Bí tiểu (hay còn gọi là khó tiểu) là hiện tượng người bệnh mất khả năng làm trống rỗng bàng quang sau khi đi tiểu tiện. Có nhiều nguyên nhân gây bí tiểu như do nhiễm trùng đường tiết niệu, do các bệnh phụ khoa, bệnh tuyến tiền liệt, do sỏi và dị tật…
Mục lục
- 1. Chứng bí tiểu (khó tiểu) là gì?
- 2. Nguyên nhân gây bí tiểu (khó tiểu) do đâu?
- 2.1. Cơ thể bị nóng trong gây bí tiểu
- 2.2. Do nhiễm trùng đường tiết niệu
- 2.3. Do các bệnh phụ khoa ở nữ giới
- 2.4. Bệnh tuyến tiền liệt ở nam giới gây khó tiểu
- 2.5. Do cơ bàng quang suy yếu làm lực co bóp không đủ mạnh
- 2.6. Do các bệnh liên quan đến niệu đạo
- 2.7. Do ảnh hưởng bởi dây thần kinh
- 2.8. Tác dụng phụ của thuốc bệnh
- 2.9. Do stress, căng thẳng mệt mỏi kéo dài
- 3. Biến chứng bí tiểu có thể gặp phải
- 4. Các xét nghiệm chuẩn đoán bí tiểu
- 5. Chữa trị bí tiểu – khó tiểu bằng cách nào?
- 6. Thói quen tốt cho người bệnh bí tiểu khó tiểu
Chứng bí tiểu (khó tiểu) là gì?
Bí tiểu có thể hình thành từ từ hoặc cũng có thể hình thành đột ngột tương ứng với 2 dạng: bí tiểu mãn tính và bí tiểu cấp tính.
Bí tiểu cấp tính: Là hiện tượng bàng quang tích đầy nước tiểu và bị căng tức nhưng người bệnh không thể tiểu tiện được. Bí tiểu cấp tính xuất hiện đột ngột khiến bệnh nhân đau đớn, khó chịu và căng tức vùng bụng dưới. Bí tiểu cấp tính là một trường hợp khẩn cấp cần có sự thông tiểu kịp thời.
Bí tiểu mãn tính: hình thành và diễn ra thường xuyên trong thời gian dài. Ban đầu người bệnh chỉ bị đi tiểu khó khăn nhưng về sau tình trạng bệnh trầm trọng hơn, người bệnh bị tiểu khó và kèm theo các rối loạn đường tiểu khác như: mất kiểm soát bàng quang, đau bụng, đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, dòng nước tiểu yếu…
Nguyên nhân gây bí tiểu (khó tiểu) do đâu?
Bí tiểu khó tiểu có thể hình thành do nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bí tiểu khó tiểu thường gặp nhất:
Cơ thể bị nóng trong gây bí tiểu
Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, lượng chất xơ và rau xanh bị thiếu hụt khiến cơ thể bị nóng trong, táo bón… có thể là nguyên nhân gián tiếp gây khó tiểu bí tiểu. Tuy nhiên người bệnh có thể tự cải thiện bệnh trong trường hợp này bằng cách thanh nhiệt cơ thể, cân bằng lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày, uống nhiều nước lọc.

Do nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bí tiểu, khó tiểu và các chứng rối loạn tiểu tiện khác. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do vi khuẩn E.coli xâm nhập và gây bệnh. Nhiễm trùng đường tiết niệu gặp ở cả nam và nữ tuy nhiên tỉ lệ nam giới mắc bệnh ít hơn nữ giới.
Do các bệnh phụ khoa ở nữ giới
Cũng giống như nam giới, nữ giới thường gặp phải nhiều loại bệnh phụ khoa như: nhiễm trùng âm đạo, viêm tử cung, viêm vòi trứng hoặc các khối u xơ chèn vào niệu đạo như u xơ tử cung, u buồng trứng… Phần phụ khoa bị viêm sưng nên khi nước tiểu chảy qua sẽ gây cảm giác sót buốt và làm cản trở dòng nước tiểu; các khối u phình to gây áp lực chèn ép đường niệu đạo. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây khó tiểu, bí tiểu ở nữ giới.
Bệnh tuyến tiền liệt ở nam giới gây khó tiểu
Viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt là 3 căn bệnh hay nhất ở tuyến tiền liệt nam giới. Nguyên nhân tuyến tiền liệt mắc bệnh là do các vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, do các tế bào tuyến tiền liệt tiếp tục tăng sinh và phình to khi nam giới bước vào độ tuổi trung niên.
Tuyến tiền liệt phì đại và chèn ép vào niệu đạo
Do cấu tạo tuyến tiền liệt bao quanh một phần ống niệu đạo sau nên khi tuyến này sinh bệnh niệu đạo sẽ bị chèn ép và thu nhỏ kích thước, từ đó gây ra một loạt các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như: bí tiểu, tiểu khó, tiểu rắt kèm cảm giác đau buốt, đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm, tiểu nhỏ giọt, lượng nước tiểu đi được ít.
Để tìm hiểu chi tiết hơn mời bạn tham khảo:
Do cơ bàng quang suy yếu làm lực co bóp không đủ mạnh
Cơ bàng quang bị suy yếu khiến lực co bóp tiểu tiện không đủ mạnh để tống toàn bộ nước tiểu ra bên ngoài trong một lần tiểu tiện. Phần nước tiểu bị lắng đọng trong bàng quang là một trong những nguyên nhân chính gây bí tiểu, khó tiểu, lâu dài có thể gây ra sỏi bàng quang.
Ở phụ nữ dễ xảy ra hiện tượng sa bàng quang (bàng quang bị chảy xệ) hoặc sa trực tràng (trực tràng bị giãn nở và đè vào thành sau của âm đạo). Đây cũng là nguyên nhân khiến bí tiểu xuất hiện.
Do các bệnh liên quan đến niệu đạo

Một số chứng bệnh về niệu đạo như: hẹp niệu đạo, niệu đạo không thông suốt, viêm ống niệu đạo, tắc nghẽn niệu đạo, xơ hóa niệu đạo, ống niệu đạo bị bít do sỏi, chấn thương niệu đạo… cũng là nguyên nhân tác động làm cản trở, rối loạn dòng chảy của nước tiểu, từ đó khiến nước tiểu bị rối loạn và gây chứng khó tiểu bí tiểu.
Do ảnh hưởng bởi dây thần kinh
Bàng quang hoạt động dựa trên các tín hiệu chỉ đạo của bộ não thông qua dây thần kinh. Bởi vậy khi dây thần kinh bị ảnh hưởng bởi một số bệnh: đột quỵ, tiểu đường, chấn thương cột sống hoặc xương chậu, đa xơ cứng, thoát vị đĩa đệm… có thể ảnh hưởng đến hệ thống đường tiểu gây chứng bí tiểu (đặc biệt là bí tiểu cấp tính) và các chứng rối loạn tiểu tiện khác.
Tác dụng phụ của thuốc bệnh
Một số loại thuốc chữa bệnh như thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chống co thắt… có tác dụng phụ làm co hẹp kích thước ống niệu đạo, từ đó khiến việc tiểu tiện khó khăn và làm phát sinh bí tiểu mãn tính.
Do stress, căng thẳng mệt mỏi kéo dài
Biến chứng bí tiểu có thể gặp phải
Nếu không được chữa trị kịp thời, bí tiểu có thể gây ra một số biến chứng như:
- Nhiễm trùng đường tiểu: Khi dòng nước tiểu bị ngăn chặn sẽ làm vi khuẩn phát triển ở đường tiết niệu gây nên tình trạng viêm nhiễm đường tiểu.
- Tổn thương bàng quang: Bàng quang bị ứ đọng nước tiểu nhiều lần làm suy giảm chức nặng co bóp của bàng quang và làm giảm khả năng bài xuất của nước tiểu.
- Thận ứ nước và sẽ tổn thương thận vĩnh viễn: từ đó dẫn đến giảm chức năng thận và bệnh thận mãn tính. Nếu chức năng thận của bạn suy giảm nhiều bạn sẽ cần phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
- Trong trường hợp quá nặng do không được điều trị kịp thời, bí tiểu cấp tính có thể gây vỡ bàng quang do bị căng giãn quá mức, từ đó dẫn đến tử vong.
Các xét nghiệm chuẩn đoán bí tiểu
Dựa trên các yếu tố như bệnh sử, khi khám bệnh bác sĩ có thể phát hiện có cầu bàng quang, xác định nguyên nhân và tùy tình huống cụ thể có thể làm một số xét nghiệm sau để chuẩn đoán tình trạng của người bệnh. Có một số phương tiện cận lâm sàng hay được sử dụng để chẩn đoán và điều trị:

- Xét nghiệm nước tiểu: Một mẫu nước tiểu sẽ được kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng, có thể là một nguyên nhân của bí tiểu.
- Siêu âm bàng quang, hệ niệu: Siêu âm có thể phát hiện sỏi, bên cạnh đó có thể xác định lượng nước tiểu trong bàng quang của bạn.
- Soi bàng quang: Bác sĩ có thể sử dụng một ống nội soi bàng quang để xem bên trong bàng quang và niệu đạo của bạn. Bác sĩ có thể sử dụng dụng cụ này để tìm và có thể loại bỏ viên sỏi bàng quang, có thể giúp bác sĩ xác định mức độ hẹp của niệu đạo, đánh giá tuyến tiền liệt hoặc các tổn thương hay viêm nhiễm ở bàng quang.
- Chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính (CT): Giúp xác định có sỏi,u chèn ép,hẹp đường tiết niệu hay không.
- Xét nghiệm máu đo kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt: Đây là một chất trong máu có thể chỉ ra ung thư tuyến tiền liệt. Khi chỉ số PSA cao có thể cần cân nhắc thêm các xét nghiệm, chẳng hạn như siêu âm qua trực tràng, có hoặc không có sinh thiết tuyến tiền liệt.
- Đo niệu động học: là phương pháp giúp đánh giá chính xác chức năng đường tiểu dưới, nhằm xác định nguyên nhân của rối loạn đi tiểu từ bàng quang: tăng hoạt động, giảm hoạt động, kích thước nhỏ,… hay bệnh lý niệu đạo.
Chữa trị bí tiểu – khó tiểu bằng cách nào?
Dùng thuốc Tây y chữa trị bí tiểu
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân bí tiểu mà các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống hoặc các phương pháp điều trị bí tiểu – khó tiểu khác nhau.
Bệnh nhân bị hẹp niệu đạo, bác sĩ sẽ tiến hành mở rộng ống niệu đạo bằng các dùng tia laser hoặc các phương pháp truyền thống. Sau đó kết hợp uống thuốc để làm lành vết thương, tránh hậu phẫu xảy ra.

Nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt, kích thước khối tuyến tiền liệt tăng sản to bất thường thì có thể dùng nhóm thuốc chẹn Alpha 1 (Alfuzosin (Xatral, Uroxatral), Terazosin (Hytrin), Doxazosin (Cardura) làm giãn trương lực của cơ bàng quang, từ đó giúp nước tiểu thoát dễ dàng hơn, cải thiện chứng bí đái, đái rắt, tiểu khó… do bệnh về tuyến tiền liệt gây ra.
Trường hợp phụ nữ bị sa bàng quang hoặc sa trực tràng (dạng nhẹ) có thể tìm tập một số bài tập tăng cường cơ sàn chậu giúp hạn chế sự giãn nở của trực tràng – bàng quang.
Nếu bị viêm nhiễm phụ khoa, hãy đến thăm khám bác sĩ phụ sản để điều trị và được kê thuốc uống. Đây không chỉ là chữa trị tiểu bí mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Một số thuốc có tác dụng trị viêm phụ khoa như: dạng thuốc uống Metronidazole Micro, Fluconazol, thuốc điều trị tại chỗ chứa nhóm Imidazol (Miconazol, Clotrimazol)
Nếu bị bí đái do nóng trong hoặc do viêm đường tiết niệu, có thể xin đơn thuốc kháng sinh hoặc tham khảo một số bài thuốc Nam hoặc các mẹo dân gian giúp chữa trị bệnh.
Điều trị bí tiểu – khó tiểu bằng cây thuốc Nam
Một số bài thuốc Nam – nguyên liệu chủ yếu là cây lá mọc ở Việt Nam có tác dụng hỗ trợ chữa bí tiểu do nóng trong, do mắc các bệnh về nhiễm khuẩn, viêm đường tiết niệu, các bệnh về thận có triệu chứng bí tiểu:
Chữa trị bí tiểu với búp tre, rau má
Búp tre, rau má, mỗi thứ 20g, để tươi, rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, thêm nước gạn uống ngày 2 lần. Uống 1 tuần.
Cây rau má
Củ sắn dây chữa trị bí tiểu
Lấy củ sắn dây cạo sạch vỏ, thái ra từng miếng phơi khô, đem sấy cho giòn. Sau đó giã nhỏ, đem rây thật mịn và hòa với đường uống. Dùng trong 10 ngày.
Dùng bầu đất, râu ngô, mã đề điều trị khó tiểu
- Nguyên liệu: Bầu đất 30g +râu ngô 20g + cây mã đề 20g
- Cách làm: Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng 10 ngày.
Bí xanh trị chứng bí tiểu, khó tiểu
Lấy một miếng bí xanh bằng cái bát con, gọt bỏ vỏ ngoài, giã vắt lấy nước và hòa thêm chút muối để uống, hoặc gọt vỏ ăn sống, hoặc luộc bí xanh ăn và uống cả nước. Dùng trong 10 ngày.
Mời bạn xem chi tiết:
Thói quen tốt cho người bệnh bí tiểu khó tiểu
Một số lối sống và thói quen tốt giúp cải thiện và phòng ngừa chứng bí tiểu người bệnh có thể tham khảo thêm:
- Cân bằng lượng protein và lượng chất xơ, rau xanh cung cấp cho cơ thể hàng ngày.
- Uống đủ nước vào ban ngày (khoảng 2 lit nước lọc/ngày) nhằm phòng ngừa tiểu rắt tiểu buốt.
- Nên hạn chế uống nhiều nước sau 21h.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày
- Hạn chế sử dụng rượu, bia, cafe, và các chất kích thích.
- Quan hệ tình dục an toàn, phòng tránh các bệnh lây nhiễm.
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng