Đái buốt ra máu hiện nay đang là nỗi lo lắng của rất nhiều người gặp phải triệu chứng này. Vậy đái buốt ra máu nguyên nhân do đâu và có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hay không ? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này và có hướng điều trị phù hợp.
Mục lục
Đái buốt ra máu là gì?
Đái buốt là hiện tượng khi đi tiểu bạn sẽ có cảm giác đau, khó chịu, có thể nóng rát vùng bàng quang hoặc niệu đạo và cảm giác buốt có thể xảy ra lúc bắt đầu, trong và cả sau khi đi tiểu.
Đái ra máu là hiện tượng xuất hiện máu trong nước tiểu khiến cho nước tiểu của bạn bình thường có màu trắng hoặc hơi vàng chuyển thành màu đỏ, hồng hoặc màu cola. Bạn có thể nhìn thấy được máu trong nước tiểu trong trường hợp tiểu ra máu đại thể. Nhưng trong trường hợp tiểu ra máu vi thể thì chỉ lúc bạn đến với bác sỹ và làm xét nghiệm soi nước tiểu thì mới có thể phát hiện ra. Vì vậy, khi có dấu hiệu bất thường bạn nên đến gặp bác sỹ để có phương pháp điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân dẫn đến đái buốt ra máu
Đái buốt ra máu khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đái buốt ra máu ở bệnh nhân. Do đó để điều trị tốt và có hiệu quả thì bạn phải nắm rõ được nguyên nhân gây ra trạng thái bệnh lý này là gì.
Nguyên nhân không phải bệnh lý
Nguyên nhân do thuốc
Bên cạnh các nguyên nhân do bệnh lý trong cơ thể thì tác dụng phụ của các thuốc như: aspirin, heparin, penicillin hay thuốc chống ung thư cyclophosphamide cũng có thể khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng đái buốt ra máu rất nguy hiểm.
Sử dụng các thức ăn hoặc đồ uống kích thích lợi tiểu
Các sản phẩm như trà, cà phê hoặc uống nhiều nước đều có tác dụng kích thích lợi tiểu. Tuy nhiên, nếu sử dụng thường xuyên thì sẽ là nguyên nhân dẫn đến đái buốt ra máu.
Mặc quần quá chật
Mặc quần áo quá chật không những khiến bạn khó chịu mà còn là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng có liên quan đến bệnh viêm âm đạo ở nữ giới hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Đồng thời, nếu bạn mặc quần quá chật thì cũng sẽ tác động trực tiếp đến bàng quang.
Tập thể dục quá sức
Tập thể dục, thể thao đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe của bạn. Nhưng nếu bạn tập luyện quá sức sẽ khiến cho cơ thể không những mất nhiều nước mà còn gây tổn thương bàng quang gây tiểu ra máu đại thể.
Nguyên nhân do bệnh lý
Bệnh của thận
- Khối u của nhu mô thận: Làm cho các nang thận dị dạng, co kéo gây nên đái máu, người ta thường thấy đái máu do thận là đái máu toàn bãi (tức là từ lúc tiểu tiện đến khi tiểu hết nước tiểu đều có máu)
- Viêm cầu thận: Do vi khuẩn như tụ cầu, phế cầu, virus, do các bệnh lupus ban đỏ hệ thống, viêm quang động mạch, ban dạng thấp…
- Thận dị dạng: Thận hình móng ngựa, thận đa nang…
Bệnh về tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới, bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng chủ yếu gặp ở lứa tuổi trung niên. Các bệnh hay gặp của cơ quan này là: Viêm tiền liệt tuyến, phì đại tiền liệt tuyến và ung thư tiền liệt tuyến
Sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản
Quá trình di chuyển của viên sỏi cọ xát vào bể thận, thành bàng quang, niệu quản gây ra tổn thương, chảy máu. Máu được đào thải qua nước tiểu, có thể người bệnh sẽ nhìn thấy máu đỏ tươi do máu mới chảy.
Các bệnh viêm nhiễm khác
Nhiễm khuẩn ngược dòng, viêm bàng quang, viêm niệu đạo…do vi khuẩn, tổ chức viêm tăng sinh, tạo thành các ổ mủ, gây chảy máu và đào thải qua nước tiểu.
Đái buốt ra máu có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia và các bác sỹ, đái buốt ra máu là triệu chứng có liên quan đến các bệnh lý về đường tiết niệu và thận, nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ gây biến chứng và hậu quả nghiêm trọng.
Mất máu do tiểu máu
Tiểu máu lâu ngày dẫn đến mất máu nhiều, thiếu máu…Người bệnh có các biểu hiện suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, hay đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Ở những người có thể trạng tốt, khỏe mạnh thì những triệu chứng này có phần bị lu mờ và người bệnh ít khi để ý đến.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là hiện tượng các phần của đường tiết niệu bị nhiễm trùng. Bệnh được đặc trưng bởi sự xuất hiện của vi khuẩn trong nước tiểu hoặc có các triệu chứng biểu hiện sự xâm nhập của vi khuẩn ở một hoặc nhiều phần của đường tiết niệu. Bệnh này chủ yếu xảy ra ở nữ giới nhưng cũng có trường hợp ở nam giới.
Ngoài triệu chứng điển hình đái buốt ra máu thì còn xuất hiện các triệu chứng khác kèm theo như: tiểu đục, tiểu rắt, nước tiểu có mùi rất nặng… và một số triệu chứng khác hiếm gặp như: buồn nôn, nôn, gầy sút, mất ngủ, có các cơn đau quặn thận, đau thắt lưng một bên.
Các loại vi khuẩn ở các bệnh viêm nhiễm ở đường tiết niệu gây hiện tượng đái buốt ra máu sẽ cư trú tại cơ quan sinh dục viêm nhiễm ngược dòng vào trong gây viêm tắc vòi trứng, viêm cổ tử cung,…ở nữ giới hoặc làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng ở nam giới dẫn đến vô sinh – hiếm muộn, thậm chí có thể gây ung thư cổ tử cung ở nữ.
Chỉ điểm ung thư
Tuyến tiền liệt là bộ phận quan trọng của hệ thống sinh sản ở nam giới đặc biệt là ở những người trong độ tuổi trưởng thành và có ham muốn tình dục cao. Khi tuyến tiền liệt bị viêm do liên cầu, tụ cầu, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn bạch cầu,… khiến cho tuyến tiền liệt bị sưng sẽ chèn ép vào niệu đạo và bộ phận sinh dục ngoài.
Nguyên nhân dẫn đến viêm tuyến tiền liệt có thể là do quan hệ tình dục không an toàn, cơ thể có sức đề kháng yếu hoặc rối loạn miễn dịch, hay người bệnh có chế độ dinh dưỡng và lối sống không an toàn.
Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng: tiểu rắt liên tục, tiểu không hết, đau vùng bụng dưới, tiểu rắt,…Trong trường hợp viêm tuyến tiền liệt mạn tính, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn như: đau tinh hoàn, đau vùng bìu bẹn, ảnh hưởng đến đời sống tình dục và thậm chí dẫn đến vô sinh.
Suy giảm đời sống tình dục
Tình trạng đái buốt ra máu khiến cho bạn cảm thấy đau đớn, mất dần ham muốn tình dục và không thể đạt được khoái cảm. Từ đó, bạn né tránh việc quan hệ và lâu dần dẫn đến lãnh cảm. Điều này cũng là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của không ít gia đình.
Ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh
Tiểu buốt, tiểu ra máu là một trạng thái bất thường khiến cho bạn luôn hoang mang, lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình. Ngoài ra trạng thái bệnh lý này cũng gây khó chịu, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của bạn.
Khi việc tiểu tiện khó khăn, bạn sẽ không dám đi tiểu vì bạn sợ đau. Điều này khiến cho bạn mệt mỏi, nóng tính và hay cáu gắt với những người xung quanh làm ảnh hưởng không tốt đến các mỗi quan hệ của bạn.
Mắc các bệnh viêm nhiễm khác
Đái buốt ra máu nếu không được điều trị sớm, kịp thời sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể khiến cho người bệnh có nguy cơ cao mắc các bệnh lý khác ở thận và bàng quang – là những căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bạn và có thể tiềm ẩn thêm nhiều biến chứng.
Đái buốt ra máu không chỉ là dấu hiệu cảnh báo những bệnh nguy hiểm mà bạn đang mắc phải. Hơn nữa, tình trạng này trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của bạn.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ gấp?
Như đã trình bày ở phần trên, tiểu máu có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cách giải quyết tốt nhất là đi khám bác sĩ, khi có một số dấu hiệu sau bạn cần phải đi khám ngay lập tức:
- Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đêm nhiều lần…Và bạn nhận thấy trong nước tiểu có máu, nước tiểu đục, đổi màu khác so với thường ngày mà kéo dài.
- Hay thấy đau lưng nhất là vùng thắt lưng, đau bụng dưới rốn, đau đớn mỗi khi đi tiểu…các dấu hiệu này có thể xuất hiện một cách đột ngột khiến bạn vào viện cấp cứu.
- Bị sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn và nôn, người mệt mỏi nhiều… đi kèm với các dấu hiệu phía trên thì bạn cũng nên lập tức đi thăm khám.
Chữa tiểu buốt ra máu như thế nào?
Khi xuất hiện triệu chứng đái buốt ra máu bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám gần nhất để kiểm tra vì chắc chắn cơ thể của bạn đang gặp vấn đề. Thông qua việc thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm, bác sỹ có thể giúp bạn tìm ra những nguyên nhân gây ra triệu chứng này và có phương pháp điều trị phù hợp cho bạn.
Triệu chứng đái buốt ra máu hầu hết đều có liên quan đến c
ác bệnh lý về tiết niệu, sinh dục. Tuy nhiên các triệu chứng của các bệnh lý này cũng gần giống nhau nên để xác định chính xác được nguyên nhân thì có thể bạn phải làm thêm những xét nghiệm chuyên sâu.
Chẩn đoán
- Xét nghiệm nước tiểu: giúp xác định được chính xác lượng hồng cầu có trong nước tiểu và tình trạng nhiễm trùng.
- Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ, siêu âm: cho các hình ảnh rõ ràng về những tổn thương ở thận, bàng quang hay niệu đạo.
- Nội soi bàng quang: Kiểm tra bàng quang, niệu đạo xem có sự bất thường không.
Điều trị
Sau khi có được các kết quả xét nghiệm thì tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sỹ sẽ chỉ định các phác đồ điều trị phù hợp như:
- Sử dụng thuốc kháng sinh: trong trường hợp viêm nhiễm bàng quang, niệu đạo, thận, … nhưng chỉ áp dụng trong những trường hợp viêm nhẹ. Bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sỹ
- Điều trị bằng kỹ thuật ngoại khoa tiên tiến: phương pháp RFA trong điều trị viêm cổ tử cung là phương pháp mới, không gây chảy máu, không đau và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sinh sản.
☛ Xem thêm: Thuốc trị tiểu ra máu nào hiệu quả?
Dự phòng
Ngoài ra, để điều trị tốt đái buốt ra máu, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục và trong những ngày hành kinh ở nữ giới để hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn. Ngoài ra, bạn cần giữ cho vùng kín luôn khô thoáng, mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, dễ thấm hút mồ hôi.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày: việc uống đủ nước có tác dụng rất tốt trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và giảm nguy cơ ung thư bàng quang
- Hạn chế sử dụng các thức ăn dầu mỡ, cay nóng
- Đặc biệt khi gặp các triệu chứng bất thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì bạn cần đến gặp các thầy thuốc hoặc chuyên gia để có hướng điều trị hiệu quả nhất.
Lời kết
Đái buốt ra máu là một triệu chứng hết sức nguy hiểm do nhiều nguyên nhân gây ra. Dù là nguyên nhân nào thì khi thấy xuất hiện triệu chứng này bạn nên đến gặp các bác sỹ và chuyên gia để có thể được điều trị sớm, tránh tạo điều kiện cho các hậu quả và biến chứng không mong muốn xảy ra.
Tài liệu tham khảo
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/blood-in-urine/symptoms-causes/syc-20353432?fbclid=IwAR2-SK63IUX5YAeqLWI_uT0GHFynGBnZEeOeLsgTApi9eAQHTittGvV0y-0
- https://www.healthline.com/health/urine-bloody?fbclid=IwAR2ziANlpit_bxDapf840078GBdODn7QGCXVPSAsOHuzc_Htp-PMKnfC9RE
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng