“Tiểu buốt nên uống gì, ăn gì?” – là câu hỏi đang được rất nhiều người mắc chứng tiểu buốt quan tâm. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống là một biện pháp giúp đẩy nhanh quá trình điều trị, cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất. Để tìm hiểu xem bị tiểu buốt nên uống gì và ăn gì mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi.
Mục lục
Tiểu buốt là tình trạng gì?
Tiểu buốt là triệu chứng đau đớn, khó chịu hoặc nóng rát khi đi tiểu.
Tiểu buốt do nhiều nguyên nhân gây bệnh bao gồm: sỏi bàng quang, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, phì đại lành tính tuyến tiền liệt…
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh: quan hệ tình dục bừa bãi, chế độ ăn uống không hợp lý, không tập thể thao…
Để điều trị tiểu buốt hiện nay người ta chủ yếu dùng thuốc, tuy nhiên bên cạnh việc uống thuốc thì thay đổi chế độ ăn cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh.
➤ Xem chi tiết nhất trong bài viết: Chứng tiểu buốt
Tiểu buốt nên uống nước gì?
1. Nước ép việt quất
Việt quất là một loại trái cây tuyệt vời trong điều trị tiểu buốt. Một số nghiên cứu cho thấy quả việt quất có thể giúp cải thiện chứng viêm nhiễm đường tiết niệu nhờ có tác dụng ức chế các vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Loại quả này rất giàu chất chống ô xy hóa và chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như vitamin C, vitamin A, can xi, sodium (chất trong muối ăn), chất xơ, protein, chất sắt và kali.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn khoảng 5 – 7 quả việt quất tươi mỗi ngày cho đến lúc các triệu chứng viêm nhiễm giảm bớt. Ngay cả khi sức khỏe bình thường, ăn quả việt quất cũng giúp ngăn ngừa viêm nhiễm.
Bạn cũng có thể dùng quả việt quất dưới dạng nước ép. Có hai cách để chuẩn bị nước ép từ việt quất, là xay hoặc đun sôi.

Lấy vài quả việt quất tươi cùng nửa ly nước lọc, cho vào máy sinh tố xay nhuyễn, lọc lấy nước ép và sau đó uống 1 lần/ngày. Để tăng hương vị, bạn có thể thêm 1 muỗng mật ong. Hoặc nghiền nát vài quả nam việt quất, cho nước vào và bắc lên bếp khuấy đều, đun sôi khoảng 10 phút. Uống một ly mỗi ngày.
Đơn giản hơn, bạn có thể ăn quả nam việt quất khô. Chỉ cần ăn 7 – 10 miếng nam việt quất sấy khô mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng bệnh giảm dần.
Mặc dù, việt quất sẽ không chữa trị được chứng tiểu buốt của bạn một cách triệt để nhưng có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn lây lan và nhiễm trùng.
2. Uống đủ nước
Nước luôn rất quan trọng đối với sức khoẻ con người, theo các báo cáo nghiên cứu đều khuyên rằng mỗi người một ngày luôn uống từ 1,5-2l để đảm bảo hoạt động của bàng quang. Uống quá nhiều nước có thể khiến bàng quang luôn trong trạng thái kích ứng dẫn đến tiểu nhiều lần, còn uống quá ít nước khiến cơ thể thiếu nước.

Đặc biệt khi bạn tiểu buốt nước càng trở nên quan trọng hơn. Uống đủ lượng nước cần thiết từ 1,5 – 2 lít mỗi ngày giúp bàng quang hoạt động vừa phải, nước tiểu loãng ra, số lần đi tiểu sẽ tăng lên giúp loại bỏ tạp chất và vi khuẩn gây tiểu buốt, cản thiện tình trạng bệnh.
3. Nước bột sắn dây
Theo các nghiên cứu của y học cổ truyền thì bột sắn dây có tính mát, có vị ngọt. Sử dụng bột sắn dây sẽ thanh nhiệt, giải độc, giải rượu, hỗ trợ tốt đường tiết niệu hiệu quả nhiều người dùng nước sắn dây uống giúp cơ thể thanh mát và làm giảm triệu chứng tiểu buốt.
Bột sắn dây loại không nguyên chất sẽ cho hiệu quả tốt hơn nhiều so với bột đã qua tinh chế.

Cách làm bột sắn dây nguyên chất đó là củ sắn dây cạo sạch vỏ, thái miếng nhỏ, phơi khô sau đó đem sấy. Giã nhỏ (nghiền) từng miếng sắn đã sấy khô, rây mịn tạo thành bột mịn.
Sau đó hòa bột với đường uống nước hàng ngày có thể thêm một ít đường cho dễ uống.
Uống liên tục nước sắn dây trong vòng 10 ngày có thể hiệu quả cải thiện tiểu buốt rất rõ.
Trong trường hợp bạn không có thời gian để thực hiện thì bạn có thể dùng bột sắn dây đã lọc trắng mịn để thay thế. Tuy nhiên, loại bột tinh chế này sẽ không hiệu quả so với loại sắn dây nguyên chất trên.
4. Nước râu ngô
Râu ngô là một bộ phận nằm ở phần đầu của bắp ngô. Râu ngô khi non là là những sợi nhỏ, mảnh, màu trắng khi bắp ngô chín có thể hái được râu ngô vẫn màu trắng nhưng phía đầu các sợi râu ngả màu hơi nâu, có vị ngọt.
Theo y học cổ truyền, uống nước râu ngô hàng ngày để giúp cơ thể thải nhiệt, thanh lọc cơ thể thải các độc tố ở thận và bàng quang.
Từ bao đời nay, dân gian đã truyền miệng nhau râu ngô là một loại “thuốc quý”, có lợi cho sức khoẻ có khả năng giúp đánh tan sỏi thận, sỏi tiết niệu, làm giảm các triệu chứng rối loại tiểu tiện khiến nước tiểu lưu thông dễ dàng.

Vì vây, các triệu chứng tiểu buốt cũng nhanh chóng được cải thiện khi uống nước râu ngô.
Cách làm nước râu ngô: đầu tiên râu ngô sau khi được làm sạch (rửa sạch) sẽ tiến hành phơi nắng để cho râu khô. Sau đó đun nước sôi và bỏ râu ngô khô vào đun cùng tầm 5 phút, lọc lấy nước râu ngô uống.
Nước râu ngô nên uống 2-3 lần/ngày có thể làm giảm các triệu chứng tiểu buốt.
5. Nước ép bí xanh
Bí xanh (hay còn gọi là bí đao) – đây không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà nó còn có tác dụng điều trị tiểu buốt.
Theo đông y, bí xanh thường có vị ngọt, tính hàn nên ăn sẽ không có độc tính, thanh nhiệt giúp mát ruột, giải độc, lợi tiểu nên có tác dụng chữa trị chứng tiểu buốt cho các trường hợp mới bị bệnh rất hiệu quả.

Có 2 cách sử dụng :
- Bạn lấy một miếng bí xanh to, gọt vỏ ngoài, ép lấy nước rồi cho thêm một chút muối hoặc để dễ uống. Mỗi ngày uống 2-3 lần.
- Bạn cũng có thể gọt vỏ rồi ăn sống. Nếu bạn cảm thấy khó ăn thì bạn có thể luộc bí xanh ăn hàng ngày bổ sung vào khẩu phần ăn và uống cả nước luộc bí.
Nếu bạn áp dụng các cách này trong vòng 10 ngày, chứng tiểu buốt sẽ thuyên giảm.
Tiểu buốt nên ăn gì?
1. Rau mồng tơi
Mồng tơi là một loại rau dễ được nhìn thấy trong các bữa ăn hàng ngày của người việt nam.
Theo Đông y, mồng tơi có tính lạnh, vị chua ngọt, có tác dụng nhuận tràng, tán nhiệt thường có tác dụng làm đẹp da, giải độc, trị mụn và rôm sảy cũng như cải thiện tình trạng tiểu buốt hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng mổng tơi vào bữa ăn hàng ngày uống cả nước và ăn cả rau.
Lưu ý, bạn nên nấu thật kỹ bởi mồng tơi có tính lạnh nên những người bị lạnh bụng, đại tiện phân lỏng thì không nên sử dụng cách này.

2. Tỏi
Trong nhiều nghiên cứu, tỏi đã được biết đến và sử dụng như một kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt một số vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng. Đặc biệt, tỏi được xem là vũ khí hiệu quả chống lại vi khuẩn kháng thuốc.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học và Công nghệ Birla ở Ấn Độ cho thấy chiết xuất tỏi có thể là vũ khí hiệu quả chống lại các chủng vi khuẩn gây bệnh đa kháng thuốc liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
Công dụng này của tỏi được cho là trong thành phần của nó có chứa Allicin và các hợp chất lưu huỳnh khác được cho là các yếu tố kháng khuẩn chính.
Tuy nhiên, ăn tỏi để trị tiểu buốt sẽ là một cách mà không phải ăn cũng có thể sử dụng được bởi mùi hăng, nồng của nó.
Vì vậy, thay vì nhai một miếng tỏi sống, bạn hãy thêm tỏi vào các món ăn như một gia vị để sử dụng hàng ngày, vừa làm giảm triệu chứng tiểu buốt vừa có lợi cho sức khoẻ.
3. Bông cải xanh (súp lơ xanh)
Bông cải xanh có thể điều trị tiểu buốt là một điều bất ngờ mà bạn không nghĩ tới.
Có một vài nghiên cứu cho thấy với khả năng chống viêm của Sulforaphane trong súp lơ xanh, đặc biệt là mầm súp lơ xanh (Sulforaphane trong mầm súp lơ xanh nhiều gấp 100 lần so với súp lơ xanh trưởng thành), nó sẽ giúp bạn chống lại viêm – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra triệu chứng tiểu buốt.

Không chỉ tác động vào cơ chế bệnh sinh gây tiểu buốt, Sulforaphane còn kích hoạt các gen để tăng tổng hợp gluthathion, chất chống oxy mạnh mẽ nhất trong cơ thể và tăng cường hoạt tính các enzym thải độc, giúp cơ thể loại bỏ độc tố gây hại.
Do vậy, bạn có thể thường xuyên sử dụng súp lơ xanh trong bữa ăn hàng ngày thông qua việc luộc lấy nước uống và ăn cả rau.
4.Thực phẩm giàu Probiotic
Khi bạn bị tiểu buốt có thể bạn sẽ phải sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị điều này gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh tiêu hóa.
Lúc này, những thực phẩm giàu probiotic như sữa chua, sữa chua uống,…sẽ tăng cường lợi khuẩn trong đường ruột, giúp lấy lại cân bằng vi sinh trong hệ tiêu hóa.

Probiotic không chỉ tốt cho đường ruột, mà còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tiết niệu bởi khi các vi khuẩn đường ruột hoạt động tốt sẽ tạo nên hàng rào ngăn chặn các vi khuẩn gây nhiễm trùng.
➤ Xem thêm: Cách chữa chứng tiểu buốt
Vậy tiểu buốt nên kiêng gì?
Ngoài một số loại thực phẩm được khuyến khích nên sử dụng thì bạn nên cần kiêng một số loại thực phẩm sau để hạn chế sự tăng nặng triệu chứng của tiểu buốt.
Một số thực phẩm bạn nên kiêng:
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê,…
- Hạn chế ăn các đồ cay, nóng…
- Tránh sử dụng các loại trái cây có tính axit cao như chanh, cam…
- Không nên sử dụng các loại đồ uống có ga, nước ngọt, đồ ăn nhiều đường…
Lời kết
Tiểu buốt nên ăn, uống gì cho phù hợp với tình trạng của bạn là một trong số những cách làm giảm chứng tiểu buốt. Mong qua bài viết này sẽ giúp bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm trong điều trị tiểu buốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- https://www.usofga.com/general/soothe-bladder-pain/
- https://www.healthline.com/health/bladder-infection-treatments#cranberry-juice
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng