Tiểu nhiều lần là tình trạng rối loạn tiểu tiện phổ biến hiện nay và thường gặp ở người trung tuổi. Sự rối loạn tiểu tiện này nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy có những loại thuốc trị tiểu nhiều lần nào? Thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục
Tiểu nhiều lần là gì?
Tiểu tiện là hoạt động sinh lý bình thường, giúp đào thải chất cặn bã sinh ra bởi quá trình chuyển hóa trong cơ thể con người. Bình thường, một người trưởng thành đi tiểu từ 4 – 8 lần trong 24 giờ, khi số lần đi tiểu nhiều hơn 8 nghĩa là đang đối mặt với triệu chứng gọi là tiểu nhiều lần.
☛ Chi tiết hơn trong bài: Tiểu nhiều lần khi nào là bệnh lý?
Nguyên nhân gây tình trạng tiểu nhiều lần
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng tiểu nhiều lần, từ việc uống quá nhiều nước trong ngày hay sử dụng các thuốc lợi tiểu đến các bệnh lý như bệnh lý đường tiết niệu, bàng quang, tiểu đường hay các vấn đề về tuyến tiền liệt. Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây tiểu nhiều lần sẽ giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị hiệu quả.
Các bệnh lý đường tiết niệu và bàng quang
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Hệ tiết niệu bao gồm hai quả thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu tuy nhiên nhiễm trùng thường gặp ở đường tiết niệu dưới (bàng quang, niệu đạo).
Khi nhiễm trùng đường tiết niệu ngoài triệu chứng tiểu nhiều bệnh nhân còn có triệu chứng sốt, tiểu gấp, rát, khó chịu ở vùng bụng.
Viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ hay còn được gọi là hội chứng đau bàng quang, bệnh mãn tính và nặng dần sau mỗi năm do thành bàng quang bị hủy hoại. Triệu chứng bao gồm đau vùng chậu, cơn đau tăng lên khi bàng quang đầy và giảm bớt khi bệnh nhân đi tiểu hết. Ở bệnh viêm bàng quang kẽ bệnh nhân số lần đi tiểu tăng nhưng lượng nước tiểu giảm.
Hội chứng bàng quang hoạt động quá mức
Hội chứng bàng quang hoạt động quá mức hay còn được gọi là hội chứng bàng quang kích thích là tình trạng bàng quang co bóp quá mức trong giai đoạn làm đầy. Sự co bóp một cách tự phát này gây ra chứng tiểu gấp, tiểu són, tiểu nhiều lần.
Các vấn đề về tuyến tiền liệt
Khi tuyến tiền liệt phình to sẽ chèn ép niệu đạo chặn dòng chảy của nước tiểu, gây khó khăn cho việc tiểu tiện, lúc đó bàng quang phải làm việc nhiều hơn, thành bàng quang bị kích thích, bàng quang co bóp ngay cả khi chỉ chứa một lượng nhỏ nước tiểu do đó số lần đi tiểu tăng lên. Trong tình trạng tiểu nhiều lần thì nguyên nhân do phì đại tiền liệt tuyến là phổ biến hơn cả.
Một số nguyên nhân khác
- Sử dụng thuốc lợi niệu: Các thuốc điều trị cao huyết áp, phù nề làm tăng lượng nước đào thải qua thận do đó làm tăng số lần tiểu tiện.
- Bệnh tiểu đường: Đi tiểu thường xuyên với lượng nước tiểu là biểu hiện của giai đoạn đầu bệnh tiểu đường, nguyên nhân là do cơ thể tăng đào thải glucose cơ thể không sử dụng theo đường tiểu dẫn đến tăng lượng nước tiểu.
- Đột quỵ và các bệnh thần kinh
- Sa các cơ quan vùng chậu qua âm đạo
- Mang thai ở nữ giới: Trong quá trình mang thai, tử cung tăng dần về kích thước gây áp lực lên bàng quang gây nên tình trạng tiểu nhiều lần.
Thuốc trị tiểu nhiều lần nào tốt?
Có nhiều phương pháp điều trị tình trạng tiểu nhiều lần như liệu pháp sinh học, dùng thuốc, phẫu thuật. Trong đó, sử dụng thuốc là phương pháp được nhiều chuyên gia lựa chọn. Việc lựa chọn thuốc sẽ dựa trên tình trạng bệnh của bệnh nhân như đối với bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ được chỉ định kháng sinh hay đối với bệnh nhân tiểu đường sẽ được chỉ định dùng các thuốc làm giảm đường huyết. Sử dụng thuốc trị tiểu nhiều lần nào tốt sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các loại thuốc khác nhau sẽ được chỉ định cho tình trạng tiểu nhiều lần khác nhau.
Thuốc kháng sinh
Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp tiểu nhiều do nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu được phân thành nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên và nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên.
Đường tiết niệu dưới gồm niệu đạo và bàng quang, đây là dạng nhiễm trùng tiết niệu thường gặp. Việc lựa chọn kháng sinh điều trị cần dựa vào kháng sinh đồ, ngoài ra còn xem xét tình trạng bệnh nhân để lựa chọn dạng dùng, liều lượng phù hợp. Một số kháng sinh thường dùng: Ampicillin, Sulfamid, Quinolon, Nitrofuran.
Đường tiết niệu trên bao gồm thận đến miệng niệu quản, nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới ít gặp hơn và khó điều trị hơn so với nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới. Khi điều trị cần kết hợp 2 loại kháng sinh gồm 1 kháng sinh thông thường bằng đường uống và Gentamicin IM (tiêm bắp) hoặc Gentamicin IV (tiêm tĩnh mạch).
Thuốc kháng Cholinergic
Thuốc kháng cholinergic là nhóm thuốc ức chế hoạt động của acetylcholin – một chất trung gian hóa học dẫn truyền các xung động thần kinh kích thích sự co thắt bàng quang. Những cơn co thắt này là nguyên nhân khiến bạn muốn đi tiểu mặc dù bàng quang chưa đầy.
Một số thuốc kháng cholinergic thường được sử dụng trong phác đồ điều trị bệnh lý này gồm: Oxybutynin, Tolterodine, Darifenacin, Solifenacin, Trospium, Fesoterodine.
Các tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng thuốc kháng cholinergic gồm: khô miệng, táo bón. Ngoài ra bệnh nhân còn có thể gặp một số tác dụng phụ ít phổ biến hơn như: ợ chua, mờ mắt, nhịp tim nhanh, ban đỏ, bí tiểu và một số tác dụng phụ về nhận thức (suy giảm trí nhớ, lú lẫn).
Thuốc giãn cơ Mirabegron
Mirabegron là thuốc có tác dụng giãn cơ bàng quang, làm tăng lượng nước tiểu mà bàng quang có thể chứa đựng do đó làm tăng lượng nước tiểu đi trong một lần từ đó giảm số lần tiểu tiện.
Thuốc có thể gây tăng huyết áp, do vậy bệnh nhân cần được theo dõi huyết áp trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, thuốc có tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau, do vậy khi sử dụng cần báo với bác sĩ những loại thuốc bạn đang dùng để bác sĩ đưa ra lời khuyên để quá trình điều trị đạt được hiệu quả nhất.
Thuốc chống trầm cảm Imipramine
Imipramine là một loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng, có tác dụng giãn cơ bàng quang và co cơ trơn cổ bàng quang. Do gây cảm giác buồn ngủ nên thuốc thường được dùng vào ban đêm. Thuốc tác dụng tốt đối với chứng tiểu đêm không kiểm soát và đặc biệt có hiệu quả đối với trẻ em hay bị đái dầm vào ban đêm.
Một số tác dụng phụ như các vấn đề tim mạch (nhịp tim không đều, chóng mặt, ngất xiu) có thể gặp khi sử dụng thuốc tuy nhiên bạn không cần lo lắng quá do những tác dụng phụ này rất hiếm găp. Ngoài ra, có một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng tương tự như thuốc kháng cholinergic như: táo bón, khô miệng, mờ mắt.
Duloxetine
Duloxetine là một chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine, được sử dụng trong điều trị trầm cảm và lo âu.
Khả năng làm giảm chứng tiểu không tự chủ của Duloxetine được cho là liên quan đến sự tăng cường hoạt động của serotonin và norepinephrine trong tủy sống, làm tăng lực đóng niệu đạo do đó làm giảm chứng tiểu không tự chủ. Thuốc có hiệu quả tốt đối với phụ nữ mắc chứng tiểu không tự chủ và trầm cảm.
Một số tác dụng phụ của Duloxetine gồm buồn nôn, khô miệng, chóng mặt, táo bón, mất ngủ, mệt mỏi. Cần lưu ý phụ nữ bệnh gan mãn tính không nên sử dụng duloxetine vì vậy trước khi sử dụng thuốc này bạn cần báo cho bác sĩ toàn bộ tiền sử bệnh lý để việc sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.
Estrogen dành cho phụ nữ
Sự sụt giảm estrogen của phụ nữ sau mãn kinh là nguyên nhân làm giảm khả năng nâng đỡ của các mô xung quanh bàng quang và niệu đạo, sự sụt giảm này gây ra rối loạn chức năng bàng quang, đái không tự chủ tăng số lần tiểu tiện trong ngày.
Trong điều trị tiểu nhiều lần, estrogen được sử dụng tại chỗ dưới dạng kem bôi hoặc miếng dán có chứa hoạt chất. Estrogen có trong thuốc sẽ giúp trẻ hóa mô nâng đỡ đang bị suy thoái nhờ đó cải thiện chứng đái không tự chủ, đái nhiều lần ở phụ nữ sau mãn kinh.
Điều trị estrogen tại chỗ không gây tác dụng phụ nếu được điều trị đúng cách, tuy nhiên đối với bệnh nhân có tiền sử ung thư vú hay ung thư cổ tử cung khuyến cáo không nên dùng do tiềm ẩn nhiều rủi ro.
☛ Xem thêm: Bài thuốc Đông y trị tiểu nhiều lần
Vương Bảo – chấm dứt nỗi lo tiểu nhiều lần do phì đại tuyến tiền liệt
Trong điều trị chứng tiểu nhiều lần do phì đại tuyến tiền liệt thì hướng điều trị chính là giảm kích thước tuyến tiền liệt từ đó giảm áp lực của tuyến lên thành bàng quang, giảm số lần tiểu tiện.
Sử dụng thuốc trong điều trị là phương pháp phổ biến tuy nhiên nó mang lại nhiều tác dụng không mong muốn. Do đó, xu hướng hiện nay đó là sử dụng các sản phẩm từ thảo dược vừa có hiệu quả lại ít gặp tác dụng không mong muốn.
Trong số các sản phẩm thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt thì Vương Bảo là sản phẩm được nhiều người tin dùng. Sản phẩm có thành phần chính Náng hoa trắng – là loài thảo dược đã được chứng minh có tác dụng làm giảm phì đại lành tính trên tuyến tiền liệt lên tới 35,4%. Ngoài ra sản phẩm còn có sự kết hợp của nhiều loại thảo dược như Hải trung kim, Rau tàu bay, Nam sài hồ có tác dụng thanh nhiệt giải độc làm giảm các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt: đái són, đái rắt, đái ra máu, đái nhiều lần.
Lời kết
Trên đây là những nguyên nhân và thuốc sử dụng trong điều trị tiểu nhiều lần. Việc lựa chọn thuốc trị tiểu nhiều lần sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Nếu như bạn đang trong tình trạng tiểu nhiều lần hãy đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân một cách chính xác nhất. Trường hợp nguyên nhân gây tiểu nhiều lần do phì đại tuyến tiền liệt bạn có thể tin dùng Vương Bảo bởi khả năng hỗ trợ điều trị tuyệt vời.
Tài liệu tham khảo:
- https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15533-urination–frequent-urination
- https://www.medicinenet.com/frequent_urination/article.htm
- https://www.webmd.com/urinary-incontinence-oab/frequent-urination-causes-and-treatments
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-incontinence/in-depth/bladder-control-problems/art-20044220
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng