Đi tiểu nhiều có bị gì không? Đi tiểu nhiều lần là triệu chứng bệnh gì? Là lo lắng thường gặp của bệnh nhân khi bị mắc tiểu liên tục. Trên thực tế, đi tiểu nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh lý nhưng cũng có thể chỉ là hiện tượng thông thường do các tác động bất thường của cơ thể gây ra.
Mục lục
Chứng bệnh đi tiểu nhiều lần
Đi tiểu nhiều lần là thuật ngữ miêu tả tình trạng người bệnh có số lần đi tiểu trong một ngày cao bất thường (nhiều hơn 6 – 8 lần khi uống 2 lit nước), làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Đi tiểu nhiều lần được gọi là chứng bệnh bởi đây không phải là một bệnh lý mà thường là triệu chứng, biểu hiện của loại bệnh lý nào đó. Thông thường, tiểu nhiều lần thường là dấu hiệu cảnh báo một số loại bệnh lý như: bệnh lý về đường tiết niệu, bệnh tuyến tiền liệt (thường gặp ở nam giới); bệnh lý nam khoa, bệnh lý phụ khoa; bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI)…
Khi nào đi tiểu nhiều lần là dấu hiệu của bệnh lý?
Đi tiểu nhiều lần không do bệnh lý gây ra thường có khả năng tự cải thiện khi người bệnh thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh như: tăng cường ăn, uống các thực phẩm có tính mát; uống đủ nước tối thiểu 1, 5 – 2 lit/ngày; rèn luyện thể thao thường xuyên; không thức khuya; giảm căng thẳng, stress…
- Bị ngứa ngáy bộ phận sinh dục gây khó chịu.
- Xuất hiện dịch bất thường ở âm đạo hoặc dương vật, chất dịch thường có mùi hôi, màu sắc bất thường.
- Có thể kèm theo các triệu chứng rối loạn tiểu tiện khác như: https://tuyentienliet.com.vn/lam-gi-khi-bi-tieu-rat-753/ tiểu rắt
, bí tiểu, tiểu són, buốt tiểu, tiểu ra máu… - Mức độ bệnh nặng dần theo thời gian, không có khả năng tự cải thiện dù bạn đã điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt.
- Chứng bệnh dễ tái đi tái lại nhiều lần, không khỏi dứt điểm.
- Nước tiểu có màu sắc, mùi hôi bất thường.
- …
Đi tiểu nhiều lần là bệnh gì và cách điều trị
Tiểu nhiều lần (mắc tiểu liên tục) mà không tự cải thiện có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe như:
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu) là một bệnh lý phổ biến nhất gây đi tiểu nhiều lần. Bệnh thường gặp ở các dạng:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu trên (Viêm bể thận)
- Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới (Viêm bàng quang).
- Viêm ống niệu đạo.
Nguyên nhân thường do vi khuẩn xâm nhập và cơ thể thông qua niệu đạo gây viêm niệu đạo, sau đó di chuyển lây nhiễm gây viêm thận, viêm bàng quang.
Khi bị nhiễm trùng đường tiểu, bàng quang sẽ sưng lên và không thể chứa được nhiều nước tiểu; nước tiểu có thể có màu đục, có mùi lạ. bất thường. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị sốt, ớn lạnh, buồn nôn, đau bên hông…
Điều trị: Có thể tham khảo nhóm thuốc kháng sinh Quinolone; nhóm kháng sinh hỗn hợp Trimethoprim-sulfamethoxazole; thuốc kháng sinh Aminoglycoside kết hợp Ampicillin… tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong ống niệu đạo, làm lành các tổn thương do nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra.
Bệnh đái tháo đường
Dù là bệnh đái tháo đường type I hoặc type II thì đều làm tăng lượng đường trong máu bệnh nhân. Khi đó, thận phải làm việc tăng cường nhằm mục đích lọc đường ra khỏi nước tiểu nhưng không phải lúc nào quá trình này cũng thành công.
Đây là nguyên nhân giải thích vì sao khi kết thúc quá trình lọc nước tiểu vẫn còn sót hàm lượng đường nhất định trong nước tiểu => gây tình trạng tiểu đường.
Khi bị tiểu đường, cơ thể có xu hướng luôn khát nước, muốn uống nước nhiều bất thường, từ đó gây hiện tượng đi tiểu nhiều lần với thể tích nước tiểu đi được rất nhiều trong 1 lần đi vệ sinh.
Điều trị: Tham khảo một số loại thuốc điều trị đái tháo đường như: Thuốc Metformin (Biệt dược: Glucophage, Metforan); Thuốc Sulfonylurea (biệt dược: Tolbutamide; Diamicron 80 mg; Hemidaonil 2,5mg)… kết hợp với việc ăn uống, luyện tập theo hướng dẫn từ bác sĩ điều trị.
U xơ tiền liệt tuyến
U xơ tiền liệt tuyến là một dạng u lành tuyến tiền liệt xảy ra khi các tế bào tuyến tiền liệt phát triển phình to quá mức, lâu dần làm hình thành khối u xơ (không phải khối ung thư) bên trong tuyến tiền liệt.
Do tuyến tiền liệt nằm dưới bàng quang và bao quanh một phần ống niệu đạo nên khi xuất hiện khối u xơ, tổng kích thước tuyến tiền liệt sẽ to hơn và chèn ép bàng quang, niệu đạo, làm xuất hiện chứng đi tiểu nhiều lần và nhiều rối loạn tiểu tiện khác như: tiểu không hết, tiểu són, khó tiểu, bí tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu đêm nhiều lần…
Điều trị: Có thể tham khảo các loại thuốc làm giảm triệu chứng tiểu nhiều lần: Flomax (tamsulosin), Uroxatral (alfuzosin), Hytrin (terazosin), Cardura (doxazosin)… kết hợp với thuốc ức chế làm chậm sự phát triển phì đại tuyến tiền liệt như finasteride (Proscar).
Ngoài ra, bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt cũng có thể tham khảo TPCN Vương Bảo giúp hỗ trợ cải thiện tiểu nhiều lần và nhiều triệu chứng rối loạn tiểu tiện khác, đồng thời
Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 5 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là:
- Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần…
- Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt.
Với thành phần chiết xuất từ các vị thuốc Nam có tác dụng làm giảm kích thước khối u xơ tuyến tiền liệt như: Náng hoa trắng, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam (lức) kết hợp với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý giúp mang lại hiệu quả điều trị phì đại tuyến tiền liệt tốt nhất cho người bệnh.
Viêm tuyến tiền liệt
Đây là căn bệnh nhẹ nhất liên quan đến tuyến tiền liệt. Cụ thể, một số vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể gây viêm sưng tuyến tiền liệt, khiến cho tuyến tiền liệt bị đau, viêm sưng to đồng thời tác động vào niệu đạo và bàng quang gây hiện tượng đi tiểu nhiều lần.
Điều trị: Tham khảo sử dụng nhóm thuốc Trimethoprim-sulfamethoxazole, nhóm kháng sinh Quinolone vào điều trị tiêu viêm tuyến tiền liệt.
Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt (hay còn gọi là u tuyến tiền liệt ác tính) hình thành bởi các tế bào tuyến tiền liệt bị đột biến gen (tế bào ung thư), lâu dần làm hình thành khối ung thư trong tuyến tiền liệt.
Cũng tương tự như bệnh u xơ tiền liệt tuyến, ung thư tuyến tiền liệt làm tổng kích thước và trọng lượng tuyến tiền liệt to dần, gây chèn ép và hệ tiết niệu gây các rối loạn đường tiểu trong đó có chứng tiểu nhiều lần.
Tuy nhiên, các biểu hiện của bệnh ung thư tuyến tiền liệt không rõ ràng khiến việc phát hiện và điều trị bệnh sớm gặp nhiều khó khăn. Khi bệnh nặng sẽ gây các biến chứng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.
Hẹp niệu đạo
Hẹp niệu đạo xảy ra khi một hoặc nhiều vị trí trong ống niệu đạo bị co hẹp, teo nhỏ gây cản trở dòng chảy của nước tiểu, khiến một phần nước tiểu bị lắng đọng lại bàng quang, khó tống hết toàn bộ ra bên ngoài – một nguyên nhân khiến bàng quang hoạt động suy yếu và gây ra chứng đi tiểu nhiều lần.
Điều trị: có thể cố gắng kéo căng niệu đạo của bạn để mở lỗ thông hoặc thông bằng phẫu thuật.
