Tiểu nhiều lần ra máu cảnh báo bệnh nguy hiểm gì?Tiểu nhiều lần ra máu là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh đưa đến nhiều phiền toái và cả những lo âu cho người bệnh. Ngay cả khi bạn không có các triệu chứng khác, thì đi tiểu nhiều lần ra máu vẫn là một hiện tượng đáng báo động. Vậy nguyên nhân do đâu, chẩn đoán và cách điều trị như thế nào? Các bạn hãy cùng theo dõi bài đọc dưới đây nhé.
Mục lục
Thế nào là đi tiểu ra máu
Tiểu ra máu là tình trạng xuất hiện tế bào hồng cầu trong nước tiểu
Có 2 loại tiểu ra máu bao gồm
- Nếu bạn có thể nhìn thấy máu trong nước tiểu, nó được gọi là tiểu máu đại thể
- Nước tiểu không có màu đỏ máu mà phải soi nước tiểu dưới kính hiển vi thì mới thấy được hồng cầu, nó được gọi là tiểu máu vi thể
Những người bị tiểu máu đại thể có nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu. Ngay cả một lượng nhỏ máu trong nước tiểu cũng có thể khiến nước tiểu đổi màu.
Tiểu nhiều lần ra máu do nguyên nhân nào?
Đái ra máu có thể cho thấy có vấn đề xảy ra với thận hoặc một bộ phận khác của đường tiết niệu. Đây là một triệu chứng cảnh báo những mặt bệnh nguy hiểm mà bạn đang phải đối mặt.
Do bệnh của tiền liệt tuyến
Phì đại tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ giúp sản xuất một số chất lỏng tạo nên tinh dịch. Nó nằm ngay dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo. Thông thường, nó có kích thước bằng quả óc chó.
Ở đàn ông lớn tuổi, tuyến tiền liệt tăng kích thước và bắt đầu chèn ép niệu đạo. Áp lực lên niệu đạo có thể khiến bạn xuất hiện một ít máu trong nước tiểu, đi tiểu thường xuyên và khó khăn.
Viêm tuyến tiền liệt
Nhiễm trùng tuyến tiền liệt do vi khuẩn, gây ra tình trạng viêm tuyến tiền liệt, tác nhân gây viêm cùng với phản ứng miễn dịch của cơ thể có thể gây loét chảy máu và được đào thải trong nước tiểu.
Ngoài ra, viêm tiền liệt tuyến cũng có những triệu chứng khá giống với phì đại tiền liệt tuyến như gây tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu đêm…
Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt có xu hướng phát triển mà không có các triệu chứng đáng chú ý. Các triệu chứng đáng chú ý của ung thư tuyến tiền liệt bao gồm: máu trong nước tiểu, cảm giác đau hoặc rát khi đi tiểu, khó duy trì sự cương cứng, xuất tinh đau đớn, đau hoặc áp lực trong trực tràng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của đường tiết niệu, bao gồm niệu đạo, niệu quản hoặc bàng quang.
Vi khuẩn có thể xâm nhập ngược dòng từ niệu đạo đi lên theo đường dẫn niệu hoặc cũng có thể xuất phát từ chính các cơ quan khác của cơ thể.
Nhiễm trùng thận
Vi khuẩn đi vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo (ống đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể của bạn) sẽ gây ra nhiễm trùng thận, sau đó nó bắt đầu nhân lên bên trong bàng quang và niệu đạo. Bệnh gây ra các triệu chứng như: nước tiểu có máu hoặc đục, nước tiểu có mùi hôi, đi tiểu thương xuyên hoặc đau đớn, sốt và ớn lạnh.
Viêm mào tinh hoàn
Viêm mào tinh hoàn là tình trạng mào tinh hoàn bị viêm nhiễm, ống ở phía sau tinh hoàn có chức năng dẫn tinh trùng từ tinh hoàn đến ống dẫn tinh. Nó có thể gây đau đớn như bị va đập vào tinh hoàn. Tình trạng có thể điều trị này cũng có thể dẫn đến máu trong tinh dịch của bạn và sưng tinh hoàn.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Một số loại bệnh lây truyền qua đường tình dục khác nhau có thể làm xuất hiện máu trong tinh dịch của bạn. Chúng bao gồm bệnh lậu, mụn rộp sinh dục và chlamydia. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh lây lan qua quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng. Các triệu chứng thường bao gồm đi tiểu đau hoặc rát.
Các nhóm nguyên nhân khác
Ung thư bàng quang
Đi tiểu ra máu cũng là một dấu hiệu của ung thư bàng quang. Tiểu máu có thể xuất hiện khi khối u to lên, nham nhỏ, cài cắm sâu vào cơ bàng quang gây chảy máu, càng sau càng tiểu buốt, tiểu khó.
Sỏi thận, sỏi bàng quang
Sỏi thận là những chất khoáng và muối nhỏ, cứng hình thành trong thận của bạn. Chúng gây ra kích ứng các cơ quan và có thể làm hiện máu trong nước tiểu của bạn. Nếu sỏi duy chuyển vào đường tiết niệu, bạn có thể bị đau đáng kể ở lưng, bên hông hoặc bụng.
Do các bệnh về máu, thiếu hụt mạn tính hồng cầu
Các bệnh lý về máu như bệnh bạch cầu cao, máu khó đông hay hemophilia… cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng tiểu ra máu. Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam.
Do tác dụng phụ của một số loại thuốc
Nếu như bạn đang trong quá trình điều trị bênh lý và buộc phải sử dụng một số loại thuốc đặc trị nào đấy như aspirin, penicilin, heparin, thuốc chống ung thư cyclophophamide… bạn có thể đi tiểu ra máu.
Tập thể dục gắng sức
Những vận động viên chạy marathon và các vận động viên khác, những người tham gia tập luyện khắc nghiệt đôi khi có thể thấy máu trong nước tiểu của họ. Đây thường là một tình trạng tạm thời kéo dài dưới 72 giờ.
Tiểu máu do luyện tập có thể liên quan đến sự phân hủy các tế bào hồng cầu trong cơ thể và mất nước.
Chẩn đoán tiểu máu
Nếu bạn nhận thấy nước tiểu của mình có màu khác với bình thường hoặc nếu bạn bị đau khi đi tiểu, tiểu buốt tiểu rắt thì bạn nên đến khám bác sĩ để được làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh.
Đối với trường hợp bạn không nhận thấy nước tiểu có màu đỏ máu, nhưng có những triệu chứng khác như: Đau quặn vùng thắt lưng, tiểu buốt, tiểu đêm, tiểu nhiều lần…thì cũng nên đến khám ngay. Bởi với tiểu máu vi thể, bạn không thấy nước tiểu có màu bất thường.
Một số xét nghiệm hoặc thăm khám bác sĩ có thể chỉ định như:
Khám tổng quát
Từ khai thác bệnh qua hỏi bệnh, diễn biến của bệnh như thế nào mà khiến bạn phải đi khám. Bạn sẽ cần phải nhớ lại những dấu hiệu của bệnh, các triệu chứng mà bạn đã trải qua cho đến khi thăm khám.
Các bác sĩ có thể hỏi về tiền sử mắc bệnh của bạn và gia đình, các bệnh có tính chất di truyền.
Xét nghiệm nước tiểu
Phân tích thành phần nước tiểu để kiểm tra sự có mặt của các tế bào hồng cầu, phát hiện tiểu máu vi thể. Tìm và soi vi khuẩn giúp phát hiện nguyên nhân nhiễm khuẩn.
Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện chỉ số cao bất thường của creatinine, một chất thải của quá trình phân hủy cơ bắp khi có tiêu do tập luyện gắng sức. Các chỉ số khác như Ure, Glucose… cũng được theo dõi khi cần thiết.
Các xét nghiệm máu
Phân tích tổng thể sự thay đổi của các dòng tế bào máu là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu: Hồng cầu mất đi qua đái máu có ảnh hướng đến số lượng hồng cầu trong máu hay không? Bạch cầu tăng cao khi có nhiễm khuẩn…
Chụp hình ảnh chi tiết các cơ quan nội tạng
Đơn giản nhất là chụp X-quang hệ tiết niệu có hoặc không có thuốc cản quang, chủ yếu là để phát hiện sỏi đường tiết niệu.
Có thể chụp vi tính cắt lớp (CT scan), sử dụng bức xạ để tạo ra hình ảnh mặt cắt của các cơ quan trong cơ thể hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) sử dụng từ trường hoặc sóng để tạo ra hình ảnh. Hoặc siêu âm sử dụng sự kết hợp của sóng âm tần số cao để kiểm tra thận và bàng quang.
Dựa trên những thông tin vừa rồi, bạn sẽ hình dung ra được những thứ mình cần làm khi đến thăm thám ở bệnh viện, phòng khám…là cách tốt nhất để sớm phát hiện được bệnh, dự phòng và điều trị kịp thời tránh tình trạng tiểu máu nặng thêm.
Ảnh hưởng của tiểu máu nhiều lần tới sức khỏe
Bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe
Như đã trình bày ở phần trên, tiểu ra máu có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Do vậy, khi bạn có dấu hiệu tiểu máu rất có thể bạn đang phải đối mặt với một số bệnh nguy hiểm.
Trong đó nặng nhất là ung thư thận, viêm thận, ung thư bàng quang, tiền liệt tuyến.
Ảnh hưởng đến sinh hoạt
Lượng máu cơ thể mất đi qua tiểu tiện về lâu dần khiến cơ thể suy nhược, ăn ngủ kém, thiếu máu, người mệt mỏi nhiều, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt…
Tiểu ra máu nhiều lần có thể đi kèm với các triệu chứng khác như: Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đêm nhiều lần…gây nhiều phiền toái cho bạn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc và học tập.
Không những vậy, tâm lý bạn cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, có thể bạn sẽ cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ về những gì mình đang gặp phải mà chưa thể chia sẻ cùng ai, thậm chí không dám đi khám như vậy càng khiến cho bệnh nặng thêm.
Nguy cơ vô sinh hiếm muộn
Rõ ràng, mối liên hệ mật thiết giữa chức năng của hệ tiết niệu và hệ sinh dục đảm nhiệm chức năng sinh sản là không thể chối cãi.
Tiểu máu gây ra bởi: Viêm túi chứa tinh, nhiễm trùng đường dẫn tinh, bệnh của tiền liệt tuyến, viêm mào tinh hoàn, tinh hoàn, viêm niệu đạo….đều là những thành phần quan trọng tham gia vào quyết định khả năng sinh sản của nam giới.
Cho nên các bệnh lý phát sinh của hệ tiết niệu trong đó có tiểu máu đều tiềm ẩn nguy cơ vô sinh đối với người bệnh nếu không kịp thời tìm ra căn nguyên và điều trị sớm.
Nguy cơ nhiễm trùng
Trong máu chứa thành phần là các Protien, Glucose… trong cơ thể là môi trường hấp dẫn vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác nhau.
Nguy cơ nhiễm trùng với bệnh nhân tiểu máu nhiều lần là cực kì cao, từ viêm nhiễm niệu đạo, bàng quàng, tiền liệt tuyến cho tới nhiễm trùng thận đều có thể xảy ra.
Bệnh tiến triển xấu
Là khi tiểu máu kéo dài mà không được điều trị hay xử trí gì, các bệnh lý gây tiểu máu cũng từ đó mà tiến triển qua các giai đoạn nặng hơn, ngày càng làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Có thể kể đến như: Vôi hóa, xơ hóa, ung thư hóa…các thành phần của hệ tiết niệu.
Trên đây là những nguy cơ mà bạn sẽ gặp phải nếu không kịp thời phát hiện và điều trị chứng tiểu máu nhiều lần nói riêng và các bệnh lý phát sinh. Hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tư vấn bảo vệ sức khỏe kịp thời.
Lời kết
Tiểu ra máu nhiều lần ngày càng trở nên phổ biến, bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bài viết trên chỉ mang tính chất minh họa cho bạn thêm thông tin để bạn nâng cao kiến thức và hiểu hơn về tình trạng bệnh của mình. Để điều trị hiệu quả, cần tìm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Nếu gặp các triệu chứng bất thường, bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa tiết niệu để được khám, chẩn đoán và điều trị. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay nghe theo những lời khuyên vô căn cứ.
Tham khảo
- https://www.kidneyfund.org/kidney-disease/kidney-problems/blood-in-urine.html
- https://www.healthline.com/health/mens-health/bleeding-from-penis#enlarged-prostate
- https://www.healthline.com/health/urine-bloody#treatment
- https://www.niddk.nih.gov/health-information/urologic-diseases/hematuria-blood-urine
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng