Khó tiểu (bí tiểu) là gì? Vì sao tình trạng tiểu khó (khó tiểu, bí tiểu) gây ra khá nhiều phiền toái trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, để chữa bệnh hiệu quả nên tìm ra những nguyên nhân gây nên triệu chứng này. Dưới đây là một số nguyên nhân và biện pháp chữa chứng bí tiểu (khó tiểu) hiệu quả.
Mục lục
- 1. Chứng khó tiểu (bí tiểu) là bệnh gì?
- 2. Biểu hiện chứng khó tiểu (bí tiểu)
- 3. Nguyên nhân gây chứng khó tiểu (bí tiểu) là gì?
- 4. Điều trị chứng khó tiểu như thế nào?
- 5. Bài thuốc chữa bí tiểu (khó tiểu)
- 5.1. Bài thuốc 1: Chữa trị bí tiểu do nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi tiết niệu
- 5.2. Bài thuốc 2: Điều trị khó tiểu, bí tiểu do nóng trong.
- 5.3. Bài thuốc 3: Chủ trị tiểu khó, bí tiểu do bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới
- 5.4. Bài thuốc 4: Điều trị bí tiểu ở phụ nữ sau sinh
- 5.5. Bài thuốc 5: Chủ trị bí tiểu, khó tiểu do sỏi dị tật
- 5.6. Bài thuốc 6: Dùng hạt bưởi chữa tiểu bí, tiểu khó
- 5.7. Bài thuốc 7 : Đắp hành chữa trị bí tiểu, khó tiểu tại nhà
- 6. Một số món ăn chữa bí tiểu (khó tiểu) hiệu quả
Chứng khó tiểu (bí tiểu) là bệnh gì?
Chứng khó tiểu (hay còn có các tên gọi khác như chứng tiểu khó, chứng bí tiểu) là hiện tượng bàng quang không thể tống toàn bộ nước tiểu ra bên ngoài sau 1 lần đi tiểu. Bởi vậy người mắc khó tiểu hay có cảm giác tiểu không hết, nhanh buồn tiểu mặc dù lượng nước tiểu đi được mỗi lần rất ít.
Đối với những người bình thường, khi bàng quang tích đủ lượng nước tiểu từ 250ml – 800ml thì sẽ kích thích cảm giác buồn tiểu. Nhưng đối với những người mắc chứng khó tiểu (bí tiểu), bàng quang bị lắng đọng nước tiểu nên người bệnh bị kích thích đi tiểu nhiều lần, mỗi lần tiểu tiện đều rất khó khăn.
Biểu hiện chứng khó tiểu (bí tiểu)
Hiện tượng đi tiểu gặp khó khăn đó chính là biểu hiện của sự kháng cự các lớp cơ thắt chống lại những cản trở gây bít tắc ở cổ bàng quang. Đái khó sẽ có một số biểu hiện như sau:
- Tiểu khó ngay lúc ban đầu, phải chờ một lúc hoặc cố rặn mới có thể đi tiểu được
- Người bệnh đi tiểu nhiều cả ngày và đêm
- Có cảm giác tiểu không hết, vừa đi tiểu xong lại muốn đi tiếp
- Dòng nước tiểu chậm, yếu, số lượng nước tiểu đi mỗi lần rất ít thường chỉ từ 50ml – 100ml
- Có thể kèm theo tiểu rắt và tiểu buốt
Nguyên nhân gây chứng khó tiểu (bí tiểu) là gì?
Nguyên nhân chung gây khó tiểu
Dưới đây là một số nguyên nhân gây khó tiểu, thường gặp ở cả nam và nữ giới:
Hệ tiết niệu có sỏi hoặc bị nhiễm trùng có thể gây khó tiểu
- Do cơ thể bị nóng trong.
- Do nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Do căng thẳng, stress lo âu kéo dài.
- Những bệnh do tổn thương ở tủy sống, chèn ép tủy sống do lao, do các khối u, do bệnh viêm rễ thần kinh tủy sống.
- Hiện tượng tiểu khó do sau chấn thương vỡ xương chậu
- Sau mổ vùng bàng quang, sỏi bàng quang
- Một số bệnh ở bàng quang như: các khối u, sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang, xơ cúng cổ bàng quang… hoặc do viêm nhiễm lâu ngày
Nguyên nhân bí tiểu ở nữ giới
Ngoài những nguyên nhân chung trên, ở nữ giới còn có thể gặp một số nguyên nhân dưới đây:
- Các khối u vùng tiểu khung chèn vào bàng quang.
- Do nhiễm trùng âm đạo.
- Do viêm tử cung, viêm vòi trứng.
- Do phụ nữ trong quá trình mang thai.
Nguyên nhân khó tiểu ở nam giới
Ngoài những nguyên nhân chung như trên còn có thể gặp các nguyên nhân khác như:
- Do hình thành sỏi bàng quang hoặc sỏi niệu đạo
- Do các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt như: viêm tuyến tiền liệt, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư tuyến tiền liệt
- Do bàng quang không co bóp tốt hoặc cổ bàng quang không giãn nở được.
- Do viêm niệu đạo, niệu đạo không thông suốt, hẹp ống niệu đạo
U xơ tiền liệt tuyến (phì đại tuyến tiền liệt) ở nam giới
Điều trị chứng khó tiểu như thế nào?
Người bệnh nên đến các trung tâm y tế chuyên khoa thận – tiết niệu để tìm đúng nguyên nhân gây bí tiểu, tiểu khó có như vậy mới có thể điều trị dứt điểm và hiệu quả được.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có cách xử lý phù hợp. Nếu khó tiểu, bí tiểu do u lành tuyến tiền liệt gây chèn ép, sỏi làm tắc nghẽn tại cổ bàng quang hay niệu đạo, các chấn thương gây giập niệu đạo, chấn thương cột sống… người bệnh cần phải được thông tiểu gấp bằng các biện pháp như phẫu thuật lấy sỏi, giải quyết sự chèn ép đường tiết niệu hoặc dùng các ống dẫn nước tiểu luồn vào niệu đạo tới bàng quang cho nước tiểu thoát ra ngoài. Các nguyên nhân khác có thể dùng thuốc hoặc can thiệp bằng ngoại khoa.
Chứng bí tiểu, tiểu khó cần điều trị càng sớm càng tốt. Vì tình trạng ứ đọng nước tiểu kéo dài sẽ gây căng trướng toàn bộ hệ tiết niệu, viêm nhiễm ngược dòng và gây suy thận. Lúc đó bệnh sẽ tiến triển nặng và nguy hiểm tới tính mạng
Bài thuốc chữa bí tiểu (khó tiểu)
Một số bài thuốc dưới đây có thể giúp người bệnh cải thiện chứng bí tiểu hiệu quả. Các bạn cùng tham khảo:
Bài thuốc 1: Chữa trị bí tiểu do nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi tiết niệu
Nguyên liệu: Bồ công anh, cây cối xay, rễ cỏ tranh, cây nhọ nồi: mỗi 30g
Thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu và cho vào ấm sắc cùng 3 bát con nước.
- Khi ấm sôi, hạ nhỏ lửa và tiếp tục sắc đến khi còn khoảng 1 bát con nước thì chắt ra.
- Tiếp tục thực hiện tương tự để thu về nước thuốc thứ 2 và thứ 3.
- Trộn 3 bát nước sắc thu được vào chung một bát tô to và khuấy đều.
- Sau đó chia thuốc làm 3 và dùng uống 3 lần/ngày sau bữa ăn 30 phút.
Ngày sắc uống 1 thang tới khi có thể đi tiểu bình thường.
Bài thuốc 2: Điều trị khó tiểu, bí tiểu do nóng trong.
Nguyên liệu:
- Kim tiền thảo, cây mã đề, cỏ mần trầu, râu ngô (có thể dùng cả dạng khô và tươi) : mỗi vị 50g
- Hương nhu trắng, kim ngân hoa: mỗi vị 30g
- Sinh địa, liên kiều: mỗi vị 12g
Cây mã đề
Thực hiện: Cách làm giống như bài thuốc 1.
Ngoài ra, bạn có thể rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào nồi đun với 2 lit nước lọc. Đến khi nồi sôi thì tiếp tục đun trên lửa nhỏ 15 phút. Sau đó chắt nước thuốc ra, để nguội và dùng uống hàng ngày thay nước lọc. Đun uống thuốc đến khi nước nhạt thì thay nguyên liệu mới.
Ngoài điều trị chứng khó tiểu, bí tiểu do nóng trong, bài thuốc Nam này cũng rất hiệu quả trong việc điều trị chứng tiểu đêm.
Bài thuốc 3: Chủ trị tiểu khó, bí tiểu do bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới
Phì đại tuyến tiền liệt hay còn thường gọi là bệnh u xơ tiền liệt tuyến là căn bệnh hình thành do sự tiếp tục phát triển và tăng sinh của các tế bào tuyến tiền liệt lành tính. Ngoài tiểu khó, u xơ tiền liệt tuyến còn có các triệu chứng khác như: tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm, tiểu ngắt quãng, tiểu nhỏ giọt… làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
Dưới đây chúng tôi xin gửi đến bạn cách điều trị tiểu khó, bí tiểu do bệnh phì đại tuyến tiền liệt gây ra bằng cây thuốc Nam: Cây Náng hoa trắng.
Nguyên liệu:
- Lá náng hoa trắng đã phơi khô: 10g
- Quả ké đầu ngựa: 10g
- Cây xạ đen: 40g
Cách 1: Cho các nguyên liệu vào nồi và đun cùng với 1,5 lit nước sạch. Khi nồi sôi, vặn nhỏ lửa và đun thêm 15 – 20 phút để các nguyên liệu được ngấm ra nước. Dùng nước này uống sau bữa ăn, chia uống làm 3 lần. Thực hiện liên tục trong 6 tuần và theo dõi sự thay đổi.
Cách 2: Dùng 3 lá Náng hoa trắng tươi rửa sạch, cắt khúc và cho vào đun với nước sạch, dùng nước này uống thay nước lọc hàng ngày.
Với nam giới mắc phì đại tuyến tiền liệt, bận rộn công việc nhưng vẫn muốn dùng Náng hoa trắng điều trị bệnh, có thể tìm hiểu một số các thực phẩm chức năng được điều chế từ cây Náng hoa trắng giúp hỗ trợ điều trị u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới như sản phẩm Vương Bảo.
Vương bảo là sản phẩm của công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế đã nghiên cứu và bào chế thành công với mục đích chính giúp ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của phì đại (u xơ) tuyến tiền liệt ở nam giới; đồng thời còn giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hỗ trợ điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt.
Bài thuốc 4: Điều trị bí tiểu ở phụ nữ sau sinh
Cách 1:
- Chuẩn bị: Tóc rối đốt thành than và bồ kết đốt thành than: mỗi loại 10g + 1 củ hành khô được giã nát.
- Thực hiện: Trộn đều các nguyên liệu trên, lấy một phần nhỏ gói vào miếng gạc sạch sau đó ấn vào hậu môn. Sau 60 phút lấy ra và thay thuốc mới. Kiên trì thực hiện mỗi ngày 3 lần.
Cách 2:
- Chuẩn bị: 100g nõn ngó sen + 500g mía róc vỏ và được cắt khúc
- Thực hiện: Ép lấy nước hai thứ trên đun nóng uống ngày 2 – 3 lần.
Bài thuốc 5: Chủ trị bí tiểu, khó tiểu do sỏi dị tật
Triệu chứng thường gặp: Khó tiểu, tiểu đau, nước tiểu đỏ có khi lẫn máu, đau quặn bụng, đau ở bộ phận sinh dục và lan sang vùng lân cận.
Râu ngô giúp lợi tiểu rất tốt cho người bệnh bí tiểu
Nguyên liệu:
- Kim tiền thảo, trinh nữ hoàng cung, trúc diệp: mỗi vị 20g
- Râu ngô, rễ bí ngô, rau ngổ, ích mẫu: mỗi vị 16g
Cách sắc: giống như bài thuốc 1. Dùng uống ngày 1 thang giúp chống viêm, thông tiểu, bài thạch.
Để xem thêm các bài thuốc điều trị chứng khó tiểu, bí tiểu mời bạn tìm hiểu:
Bài thuốc 6: Dùng hạt bưởi chữa tiểu bí, tiểu khó
Đây là bài thuốc chữa chứng tiểu khó (bí tiểu), đặc biệt có thể điều trị một số chứng tiểu khó xuất hiện ở người bệnh sau khi tiến hành phẫu thuật mổ thắt trĩ.
Cách làm: Dùng 40 hạt bưởi đun sôi trong 15 phút sau đó chắt nước ra uống nhiều lần trong ngày.
Bài thuốc 7 : Đắp hành chữa trị bí tiểu, khó tiểu tại nhà
Hành là thực phẩm khá quen thuộc hàng ngày. Đắp hành để chữa chứng bí tiểu khá hiệu quả. Dùng hành tươi sao nóng sau đó đắp lên rốn là biện pháp để giải quyết tình trạng ứ đọng nước tiểu do nguyên nhân khác nhau. Sau đây là hướng dẫn cụ thể:
Dùng hành tây chữa chứng khó tiểu
Cách làm:
- Cách 1: Hành tươi lấy một nắm sau đó giã nát, chia làm 2 phần dùng vải bọc lại. Sao nóng, luận phiên đắp lên rốn (huyệt thần khuyết) có tác dụng chữa khó tiểu, bụng dưới trướng.
- Cách 2: Hành trắng cả lá giã nát, thêm mật đắp lên ngoại thận (bộ phận sinh dục), tiểu tiện sẽ thông
- Cách 3: Ốc nhồi hoặc ốc vặn 4-5 con, hành sống 3-4 củ, có thêm chút băng phiến càng tốt. Ốc bóc bỏ vỏ, lấy thịt, trộn với hành giã nát, nặn thành hình cái bánh tròn, đặt lên trên rốn, lấy băng cố định lại, sau khi đắp một lúc là đi tiểu được. Khi tiểu tiện đã thông thì bỏ thuốc ra.
Lưu ý : Nếu sau 3 tiếng nếu không thấy kết quả, cần giải quyết bằng những biện pháp khác.
Một số món ăn chữa bí tiểu (khó tiểu) hiệu quả
Ngoài việc điều trị, chế độ dinh dưỡng góp phần giảm thiểu các triệu chứng, giúp cho tình trạng bệnh được cải thiện hơn. Dưới đây là một số thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh khá hiệu quả.
- Hành tây dùng để chế biến các món ăn hàng ngày có thể chữa chứng thủy thùng do viêm thận, chất meletin trong hành tây có tác dụng lợi tiểu .
- Vỏ hạt đỗ xanh nấu lấy nước uống giúp cải thiện bí tiểu hiệu quả
- Xa tiền tử 15 g, lá cây vầu 9 g, lá sen 1/3 tàu, nấu lấy nước uống thay nước trà
- Giá đỗ xanh 500 g rửa sạch ép lấy nước, hòa với đường trắng uống trị bí tiểu tiện, tiểu tiện bỏng rát, buốt.
Dùng giá đỗ và vỏ đỗ xanh chữa chứng khó tiểu
- Nhánh tỏi tươi bóc bỏ vỏ, rửa sạch thái mỏng giã lấy nước, nhỏ vào đầu dương vật hoặc miệng âm hộ điều trị tiểu khó, không tiểu được sau phẫu thuật. Nếu nhỏ 1 lần không khỏi có thể nhỏ lần thứ hai trong ngày.
- Vỏ quả đậu ván nấu lấy nước uống ngày 3 lần mỗi lần 1 cốc.
Có thể bạn cũng muốn tìm:
Nguyễn Văn Cương đã bình luận
Đi tiểu khó
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào anh Nguyễn Văn Cương!
Tiểu khó thông thường là biểu hiện của sự kháng cự của các lớp cơ thắt của bàng quang chống lại những tác nhân cản trở gây tắc ở cổ bàng quang. Nguyên nhân có thể do nhiều bệnh lí khác nhau như Phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, viêm đường niệu đạo….
Trong trường hợp này anh nên đi khám xác định rõ nguyên nhân, trường hợp do Phì đại tuyến tiền liệt anh cân nhắc dùng Vương bảo giúp tiểu dễ dàng, tiểu thông thoáng và giảm kích thước tuyến. Liều dùng 4-6 viên/ngày chia 2 lần, nên duy trì từ 3-6 tháng để bệnh cải thiện tốt nhất.
Hiện sản phẩm có bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc, anh có thể vào link sau để tra điểm bán gần nhà anh nha: https://vuongbao.vn/diem-ban/
Cần tư vấn hỗ trợ thêm anh chủ động liên hệ tổng đài miễn cước phí 18001258 vào giờ hành chính.
Chúc anh nhiều sức khỏe!
Nguyen the anh đã bình luận
Chào bac sĩ ạ e ten là anh .e bi di tiểu kho bac si tu van giup e voi ạ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào anh Thế Anh!
Tiểu khó có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nên anh sắp xếp thời gian đi khám sớm tìm nguyên nhân và làm theo hướng dẫn của Bác sĩ anh nhé.
Để được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng của mình anh vui lòng gọi tổng đài 18001258 ( miễn cước ) trong giờ hành chính.
Cám ơn anh. Chúc anh nhiều sức khỏe.
ngoc đã bình luận
chao bs
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn ngọc,
Bạn có đang gặp phải vấn đề gì về tuyến tiền liệt cần tư vấn không? Bạn vui lòng chia sẻ thêm về các triệu chứng bạn đang gặp phải, kèm theo SĐT bằng cách comment hoặc inbox riêng với page, chuyên gia sẽ liên hệ lại tư vấn trực tiếp giúp bạn nhé!