Bí tiểu do nhiều nguyên nhân bệnh lý gây ra như tắc nghẽn đường tiết niệu, viêm nhiễm, nguyên nhân về thần kinh… Khi gặp tình trạng này cần có biện pháp điều trị kịp thời tránh để xảy ra những biến chứng không mong muốn.
Mục lục
Bí tiểu là thế nào?
Bí tiểu là tình trạng bàng quang của bạn không thể thải hết hoặc hoàn toàn không thể thải nước tiểu khi bạn đi tiểu.
Nước tiểu là một hỗn hợp chất lỏng được tạo thành nhờ thận lọc chất thải ra khỏi máu của bạn. Sau khi được lọc, nước tiểu sẽ di chuyển xuống bàng quang, lưu trữ tại đây cho tới khi bàng quang đầy và bạn muốn đi tiểu. Khi bạn đi tiểu, nước tiểu sẽ đi từ bàng quang ra ngoài ra ngoài cơ thể thông qua một ống gọi là niệu đạo.
Khi bạn bị bí tiểu, bàng quang sẽ không thể thải toàn bộ nước tiểu ra ngoài. Tình trạng này được chia thành hai loại:
- Bí tiểu cấp tính: Bạn hoàn toàn không thể thải nước tiểu dù bàng quang đã đầy.
- Bí tiểu mãn tính: Bạn vẫn có thể thải nước tiểu ra ngoài nhưng không thể thải hết, sau khi đi tiểu vẫn còn một lượng nước tiểu bị lưu giữ trong bàng quang.
Bí tiểu có thể xảy ra ở cả nam và nữ nhưng nó xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới, đặc biệt là khi họ lớn tuổi. Trên thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng nam giới có nguy cơ bị bí tiểu cao gấp 10 lần nữ giới. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới trong độ tuổi từ 40 đến 83 được ước tính là 4,5 đến 6,8 trên 1.000 nam giới hàng năm . Ở độ tuổi 80, khả năng đàn ông bị bí tiểu cấp tính ít nhất một lần là hơn 30%.

Cách phát hiện bị bí tiểu
Dựa vào triệu chứng
☛ Bí tiểu cấp tính. Triệu chứng điển hình của bí tiểu cấp tính là người bệnh hoàn toàn không thể đi tiểu dù bàng quang đã căng đầy. Điều này gây căng tức, sưng vùng bụng dưới và cảm giác đau đớn dữ dội cho bệnh nhân. Nếu không kịp thời cấp cứu, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm tới tính mạng.
☛ Bí tiểu mạn tính. Loại bí tiểu này tiến triển dần theo thời gian, người bệnh vẫn có thể đi tiểu bình thường. Thông thường, chúng không gây ra triệu chứng nào nên khó phát hiện. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người bệnh vẫn có thể thấy một số dấu hiệu như:
- Gặp khó khăn khi bắt đầu đi tiểu, khi tiểu thì dòng nước yếu. Đi xong vẫn có cảm giác muốn đi tiểu tiếp.
- Đi tiểu thường xuyên với số lượng ít
- Tiểu gấp, không thể kìm hãm cảm giác muốn đi tiểu
- Són tiểu không tự chủ
- Đau, khó chịu vùng bụng dưới
- .v.v.
Đối với bí tiểu cấp tính, tình trạng này rất dễ nhận ra và bạn cần được cấp cứu kịp thời. Với bí tiểu mãn tính, việc dựa vào triệu chứng chỉ là bước đầu để bạn nhận ra mình có vấn đề về đường tiết niệu, chứ không thể khẳng định được chắc chắn bạn bị bí tiểu. Chính vì thế, để phát hiện chính xác tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây ra nó, bạn cần phải đi khám tại các chuyên khoa Thận – Tiết niệu.

Đi khám
Để chẩn đoán được tình trạng bệnh, đầu tiên bạn sĩ sẽ khai thác lịch sử y tế của bạn bằng cách hỏi một số câu hỏi liên quan tới triệu chứng, bệnh tình của bạn. Chẳng hạn như:
- Triệu chứng của bạn bắt đầu khi nào?
- Mức độ ảnh hưởng của chúng tới cuộc sống của bạn.
- Bạn có vấn đề về tiền liệt tuyến không?
- Bạn có đang sử dụng bất kì loại thuốc nào không?
- Thói quen ăn uống của bạn
- Thói quen đi tiêu
- .v.v.
Bước tiếp theo, bác sĩ sẽ thực hiện khám sức khỏe, bao gồm kiểm tra vùng bụng dưới, kiểm tra trực tràng và đánh giá thần kinh. Nếu bạn là phụ nữ, bác sĩ có thể tiến hành khám phụ khoa.
Sau khi nghi ngờ nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm một hoặc một số xét nghiệm kiểm tra để khẳng định chính xác nghi ngờ của họ. Các xét nghiệm này thường gồm:
- Xét nghiệm nước tiểu
- Siêu âm bàng quang, hệ niệu
- Soi bàng quang
- Chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính (CT)
- Xét nghiệm máu đo kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA)
- Đo niệu động học
- .v.v.
Các kết quả xét nghiệm này thường có kết quả trong ngày và bạn sẽ nhận được chẩn đoán cuối cùng sau khi có kết quả xét nghiệm. Nếu đúng bạn bị bí tiểu, dựa vào nguyên nhân bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng bí tiểu, thường gặp là:
☛ Do tắc nghẽn dòng nước tiểu. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây bí tiểu. Nếu tắc nghẽn hoặc chít hẹp xảy ra ở đâu đó dọc theo đường tiết niệu, bạn có thể gặp khó khăn khi đi tiểu, nếu tắc nghẽn nghiêm trọng, bạn có thể không đi tiểu được (bí tiểu cấp tính).
Các vấn đề có thể dẫn đến tắc nghẽn niệu đạo và chặn dòng chảy nước tiểu là:
- Bệnh u xơ tuyến tiền liệt
- Ung thư hoặc các khối u
- Táo bón
- Sa bàng quang
- Sa trực tràng
- Sỏi bàng quang
- Sỏi niệu đạo
- .v.v.
☛ Do viêm nhiễm. Nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây kích thích, viêm hoặc sưng niệu đạo. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc đi tiểu. Các tình trạng viêm nhiễm thường gặp ở hệ tiết niệu là: viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm trùng âm đạo.
☛ Do thần kinh. Khi các dây thần kinh và các đường dẫn truyền thần kinh bị tổn thương, rối loạn, bàng quang có thể bị ảnh hưởng theo, dẫn đến co bóp kém hiệu quả, làm giảm khả năng tống nước tiểu ra ngoài, gây ra tình trạng bí tiểu.
Một số vấn đề về thần kinh có thể ảnh hưởng đến sự co bóp bàng quang là: Tiểu đường, viêm não, tổn thương tủy sống, bệnh Parkinson, đột quỵ, ngộ độc kim loại nặng, chấn thương hoặc tổn thương vùng chậu, sinh con qua âm đạo…
☛ Do thuốc men. Nhiều loại thuốc có thể gây bí tiểu bằng cách ngăn chặn các tín hiệu thần kinh hoặc can thiệp với các cơn co cơ bàng quang, chẳng hạn: Thuốc gây mê trong phẫu thuật, thuốc chống loạn nhịp, thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc điều trị bệnh parkinson, thuốc chống viêm không steroid,…
Tham khảo thêm: Nguyên nhân gây bí tiểu
Điều trị bí tiểu
Dẫn lưu bàng quang
Với bí tiểu cấp tính, bác sĩ sẽ ngay lập tức dẫn lưu nước tiểu ra khỏi bàng quang bằng cách đặt ống thông. Khi nước tiểu được thải ra ngoài, cơn đau sẽ dịu bớt và tránh được tổn thương thận, bàng quang.
Với bí tiểu mãn tính, đầu tiên bác sĩ cần chẩn đoán nguyên nhân mới có thể điều trị triệt để bệnh. Tuy nhiên, trước khi khắc phục được nguyên nhân cốt lõi, nếu tình trạng ứ nước trong bàng quang vẫn tiếp tục hoặc trở nên nghiêm trọng, bác sĩ cũng có thể chỉ định đặt ống thông trong trường hợp này.

Các loại thuốc
Dựa vào tình trạng bệnh lý gây ra bí tiểu, bác sĩ có thể kê cho bạn các loại thuốc phù hợp. Chúng thường gồm các loại như:
- Thuốc chẹn alpha, các chất ức chế 5-alpha reductase để điều trị bí tiểu do phì đại tuyến tiền liệt
- Thuốc kháng sinh để điều trị bí tiểu do viêm nhiễm
- Thuốc giải phóng insulin, thuốc chẹn tinh bột, Metformin để điều trị bí tiểu do tiểu đường
- .v.v.
Nếu bác sĩ cho rằng tình trạng bí tiểu của bạn là do một loại thuốc nào đó, bạn sẽ được hướng dẫn để giảm liều thuốc, ngưng thuốc hoặc đổi sang một loại thuốc khác.
Lưu ý: Tất cả các loại thuốc, ngay cả thuốc không kê đơn, đều có tác dụng phụ. Vì thế, luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước bạn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Ngoài ra, với những bệnh nhân bị bí tiểu do u phì đại tuyến tiền liệt, để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm Vương Bảo.
Vương Bảo là sản phẩm thuộc nhóm TPBVSK, có công dụng:
- Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến
- Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến
Sản phẩm đã được Bộ y tế cấp phép với số đăng kí là 12422/2019/ĐKSP. Sản phẩm cũng đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Y học cổ truyền TW và đạt được kết quả tốt. Theo kết quả nghiên cứu chung, sau 60 ngày điều trị thì nhóm dùng Vương Bảo kết hợp với Xatral có tỷ lệ đạt kết quả tốt nhiều hơn nhóm chỉ dùng Xatral đơn thuần.
Hơn thế nữa, sau hơn 5 năm có mặt trên thị trường, Vương Bảo cũng đã nhận được sự tin tưởng và sử dụng từ hàng trăm nghìn khách hàng trên cả nước. Phản hồi của khách hàng về sản phẩm cũng đạt được độ hài lòng cao và kết quả khả quan.
>> Mua Vương Bảo trực tiếp từ công ty, bạn BẤM VÀO ĐÂY
>> Tìm điểm bán Vương Bảo nhanh nhất TẠI ĐÂY
Làm vật lý trị liệu
Để nâng cao hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể đề nghị bạn làm vật lý trị liệu với một chuyên gia vật lý trị liệu chuyên về các vấn đề sàn chậu.
Trong quá trình này, chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn một số bài tập cơ sàn chậu để giúp các dây thần kinh và cơ bàng quang hoạt động tốt hơn. Song song với đó, họ có thể chỉ định bạn thực hiện các phương pháp điều trị hỗ trợ khác, như: kích thích điện, kích thích dây thần kinh qua da,…
Thủ thuật y tế
Có một số thủ thuật y tế được dùng để điều trị bí tiểu, tùy thuộc vào nguyên nhân. Chúng bao gồm:
- Nội soi bàng quang để tìm và loại bỏ các tác nhân gây tắc nghẽn, chẳng hạn sỏi đường tiết niệu.
- Liệu pháp laser dùng để loại bỏ một vùng mô tuyến tiền liệt phì đại, làm giảm tắc nghẽn.
- Nong giãn niệu đạo để làm tăng dần kích thước của lỗ mở niệu đạo, giúp điều trị chứng hẹp niệu đạo.
- Đặt vòng nâng Pessary âm đạo để điều trị sa âm đạo, từ đó ngăn chặn tình trạng bí tiểu.
- .v.v.
Phẫu thuật
Nếu các phương pháp điều trị ít xâm lấn khác không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể xem xét việc phẫu thuật. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà phương pháp phẫu thuật phù hợp sẽ được chỉ định, chúng có thể là:
- Phẫu thuật loại bỏ một phần tuyến tiền liệt hoặc cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt
- Phẫu thuật để sửa chữa các vết thắt niệu đạo hoặc mô sẹo cổ bàng quang
- Phẫu thuật sửa chữa sa cơ quan vùng chậu
- Phẫu thuật loại bỏ khối u
- .v.v.
Chữa bí tiểu theo cách dân gian
Với những người lớn tuổi mắc chứng tiểu đêm nhiều lần, khó tiểu, bí tiểu, có thể dùng cây mã đề để điều trị. Một số bài thuốc dân gian để điều trị bí tiểu từ cây mã đề là:
Bài 1: Đem cây mã đề tước bỏ phần rễ, rửa sạch rồi giã nát, vắt lấy nước khoảng 1 chén; hòa thêm mật ong vào nước thuốc để uống.
Bài 2: Dùng hạt mã đề (30-50g) nấu với 600ml nước, sắc lại còn 300ml. Dùng nước này nấu với 100g hạt kê thành món cháo kê, ăn vào lúc đói bụng, kì công nhưng công dụng rất tốt.
Bài 3: Lấy hạt mã đề, ý dĩ (mỗi thứ từ 300-500g) trộn đều, sao qua lửa rồi đem tán thành bột. Mỗi ngày uống thuốc 3 lần, mỗi lần dùng khoảng 10g bột hoà với nước uống vào trước bữa ăn.
Lưu ý: Các bài thuốc phía trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu muốn chữa trị theo phương pháp Đông y, người bệnh nên đến các cơ sở khám chữa Đông y uy tín để được chẩn bệnh và bốc thuốc phù hợp với bệnh cảnh của mình. Việc dùng thuốc không theo hướng dẫn có thể không mang lại hiệu quả trị bệnh cũng như có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Giảm nguy cơ mắc bí tiểu
Để phòng tránh bí tiểu cũng như giảm nguy cơ tái phát bệnh trong tương lai, người bệnh nên thực hiện một số biện pháp dưới đây:
- Hãy đi tiểu khi bạn cảm thấy thôi thúc, không nên nhịn tiểu trong thời gian dài.
- Thực hành vệ sinh đường tiết niệu để ngăn ngừa nhiễm trùng (lau từ trước ra sau, rửa khu vực giữa âm đạo và trực tràng hàng ngày, đi tiểu sau khi quan hệ)
- Tăng cường hoạt động các cơ vùng chậu của bạn với các bài tập sàn chậu.
- Ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ, uống đủ nước để hạn chế táo bón.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
Tổng kết
Bí tiểu là một tình trạng thường gặp, có thể xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng tỉ lệ nam giới mắc bí tiểu nhiều hơn so với nữ giới. Để điều trị bí tiểu, có nhiều phương pháp hiệu quả có sẵn, tuy nhiên cần xác định được nguyên nhân thì việc điều trị mới mang lại kết quả tốt. Chính vì thế, khi nhận thấy mình có các triệu chứng bí tiểu, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và kịp thời điều trị.
Bố tôi bị ngã, chảy máu não. Nay điều trị đã hết máu đọng, tuy nhiên ông lại bị bí tiểu khiến bụng căng tức phải thông tiểu. Cứ rút ống thông tiểu, đi bình thường khoảng 2 ngày lại bị bí tiểu. Xin bác sĩ cho hỏi nguyên nhân và cách khắc phục
Chào chị Mai!
Với tình trạng của bác có thể sau tai nạn bị ảnh hưởng tới dây thần kinh chi phối bàng quang. Chị nên đưa bác đi khám và điều trị theo đơn của bác sĩ chị nhé.
Cần hỗ trợ thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1258 để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
chào bác sĩ cháu vừa mổ thoát vị bẹn phải và dau khi mổ được 24h cháu bỏ ống dẫn tiểu ra mới đầu đi tiểu có một tý máu và hơi rát nhưng đến hôm sau cháu bị khó tiểu như bị tắc ý ạ
Chào bạn Mạnh,
Sau khi rút ống thông tiểu, có thể ống cọ xát vào niêm mạc đường tiểu gây tổn thương làm xuất hiện triệu chứng tiểu rát và khó. Bạn theo dõi thêm, nếu tình trạng vẫn không cải thiện hoặc có triệu chứng bất thường nên thông báo với bác sĩ để có hướng điều trị hợp lý bạn nhé!
Chúc bạn mau khỏe!
Chào bác sĩ .:
Tôi năm nay 25 tuổi nam giới. Tôi bị đi tiểu buốt và khó chịu mỗi lần đi tiểu k đi được nhiều đi xong rồi vẫn còn buồn đi tiếp. Vậy tôi bị làm sao và cần chữa trị như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ
Chào bạn Tiến,
Theo những thông tin bạn cung cấp, rất có thể hiện bạn đang có dấu hiệu viêm đường tiết niệu bạn nhé! Nguyên nhân chủ yếu do yếu tố cơ địa nóng trong và tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng gây ra các tổn thương trên niêm mạc đường tiểu, làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, hoặc màu nước tiểu bất thường. Do đó trong trường này bạn cần sắp xếp thời gian đi khám để được chẩn đoán 1 cách chính xác và điều trị hợp lý bạn nhé! Ngoài ra, bạn nên chú ý uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế ăn đồ nóng, chú ý chế độ vệ sinh cá nhân để tình trạng bệnh sớm ổn định nhé!
Để được hỗ trợ thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001258 để được tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khỏe!