Sỏi thận
Khoáng chất và muối bị lắng đọng là nguyên nhân chính tác động làm hình thành sỏi trong thận. Do bị lực cản trở và tác động của các viên sỏi thận nên người bệnh bị xuất hiện chứng đi tiểu nhiều lần. Bên cạnh đó còn có các triệu chứng khác như: buồn nôn, sốt, ớn lạnh; bị đau nghiêm trọng ở bên hông và lưng, cơn đau có thể lan xuống háng thành từng đợt khiến bệnh nhân đau đớn rất khổ sở.
Điều trị: Kích thước sỏi nhỏ thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc bào mòn sỏi thận dần dần. Khi viên sỏi có kích thước nhỏ sẽ được đào thải ra bên ngoài theo ống niệu đạo. Trường hợp kích thước viên sỏi thận quá to sẽ phải dùng tới phương pháp phẫu thuật.
Bệnh đột quỵ
Đi tiểu nhiều lần cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh đột quỵ. Bởi lẽ, khi dây thần kinh kiểm soát bị tổn thương sẽ làm rối loạn chức năng hệ thần kinh, việc điều khiển kích thích buồn tiểu (khi nước tiểu đầy bàng quang) không còn chính xác, làm xuất hiện chứng đi tiểu nhiều lần, mỗi lần đi được rất ít nước tiểu ở người bệnh.
Một số bệnh khác liên quan tới não bộ như: bệnh đa xơ cứng, Parkinson cũng có thể gây những triệu chứng và ảnh hưởng tương tự.
Viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ (hay còn gọi là hội chứng đau bàng quang) khiến người bệnh cảm thấy luôn muốn đi tiểu nhưng mỗi lần đi đều chỉ rặn được rất ít nước tiểu. Ngoài ra còn gặp một số triệu chứng khác như: đau bụng dưới âm ỉ kéo dài; đau bụng khi đi tiểu; đau khi quan hệ tình dục…
Điều trị: Tham khảo thuốc Ampicillin kết hợp với nhóm thuốc kháng sinh Aminoglycoside; thuốc kháng sinh hỗn hợp Trimethoprim-sulfamethoxazole (Bactrim); nhóm kháng sinh Quinolone…
Bệnh ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang xuất hiện và chiếm một phần không gian trong bàng quang, điều này tác động gây ra chứng đi tiểu nhiều. Kích thước khối ung thư bàng quang càng lớn đồng nghĩa với tình trạng đi tiểu nhiều càng nặng hơn. Ung thư bàng quang cũng có nhiều triệu chứng đi kèm khác như: người bệnh sụt cân nhưng không biết nguyên nhân ; đi tiểu ra máu, nước tiểu sẫm màu bất thường, xuất hiện các rối loạn tiểu tiện khác như: tiểu rắt, tiểu buốt, bí tiểu, tiểu không hết…
Viêm âm đạo
Đây là căn bệnh phụ khoa ở nữ giới thường gặp gây chứng đi tiểu nhiều lần. Nguyên nhân do lỗ niệu đạo và lỗ âm đạo ở nữ giới có vị trí rất gần nhau, khi vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo gây bệnh thì cũng dễ dàng di chuyển lan đến niệu đạo và gây nhiễm trùng hệ tiết niệu.
Điều trị: tham khảo một số loại thuốc đặt tại chỗ hoặc thuốc uống điều trị viêm nhiễm phụ khoa như: thuốc Metronidazol, thuốc valacyclovir (Valtrex), thuốc Acyclovir (Zovirax)…
Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
Một số căn bệnh lây truyền qua đường tình dục có biểu hiện đi tiểu nhiều lần mà người bệnh không thể chủ quan như:
- Bệnh Chlamydia
- Bệnh giang mai
- Bệnh lậu
- …
Trong số này, bệnh gây chứng đi tiểu nhiều lần và các chứng rối loạn tiểu tiện khác thường gặp nhất là bệnh Chlamydia.
Phòng ngừa tiểu nhiều lần bằng cách nào?
Để phòng ngừa chứng tiểu nhiều lần cũng như hỗ trợ điều trị tiểu nhiều lần do bệnh lý, người bệnh nên thiết lập lại một lối sống khoa học, thói quen ăn uống lành mạnh như:
Uống đủ nước mỗi ngày, tối thiểu từ 1,5 – 2 lit/ngày.
Thường xuyên uống các loại nước có tác dụng làm mát, thanh lọc cơ thể như: nước sắc râu ngô, nước rau má, nước kim tiền thảo kết hợp mã đề…
Tăng cường rau xanh và chất xơ, các thực phẩm có tính mát như: bí đao, giá đỗ, rau ngót, rau mùng tơi, cải xoăn, bông cải xanh…
Không ăn các món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng như: các loại lẩu cay, mì gói, món ăn nhiều ớt, tỏi; đồ ngọt nhân tạo…
Không uống các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, café hoặc hút thuốc lá vì đây là các chất khiến bàng quang dễ kích thích và đi tiểu nhiều hơn.
Rèn luyện thể thao mỗi ngày bằng các bài tập thể dục, chạy bộ, đi bộ, bơi lội, cầu lông hoặc các môn tập khác như Thiền định, Yoga… Tránh các môn thể thao cần vận động quá sức.
Giữ cân nặng hợp lý. Trường hợp người béo phì bị mắc tiểu nhiều lần nên áp dụng các phương pháp giảm cân.
Lựa chọn các bộ đồ rộng rãi, thoáng mát, không mặc quần quá trật hoặc các loại quần jean, quần vải thô khi bị mắc tiểu nhiều lần.
Thanh Minh đã bình luận
Chồng tôi gần đây bị chứng đi tiểu nhiều lần bất thường cách đây đã 1 tháng. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, sinh hoạt hàng ngày của chồng tôi. Hiện nay, bệnh không giảm đỡ mà ngày càng nặng. Có những hôm chồng tôi đi tiểu hơn chục lần khi ở công ty. Khi đi tiểu được rất ít nước tiểu nhưng hay buồn tiểu, có cảm giác buốt tiểu rất khó chịu. Bác sĩ cho tôi hỏi chồng tôi có phải bị bệnh tuyến tiền liệt không? Liệu vấn đề này có nguy hiểm không? Tôi xin cảm ơn bác sĩ.
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Thanh Minh,
Tiểu nhiều lần ở nam giới có thể do nhiều nguyên nhân, có thể gặp trong các bệnh lý về hệ thận tiết niệu hoặc tuyến tiền liệt hoặc có thể do thói quen hình thành, hoặc ảnh hưởng của yếu tố tâm lý gây hội chứng bàng quang kích thích, gây co bóp bất thường cũng có thể gây các triệu chứng tương tự.
Cần tư vấn thêm chị vui lòng gọi tổng đài 18001258 ( miễn cước ) trong giờ hành chính để được hỗ trợ.
Cảm ơn chị. Chúc chị và gia đình sức khỏe!
Phương đã bình luận
Mình hay bị đi tiểu nhiều vào ban đêm là bị bệnh gì?
dang van nhut đã bình luận
da thua cac bac si, e năm nay 23 tuổi, e cũng có triệu chứng đi tiểu nhiều lần, mỗi lần tiểu thường có cảm giác khó chịu, tiểu dắt, không được thông. e đã bị 2 năm nay rồi. mong các bác sĩ tư vấn giúp e nguyên nhân căn bệnh và cách chữa tri dứt điểm căn bệnh này. e cảm ơn các bác sĩ
phuongnm đã bình luận
Chào bạn Nhut,
Theo những thông tin bạn cung cấp, rất có thể hiện bạn đang có dấu hiệu viêm đường tiết niệu. Bạn nên đi khám để được chuẩn đoán chính xác. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược như Kim tiền thảo, Kim ngân hoa, có tác dụng thông tiểu, lợi tiểu, sát khuẩn tự nhiên, giúp ổn định nhanh các triệu chứng tiểu tiện. Kết hợp cùng thành phần ImmuneGamma giúp tăng sức đề kháng và tái tạo niêm mạc tiết niệu bị tổn thương, từ đó hạn chế nguy cơ tái phát bạn nhé!
Để được tư vấn cụ thể về trường hợp bệnh của mình cũng như hướng dẫn liều sử dụng Niệu Bảo, bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc gọi trực tiếp tới tổng đài miễn cước 18001723 để được tư vấn trực tiếp.
Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khỏe!