Buồn tiểu nhưng không tiểu được là một triệu chứng mà rất nhiều người hay gặp phải. Triệu chứng này làm cho bạn luôn cảm thấy khó chịu, bứt rứt, đồng thời nếu tình trạng này kéo dài thì nó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của bạn. Vậy làm thế nào để giải quyết tình trạng này, mời bạn hãy theo dõi bài viết sau đây.
Mục lục
Nguyên nhân buồn tiểu nhưng không tiểu được
Buồn tiểu nhưng không tiểu được hay bí tiểu là tình trạng bàng quang của bạn chứa đầy nước tiểu, liên tục kích thích gây mót dặn, buồn tiểu nhưng không thể nào đi tiểu được. Điều này làm cho bạn vô cùng khó chịu khi bàng quang luôn trong trạng thái căng tức, xuất hiện những cơn đau âm ỉ, lan sang các vùng khác ở chậu hông.
Một vài nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng này như:
- Do bệnh của tuyến tiền liệt ở nam giới: Trong đó phì đại tiền liệt tuyến là nguyên nhân phổ biến gây bí tiểu ở nam giới trung niên. Tuyến tiền liệt tăng kích thước gây chèn ép vào niệu đạo và bàng quang gây bí đái.
- Sỏi đường tiết niệu: Các viên sỏi vô tình rơi vào đường dẫn niệu làm tắc nghẽn nên không thể đào thảo nước tiểu.
- Viêm niệu đạo: Ở cả nam và nữ, các tác nhân gây viêm, sinh mủ, tế bào chết cũng làm tắc đường niệu.
- Chấn thương vỡ xương chậu: Ảnh hưởng tới bàng quang, niệu đạo, niệu quản không còn giữ được hình thái sinh lý, biến dạng, vỡ, dập nát các thành phần của hệ tiết niệu.
- Các bệnh ở bàng quang bàng quang sẽ bị chai xơ làm bàng quang co bóp yếu (viêm bàng quang, sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang…).
Đa số các nguyên nhân đều rất khó để người bệnh có thể nhận ra được, thường phải qua thăm khám và làm các xét nghiệm mới có thể chỉ ra được chính xác lý do bạn bị bí tiểu.
Triệu chứng thường gặp của tình trạng này
Đau tức bụng dưới
Nước tiểu làm đầy bàng quang nhưng không thể đào thải, đè nén vào các tạng, thần kinh xung quanh khiến bạn cảm thấy đau tức từng cơn hoặc liên tục.
Cơn đau không hề giảm hay thay đổi mỗi khi bạn thay đổi tư thế, ngay dưới rốn xuất hiện khối nổi phồng lên do bàng quang căng đầy, ấn đau. Bạn và bác sĩ cũng dễ nhận thấy điều này, từ đó loại trừ các bệnh khác để hướng tới chẩn đoán và điều trị sớm.
Khó chịu, bứt rứt
Các cơn đau, buồn tiểu không dứt khiến bạn rơi vào trạng thái khó chịu, đảo lộn sinh hoạt và làm việc. Tinh thần không thoải mái, luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, đau đớn.
Đối với nhóm nguyên nhân do nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bạn có thể bị sốt cao quá trình phát triển của vi khuẩn gây ra viêm, nước tiểu đục, có màu, có mùi khác thường.
Thường xuyên muốn đi tiểu nhưng không tiểu được
Liên tục có phản xạ mót tiểu, buồn tiểu nhưng khi đi tiểu lại không hề có nước tiểu hoặc có thì chỉ rỉ rả, nhỏ giọt, không chảy thành tia.
Dấu hiệu “bàn chân khai” để chỉ những người rối loạn tiểu tiện mà tiểu không thành dòng mà vương vãi ngay dưới chân khiến cho bàn chân dính nước tiểu, mùi hôi khai.
Tình trạng tiểu đêm
Điều này được lý giải bởi sự đối lập hoạt động của hệ thân kinh bao gồm phân hệ giao cảm và đối giảm cảm. Ban ngày có thể bí tiểu, khó đi tiểu nhưng ban đêm người bệnh lại phải đi tiểu nhiều lần, mất ngủ vì đi tiểu, làm rối loạn nhịp sinh hoạt.
Nếu không phát hiện các triệu chứng này sớm có thể dẫn đến các biến chứng như: viêm đường tiết niệu, viêm thận, suy thận….
Các triệu chứng mà bí tiểu gây ra vô cùng khó chịu, người bệnh sẽ phải tìm kiếm ngay các giải pháp nếu muốn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này. Đọc tiếp phần dưới đây và một số gợi ý dành cho bạn.
Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng buồn tiểu nhưng không tiểu được ?
Bạn hãy tham khảo một số cách dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện được các triệu chứng, sớm thoát khỏi tình trạng bí tiểu.
Thăm khám hỏi bệnh
Đây nên là điều đầu tiên bạn nên làm khi có những dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của bạn. Phòng khám nam khoa, khám tiết niệu sẽ là nơi bạn cần đến khám bệnh.
Khi đó, các bác sĩ sẽ cần bạn nêu rõ tình trạng bạn đang gặp phải, thời gian là từ bao giờ, tình trạng bí tiểu ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn như thế nào? Và bạn đã có xử trí gì tại nhà hay chưa?
Đó là một số những điều bạn cần phải trả lời để có thể nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, để phân biệt với các bệnh lý khác.
Vệ sinh cơ quan sinh dục – Tiết niệu
Có thể tình trạng bí tiểu mà bạn đang gặp phải là do các tác nhân như vi khuẩn, vi nấm…gây nhiễm khuẩn ngược dòng liên bàng quang, đường niệu.
Quá trình viêm nhiễm phát sinh nên các ổ mủ làm tắc đường ra của nước tiểu. Do đó, vệ sinh sạch sẽ hằng ngày sẽ giúp bạn phòng tránh bí tiểu và nhanh chóng loại bỏ được các nguyên nhân gây bệnh.
Bạn cũng nên sử dụng thêm dung dịch vệ sinh, xà phòng, khi tắm rửa để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Chế độ ăn uống khoa học
Biết được tình trạng bệnh của mình, bạn cũng nên trang bị những kiến thức về chế độ dinh dưỡng, ăn uống để bảo vệ sức khỏe.
Khẩu phần ăn có nhiều rau xanh, hoa quả cung cấp hàm lượng vitamin và chất xơ rất cao, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Thức ăn dễ tiêu, chế biến đơn giản sẽ là ưu tiên khi nấu ăn.
Các thức mặn, nhiều dầu mỡ, rượu bia, thức ăn khó tiêu…là điều bạn nên hạn chếvì chúng ảnh hưởng đến nhiều quá trình chuyển hóa, hấp thu, đào thải các chất độc:
- Đồ ăn mặn, có tính axit cao sẽ là yếu tố góp phần hình thành sỏi tiết niệu, cộng với việc bạn đang bị bí tiểu, khả năng hình thành sỏi cũng tăng lên đáng kể
- Đồ ăn chiên rán, chế biến sẵn vô tình khiến cơ thể hấp thu các chất béo không tốt cho cơ thể
- Rượu bia ảnh hưởng đến chức năng gan, thận
Uống nước và thức uống lợi tiểu
Uống đủ từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày là lý tưởng cho mọi nhu cầu của cơ thể.
Uống nước râu ngô, rau má…là các thức uống có tác dụng lợi tiểu, kích thích tăng đào thải nước tiểu. Điều này giúp giải phóng lượng nước tiểu ứ đọng trong bàng quang, trên thận, làm giảm nhanh chứng bí tiểu, đồng thời còn giảm nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu.
Đồng thời, bạn không nên có thói quen nhịn tiểu , khi có dấu hiệu buồn tiểu thì nên đi tiểu ngay. Nước tiểu các chất cặn ở trong bàng quang sẽ có thời gian ở lại lâu hơn, dễ tạo thành sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu.
Mồi lần đi tiểu bạn sẽ đẩy vi khuẩn ra khỏi niệu đạo trước khi chúng kịp ngược dòng lên bàng quang, đài bể thận…gây nên tình trạng nhiễm khuẩn rất khó chữa về sau.
Thể dục thể thao đều đặn
Tập luyện thể dục hằng ngày sẽ giúp cơ thể bạn dẻo dai hơn, tăng cường sức đề kháng, kích thích thay mới tế bào chết. Tình trạng buồn tiểu nhưng không tiểu được mà bạn đang mắc phải có thể sẽ được cải thiện rõ rệt nếu kiên trì tập luyện.
Khi những cách trên có thể giúp bạn phần nào giảm bớt sự khó chịu của bí tiểu thì một số biện pháp phía dưới lại được áp dụng khi các triệu chứng kéo dài, khó điều trị, nguy cơ gây vỡ bàng quang, nhiễm khuẩn nặng nề…
Uống thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Có một số loại thuốc mà bác sĩ có thể kê đơn để giúp bạn điều trị chứng buồn tiểu nhưng không tiểu được:
- Thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác cho nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt hoặc viêm bàng quang.
- Thuốc làm cho cơ vòng niệu đạo và tuyến tiền liệt của bạn giãn ra để nước tiểu có thể chảy qua niệu đạo tốt hơn.
- Thuốc làm nhỏ tuyến tiền liệt để giảm tắc nghẽn ở nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt không phải ung thư.
➤ Xem thêm: Thuốc trị bí tiểu
Tinh thần sảng khoái và thoải mái
Tâm lý căng cứng, stress, áp lực công việc và cuộc sống làm cho bạn không thoải mái, điều này về lâu dài sẽ tác động không nhỏ tới quá trình điều trị bệnh.
Bởi vậy, bạn cũng nên biết cách sắp xếp lại công việc, giải tỏa stress, nghỉ ngơi và tập luyện điều độ cũng là một trong những yếu tố không thể thiếu để nhanh chóng đẩy lùi chứng tiểu buốt vô cùng khó chịu.
Bạn có thể tìm hiểu thêm những bài tập dưỡng sinh, bài tập thiền, yoga… tập luyện cùng những người bạn sẽ tạo ra sự hứng khởi và vui vẻ.
Lời kết
Buồn tiểu nhưng không tiểu được là một triệu chứng cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh lý về đường tiết niệu, vậy nên khi có triệu chứng này bạn cần thăm khám tìm nguyên nhân và điều trị sớm để tránh các tác hại về sau. Từ những gợi ý phía trên, hy vọng rằng bạn đã có được những thông tin hữu ích để bảo sức khỏe của mình và những người xung quanh.
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng