tiền liệt, bạn có thể tìm đọc: Kích thước tuyến tiền liệt bình thường và phì đại )
Giai đoạn nhẹ: Đây là giai đoạn kích thước tuyến tiền liệt tăng dần nhưng chưa ở mức quá lớn, khối lượng tuyến tiền liệt thường < 80g. Ở giai đoạn này, người bệnh không nên mổ khối u xơ khi kích thước còn nhỏ; thay vào đó người bệnh có thể tìm hiểu các phương pháp điều trị nội khoa bằng các loại thuốc uống.
Giai đoạn bệnh nặng: Kích thước khối phì đại tuyến tiền liệt quá lớn (thường > 80g) nên hướng điều trị từ bên trong bằng các loại thuốc uống thường không có hiệu quả hoặc chỉ có tác dụng rất ít.
Vì sao cần mổ u xơ tuyến tiền liệt?
Tuyến tiền liệt là tuyến có vị trí nằm dưới đáy bàng quang giáp với cổ bàng quang, phía trước giáp với túi tinh và trực tràng, phía sau giáp với xương mu và đồng thời tuyến tiền liệt bao quanh một phần ống niệu đạo sau.
Với vị trí đặc biệt như trên, khi người bệnh mắc u xơ tiền liệt tuyến, kích thước tuyến tiền liệt phình to ra sẽ tạo áp lực gây chèn ép trực tiếp lên các bộ phận xung quanh mà điển hình nhất là 2 bộ phận: bàng quang và ống niệu đạo. Điều này cũng giải thích cho thắc mắc tại sao người bệnh mắc phì đại tuyến tiền liệt thường có các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như: tiểu buốt, tiểu nhiều lần cả ngày và đêm, khó tiểu, tiểu rắt, bí tiểu…
Ở giai đoạn bệnh nặng và khối u xơ tuyến tiền liệt tăng sinh theo từng ngày, nếu người bệnh không tiến hành các phương pháp mổ cắt bỏ khối u xơ tuyến tiền liệt kịp thời có thể dẫn đến tình trạng bệnh quá nặng và gây ra một số biến chứng cho người bệnh như:
Tình trạng u xơ nặng không điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng
- Gây sỏi bàng quang: Nguyên nhân do trong thời gian dài nước tiểu bị ứ đọng không thể tống toàn bộ ra bên ngoài, từ đó hình thành cặn và sỏi trong bàng quang.
- Gây tổn thương thận: Phần niệu đạo sau bị chèn ép bởi tuyến tiền liệt khiến cơ thể bị mất khả năng kiểm soát nước tiểu, gây các chứng rối loạn tiểu tiện. Khi kéo dài có thể làm rối loạn quá trình bài tiết nước tiểu, gây tổn thương thận cấp, thậm chí tác động gây bệnh thận mạn tính.
- Gây bí tiểu cấp tính: Người bệnh mót tiểu nhưng không thể đi tiểu được, bàng quang căng tức gây đau đớn cho người bệnh. Trong trường hợp này, người bệnh cần được đưa đến cơ sở Y tế để tiến hành thông tiểu nhanh chóng.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là biến chứng dễ gặp nhất ở người bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Do sự chèn ép lâu ngày lên phần niệu đạo sau, ống niệu đạo có thể bị viêm nhiễm gây nhiễm trùng ống niệu đạo nói riêng và cả đường tiết niệu nói chung. Các triệu chứng viêm nhiễm có thể giảm bớt khi người bệnh dùng thuốc uống, tuy nhiên bệnh dễ tái đi tái lại nếu không được điều trị tận gốc.
Một số phương pháp mổ u xơ tiền liệt tuyến phổ biến hiện nay
Dưới đây, tuyentienliet.com.vn xin gửi tới độc giả một số phương pháp mổ u xơ tiền liệt tuyến phổ biến hiện nay:
Phương pháp mổ nội soi u xơ tuyến tiền liệt
Đây là phương thức mổ nội soi cắt khối phì đại tuyến tiền liệt thông qua các bộ phận liên quan mà cụ thể là: ống niệu đạo hoặc cổ bàng quang, thường áp dụng cho người bệnh có kích thước khối u xơ trong khoảng 80g – 100g.
Chúng gồm 4 phương pháp mổ nội soi u xơ tuyến tiền liệt thông qua niệu đạo (TURP); Mổ rạch tiền liệt tuyến qua cổ bàng quang (TUIP); Làm bốc hơi khối u xơ tiền liệt tuyến bằng tia laser hoặc bằng lưỡi dao lưỡng cực Bipolar, trong đó mổ nội soi u xơ tuyến tiền liệt thông qua niệu đạo (TURP) và dùng tia laser đốt làm bốc hơi khối u xơ là phương pháp được ưu tiên hơn.
Phương pháp mổ mở
Mổ mở là phương pháp mổ tách bóc khối u xơ theo 2 đường chính là: Phẫu thuật theo đường sau xương mu và phẫu thuật qua bàng quang. Phương pháp này thường chỉ định với bệnh nhân có kích thước khối u xơ > 100g.
Phương pháp nút động mạch khối u xơ tuyến tiền liệt
Nút động mạch khối u xơ tuyến tiền liệt là phương pháp sử dụng các hạt vi cầu bơm vào các động mạch máu chính chảy đến tuyến tiền liệt, từ đó nhằm “chặn đứt” nguồn dinh dưỡng – dòng máu nuôi dưỡng khối tuyến tiền liệt phì đại. Sau khoảng 2 – 3 tuần nút động mạch, kích thước tuyến tiền liệt bắt đầu teo nhỏ lại.
Để tìm hiểu chi tiết cách thực hiện, ưu, nhược điểm của từng phương pháp mổ u xơ, mời bạn xem chi tiết:
Làm gì giúp giảm thiểu nguy cơ mổ u xơ tiền liệt tuyến?
Để giảm thiểu nguy cơ phải phẫu thuật mổ u xơ tiền liệt tuyến, người bệnh cần có nhận thức điều trị bệnh sớm ngay từ khi phát hiện bệnh, đồng thời kết hợp một số thói quen tốt:
Tập “từ chối” rượu bia, thuốc lá để có một tuyến tiền liệt khỏe mạnh
- Khi thấy các dấu hiệu bất thường về chứng rối loạn tiểu tiện, người bệnh cần chủ động thăm khám để theo dõi sức khỏe cũng như phát hiện bệnh sớm (nếu có).
- Điều trị bệnh kịp thời và nhanh chóng, không kéo dài làm tình trạng bệnh nặng thêm.
- Với các thói quen sinh hoạt, cần hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối (sau 21h) để tránh chứng tiểu đêm nhiều lần.
- Hạn chế tối đa việc uống cafe, rượu, chất kích thích vì đây là một trong những nguyên nhân chính gây kích thích bàng quang tạo cảm giác mót tiểu nhiều.
- Cố gắng đi tiểu vào các thời điểm thường xuyên để tập cho bàng quang có thói quen tốt
- Uống thuốc lợi tiểu cần hỏi ý kiến của bác sĩ
- Cân bằng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ, tăng cường lượng rau xanh, chất sơ vào cơ thể hàng ngày.
Có lẽ bạn sẽ cần:
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng