Tiểu buốt là một trong những triệu chứng phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của bạn. Ngày này phương pháp điều trị tiểu buốt phổ biến là uống thuốc, vậy thuốc hay được sử dụng trong điều trị là gì? Mời bạn theo dõi bài viết này.
Mục lục
Khái quát về tiểu buốt
Tiểu buốt là cảm giác đau rát khi đi tiểu, đau rát vùng bàng quang hay niệu đạo làm cho bạn không dám rặn đái, không dám đái hết bãi nước tiểu.
Tiểu buốt do nhiều nguyên nhân, ở phụ nữ nguyên nhân được tìm thấy nhiều hơn cả là nhiễm trùng đường tiết niệu. Ở nam giới viêm đường niệu và các bệnh của tiền liền tuyến là nguyên nhân thường gặp nhất làm bạn bị tiểu buốt.
Đồng thời có một số bệnh lý như: sỏi bàng quang, viêm bàng quang, sử dụng thuốc có tác dụng phụ gây kích thích bàng quang, sỏi thận, hẹp niệu đạo…cũng làm xuất hiện tiểu buốt.
Ngoài ra, quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, ăn thực phẩm có tính axit cao… là những nguyên nhân dẫn đến tiểu buốt.
Tiểu buốt không được điều trị kịp thời có thể làm tăng nặng thêm bệnh lý là nguyên nhân gây ra triệu chứng này.
➤ Xem chi tiết hơn trong bài viết: “Tiểu buốt- nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp”
Tiểu buốt uống thuốc gì ?
Đây có thể là mối quan tâm hàng đầu của những người mắc chứng tiểu buốt, bởi ai cũng muốn nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng cực kì khó chịu do bệnh gây nên.
Ngày nay điều trị tiểu buốt có nhiều loại thuốc Tây được sử dụng mỗi loại sẽ được sử dụng để điều trị phù hợp với tình trạng và nguyên nhân gây tiểu buốt ở bạn.
Dưới đây có một số nhóm thuốc hay được dùng để điều trị tiểu buốt như sau:
Dùng thuốc kháng sinh để điều trị tiểu buốt
Các thuốc hay được sử dụng trong nhiễm khuẩn hệ tiết niệu như: Nitrifurantoin, Fosfomycin, Trimethoprim-sulfamethoxazole…hoặc kháng sinh thuộc nhóm Cycline, Quinolone và nhóm Macrolid.
Các loại thuốc này được sử dụng cho những bệnh nhân nhiễm khuẩn đường niệu, gây tình trạng viêm nhiễm, kể cả tác nhân là nấm.
Các thuốc hay sử dụng trong các nhóm kháng sinh trên:
- Trimethoprim/sulfamethoxazole: Các bác sĩ thường kết hợp 2 loại thuốc này với tác dụng kháng khuẩn được nâng lên rõ rệt
- Fosfomycin: Là loại kháng sinh phổ rộng, là một dẫn xuất của axit fosfonic
- Nitrofurantoin với tác dụng mạnh trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu
- Nhóm kháng sinh quinolone: Có thể kể đến như: Levofloxacin, ciprofloxacin…
- Nhóm kháng sinh macrolid: Đại diện là Azithromycin, Clarithromycin…
- Kháng sinh nhóm cyclin: Tiêu biểu là Doxycyclin…
Với tác dụng chính là kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn dựa do ức chế các enzym chuyển hóa quan trọng của chúng, hiệu quả tốt với một số vi khuẩn như: E.Coli, vi khuẩn Gram âm Enterobacter, trực khuẩn Proteus
Khả năng phối hợp tác dụng kháng khuẩn của Trimethoprim và Sulfamethoxazole đã được kiểm chứng và được sử dụng nhiều trong các bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu.
Trimethoprim được bào chế dưới 2 dạng phổ biến là dạng thuốc uống và dạng thuốc sử dụng để tiêm, truyền. Tương tự liệu dùng và cách sử dụng cũng có sự khác nhau giữa 2 dạng này.
Những nhóm kháng sinh này thường có cả ở dạng tiêm và dạng uống để thuận tiện trong quá trình sử dụng.
Tác dụng phụ của thuốc: Khi sử dụng thuốc Trimethoprim, bạn có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như: buồn nôn, ngứa toàn thân, mờ mắt, tiêu chảy, chán ăn…
Lưu ý khi sử dụng thuốc:
Người bị suy gan, suy thận, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lo do thiếu acid folic; quá mẫn cảm với Trimethoprim đều không thể sử dụng thuốc được.
Rất có thể bạn phải làm kháng sinh đồ để xác định chính xác loại vi khuẩn gây bệnh, phổ kháng khuẩn và hiệu lực của kháng sinh. Có như vậy bạn sẽ tránh được tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn khi phải sử dụng thuốc thời gian dài.
Ngoài nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu thì ở nhóm các nguyên nhân khác như do chấn thương, sỏi thận, polyp bàng quang, lao thận, ung thư thận, ung thư tuyến tiền liệt … thì sẽ dùng những loại kháng sinh chuyên biệt khác.
Thuốc giảm đau
Thông thường, trong các đơn thuốc bác sĩ thường kê kháng sinh cùng với thuốc có tác dụng giảm đau. Ví dụ như: Paracetamol phổi biến hơn cả, Diclofenac, Aspirin…giúp giảm các triệu chứng đau, mang lại cảm giác thoải mái cho người bệnh
Bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau vì các loại thuốc này sẽ rất hại cho gan nếu như uống không theo đơn bác sĩ kê.
Thuốc giãn cơ trơn
Cơ trơn là loại cơ hoạt động không theo ý muốn của con người, đảm bảo sự hoạt động bình thường của các hệ cơ quan quan trọng của cơ thể như: Cơ tim, đảm bảo nhu động ruột, dạ dày, đường dẫn khí…
Đặc biệt nó bao quanh bao quanh bàng quang, chi phối hoạt động của bàng quang trong co bóp, giữ, tống đẩy nước tiểu. Khi bị đái buốt có thể do cơ trơn bàng quang, cổ bàng quang bó quá chặt, hoạt động không bình thường.
Nospa có thể được chỉ định trong các trường hợp: tiểu buốt nặng do thuốc làm giãn cơ trơn quanh cổ bàng quang, đồng thời làm dịu các cơn đau quặn của thận, đau do phản ứng viêm ở bàng quang, viêm mủ đài bể thận…
Tuy vậy, người bệnh đang mắc và điều trị các suy gan, suy thận, suy tim…hoặc có dấu hiệu mẫn cảm đối với những thành phần có trong thuốc thì nên thận trọng, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Tác dụng phụ: Hiếm gặp, có thể thấy buồn nôn, chóng mặt. Huyết áp có thể tụt nếu tiêm tĩnh mạch nhanh.
Nhóm thuốc tác dụng ức chế với hệ thần kinh
Một số thuốc chống trầm cảm, thuốc tác dụng ức chế hệ thần kinh có thể được sử dụng trong điều trị chứng tiểu buốt, với nguyên nhân do sự đối lập hoạt động của phân hệ giao cảm và đối giao cảm giữa ban ngày và ban đêm.
Thuốc có thành phần là Doluxetin, Darifenacin, Oxybutynin, Tolterodin…làm giãn các cơ ở bàng quang cải thiện các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần…
Dẫu vậy, bạn cần biết rằng các loại thuốc thuộc nhóm này sau một thời gian dừng sử dụng rất có thể các triệu chứng của tiểu buốt sẽ xuất hiện trở lại. Đồng thời thuốc ít nhiều ảnh hưởng đến hệ thần kinh khi sử dụng thuốc thời gian dài và liều dùng cao.
Đại diện là thuốc Oxybutynin
- Thuốc có tác dụng ngăn chặn acetylcholin, làm giảm nhịp điệu co cơ bàng quang, cho phép bàng quang giữ lại một lượng nước tiểu nhất định.
- Liều dùng: là dạng thuốc uống, nên ngừng từng đợt để theo dõi xem có cần phải tiếp tục dùng thuốc không và để giảm thiểu khả năng kháng thuốc.
- Tác dụng phụ như: nóng, khô da, táo bón, đi tiểu ít hơn bình thường, mờ mắt…
Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm khô miệng, khát nước, buồn nôn, nôn, uể oải, hoa mắt, chóng mặt, kích động, và tăng tiết mồ hôi.
Một số nhóm thuốc khác
Một số thuốc được sử dụng riêng cho một số nguyên nhân riêng biệt gây ra tiểu buốt.
Tiểu buốt do phì đại lành tính tuyến tiền tiền liệt: thuốc ức chế alpha 1 – adrenergic, thuốc chẹn 5 – alpha reductase
Thuốc ức chế alpha 1 – adrenergic
Có tác dụng làm giãn cơ trơn tuyến tiền liệt, giãn cơ thành mạch và cổ bàng quang. Từ đó làm giảm tình trạng tắc nghẽn niệu đạo giúp bạn đi tiểu dễ dàng và nhanh chóng hơn qua đó giảm tiểu buốt
Thuốc chẹn 5 – alpha reductase
Các loại thuốc này có tác dụng cân bằng lại các nội tiết tố kìm hãm sự phát triển của tuyến tiền liệt, làm giảm chứng tiểu buốt.
Viêm âm đạo ở nữ
Bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thì có thể sử dụng kháng sinh để điều trị tuy nhiên nếu nhiễm nấm men thì được điều trị bằng thuốc kháng nấm ở dạng viên ( fluconazole) hoặc thuốc hình con nhộng, kem thoa âm đạo (có chứa miconazole hoặc clotrimazole)
Ưu nhược điểm của thuốc điều trị tiểu buốt bằng thuốc tây
Ưu điểm: Việc sử dụng thuốc Tây thường đem lại hiệu quả tốt, làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, điều trị triệt để nguyên nhân gây tiểu buốt.
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén hoặc dạng thuốc tiêm, rất dễ dàng sử dụng và bảo quản, có thể mang theo khi cần thiết.
Nhược điểm: Tất cả các loại thuốc điều trị tiểu buốt trong Tây y đều đi kèm tác dụng phụ . Việc sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu buốt lâu dài hay dùng quá nhiều đều là nguyên nhân làm cho các cơ quan trong cơ thể như gan, thận, dạ dày – tá tràng bị ảnh hưởng khiến chức năng của chúng suy giảm.
➤ Tham khảo thêm: Cách dân gian chữa tiểu buốt
Làm sao để phòng tránh tái phát tiểu buốt sau điều trị?
Sau khi điều trị khỏi tiểu buốt để tránh tái phát bạn cần áp dụng một số biện pháp sau:
- Hạn chế sử dụng chất kích thích.
- Hạn chế ăn các đồ cay, nóng nên điều chỉnh để có một chế độ ăn lành mạnh.
- Quan hệ tình dục an toàn.
- Tập thể dục thường xuyên.
Lời kết
Tiểu buốt uống thuốc gì thì cần được kê đơn bởi bác sĩ. Sau khi được thăm khám và làm các xét nghiệm xác định nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuộc điều trị phù hợp. Bạn không nên tự ý đến các nhà thuốc tư nhân để mua thuốc điều trị bởi nếu không đúng bệnh, đúng thuốc thì sẽ gây ra những hiểm họa khó lường về sức khỏe.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- https://www.cutic.co.uk/patients/investigations-and-treatment/
- https://www.niddk.nih.gov/health-information/urologic-diseases/urinary-retention
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng