Náng hoa trắng và Trinh nữ hoàng cung đều là những loài cây thuộc họ Náng và có công dụng hỗ trợ điều trị các khối u. Vậy làm thế nào để phân biệt được 2 loại cây thuốc quý này và liệu chúng có giống nhau về công dụng? Hãy cùng tuyentienliet.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Mục lục
Phân biệt Náng hoa trắng và Trinh nữ hoàng cung
Náng hoa trắng
Tên khác: Đại tướng quân, cây lá náng, náng sumatra, chuối nước, tỏi voi
Tên khoa học: Crinum asiaticum L.
Họ: Thủy tiên (Amaryllidaceae)
Mô tả: Náng hoa trắng là loại cây thân thảo lưu niên, có chiều cao 1 m. Cây có hành giò có hình trứng với đường kính 5 – 10 cm. Lá đơn, hình dải ngọn giáo, mọc từ gốc. Lá có chiều dài hơn 1 m và rộng 5 – 10 cm. Cụm hoa mọc ở đầu cán dẹp có chiều dài 40 – 60 cm. Mỗi cụm hoa mang 6 – 12 hoa hoặc có thể nhiều hơn, có màu trắng. Hoa có các ống mảnh màu lục và thường có mùi thơm về chiều. Quả mọng, hình tròn có đường kính 3 – 5 cm và chứa 1 hạt.
Phân bố: Loại cây này thường tìm thấy ở các nước như Ấn Độ hoặc Indonesia. Ở nước ta, náng hoa trắng có mặt ở khắp mọi miền từ Bắc vào Nam. Ngoài ra, chúng còn được người dân trồng để làm cảnh.
➤ Tìm hiểu chi tiết về cây trong bài viết: Náng hoa trắng – công dụng, cách dùng
Trinh nữ hoàng cung
Tên khác: Tỏi lơi lá rộng, Tây nam văn châu lan, Tỏi Thái Lan, Vạn châu lan hay Thập bát học sỹ.
Tên khoa học: Crinum asiaticum L.
Họ: Thủy tiên (Amaryllidaceae)
Mô tả: Trinh nữ hoàng cung là một loại cỏ, thân hành như củ hành tây to, đường kính 10-15cm, bẹ lá úp nhau thành một thân giả dài khoảng 10-15cm, có nhiều lá mỏng kéo dài từ 80-100cm, rộng 5-8cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lá lỡm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím. Hoa mọc thành tán gồm 6-18 hoa, trên một cán hoa dài 30-60cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ. Quả gần hình cầu (ít gặp). Từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thẻ tách ra để trồng riêng dễ dàng.
Phân bố: Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau trồng ở các nước vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Malaysia và phía Nam Trung Quốc. Cây Trinh nữ hoàng cung đang được trồng ở nhiều nơi nước ta, từ miền Bắc đến miền Nam.
So sánh Náng hoa trắng và Trinh nữ hoàng cung
Bộ phận đươc dùng làm thuốc
- Náng hoa trắng: Dùng lá và củ để làm thuốc
- Trinh nữ hoàng cung: Dùng lá và thân hành để làm thuốc . Ở số quốc gia khác người ta dùng cán hoa, thân hành của cây, thái nhỏ phơi khô.
Công dụng trong Đông Y
Náng hoa trắng:
- Giúp làm giảm triệu chứng bệnh phì đại tuyến tiền liệt
- Hỗ trợ làm giảm sưng và đau do bong gân
- Chữa rắn cắn
- Giảm đau nhức xương khớp
- Điều trị mụn nhọt và các bệnh ngoài da
- Chữa bệnh trĩ, làm long đờm
- Giảm khối u xơ tử cung và u nang buồng trứng
- Cải thiện triệu chứng tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu đêm hoặc tiểu không hết,…
Trinh nữ hoàng cung:
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về ung thư vú, ung thư cổ tử cung
- Hỗ trợ điều trị đau dạ dày, ung thư dạ dày, ưng thư phổi, gan
- Chữa các bệnh về đường tiết niệu
- Làm giảm sung huyết da chữa tê, nhức
- Điều trị thấp khớp, mụn nhọt và áp xe
- Ở Ấn Độ được dùng làm thuốc chữa đau tại, ở Campuchia được dừng để điều trị bện phụ khoa
Thành phần hóa học
Náng hoa trắng: Năm 1963, GS. Đỗ Tất Lợi cùng các cộng sự đã nghiên cứu ra rằng lá, hoa và củ của cây Náng hoa trắng chứa nhiều hoạt chất alkaloid có tên gọi là lycorin C16H17NO4. Bên cạnh đó, thân và bẹ cây chứa nhiều alkaloid khác như crinasiatin, baconin, hipadin. Củ cây còn chứa nhiều vitamin và các thành phần khác như alcaloid harcissin (lycorin) và một số hợp chất kiềm có mùi tỏi. Quả chứa nhiều criasbetain và ungeremin. Hạt cây chứa nhiều crinamin và lycorin.
Trinh nữ hoàng cung: Từ năm 1983 cho đến nay, các công trình nghiên cứu về trinh nữ hoàng cung đã công bố thành phần hóa học của nó có khoảng 32 alkaloid. Trong số đó đáng quan tâm là một số alkaloid có tác dụng kháng u như: crinafolin, crinafolidin, lycorin, và β -epoxyambellin tác dụng trên tế bào T – lymphocyte và còn có tác dụng kháng khuẩn như hamayne (bulbispenmin, flavonoid, demethylcrinamin). Ngoài alkaloid còn có các hợp chất bay hơi, aldehyd, acid hữu cơ, terpen và glucan A, glucan B.
Hai loại cây này đều có chứa hoạt chất alkaloid có tên gọi là lycorin. Nhưng theo nghiên cứu thành phần hóa học trong cây Náng hoa trắng ở Việt Nam, Náng hoa trắng có hàm lượng alcaloid toàn phần cao (Trung bình 0,97%), cao hơn Trinh nữ hoàng cung(TB 0,49% ). Vì chúng được phân phối cả ở lá, hoa, dò và quả (Đỗ Tất Lợi, Ngô Văn Thu và Phạm Xuân Cù, 1963)
Tác dụng dược lý
Náng hoa trắng: Trước đây Náng được dùng để điều trị các bệnh liên quan đến khó tiểu, tiểu gắt ở nam hoặc bệnh khí hư ở nữ. Một số nghiên cứu của Hàn Quốc và Nhật Bản về tác dụng của náng hoa trắng cho thấy, dược liệu này có công dụng trong việc cải thiện triệu chứng phì đại tiền liệt tuyến (còn gọi là u xơ tuyến tiền liệt). Ngoài ra, đề tài nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt vào năm 2001 – 2008 cũng khẳng định tác dụng khả quan của thảo dược này đối với bệnh u xơ tuyến tiền liệt.
Các hoạt chất chứa trong náng hoa trắng, đặc biệt là alkaloid có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh lên đến 35,4%. Ngoài ra, chúng còn giúp chống viêm và làm giảm trọng lượng của khối u hạt lên 25,4%.
Trinh nữ hoàng cung: Cao methanol của rễ, thân và cao chiết alcaloid toàn phần của cây này đều có tác dụng ức chế phân bào.Trong vài mô hình gây u báng sacom và ung thư đùi ở chuột nhắt, hợp chất chứa cao cây này hạn chế sự phát triển khối u và hạn chế sự di căn tế bào. Một số alcaloid trong cây này có hoạt tính sinh học. Lycorin ức chế protein và DNA của tế bào chuột và ức chế sự phát triển của u báng cấy ở chuột. Trong thử nghiệm, lycorin làm giảm khả năng sống của tế bào u. Lycorin làm ngừng sự phát triển virus gây bệnh bại liệt, ức chế sự tổng hợp các tiền chất cần cho sự sinh trưởng của virus gây bệnh bại liệt.
Ở cả 2 loại cây này đều có chứa hoạt chất Lycorin, có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và có tác dụng ức ché các khố u xơ. Tuy nhiên, việc sử dụng Náng hoa trắng để sắc uống chữa bệnh nếu không cẩn thận có thể dẫn đến quá liều, với các triệu chứng như: buồn nôn, nôn, đổ mồ hôi, mạch đập nhanh,…
Điểm khác biệt giữa Náng hoa trắng và Trinh nữ hoàng cung?
Trinh nữ hoàng cung vốn là loại dược liệu kinh điển dùng để chữa trị khối u, đặc biệt là những căn bệnh của nữ giới như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng… Các nghiên cứu đều cho thấy sự gần gũi về thành phần hóa học (alcaloid) cũng như các tác dụng chống viêm, chống độc tế bào của Náng hoa trắng và Trinh nữ hoàng cung.
Tuy nhiên, hàm lượng Alcaloid toàn phần và lycorin (hoạt chất chính có tác dụng lên khối phì đại tiền liệt tuyến) trong Náng hoa trắng lại lớn gấp 2 lần so với Trinh nữ hoàng cung. Vì thế nếu sử dụng thay thế Trinh nữ hoàng cung bằng Náng hoa trắng trong những trường hợp phì đại tiền liệt tuyến thì sẽ thu được hiệu quả tốt hơn rất nhiều.
Sử dụng Náng hoa trắng trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt
Hàng loạt những nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như các nhà khoa học trong nước đã cho thấy kết quả rất khả quan về tác dụng của Náng hoa trắng. Đặc biệt đề tài “Nghiên cứu tác dụng của cây náng hoa trắng (Crinum asiaticum L.) trên bệnh phì đại tuyến tiền liệt” của TS Nguyễn Bá Hoạt tiến hành từ năm 2001 đến 2008 đã kết luận:
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng