Tiểu ra máu là tình trạng bất thường và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. “Tình trạng tiểu ra máu có nguy hiểm không?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng tuyentienliet.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Thế nào là tiểu ra máu?
Tiểu ra máu là tình trạng có máu trong nước tiểu, người bệnh sẽ thấy nước tiểu sẽ có màu hồng, đỏ hoặc những sợi máu nhỏ lẫn trong nước tiểu. Tiểu ra máu thường có 2 loại là tiểu máu vi thể và tiểu máu đại thể.
Tiểu máu vi thể: Là tình trạng tiểu ra máu nhưng mắt thường không thể nhìn thấy máu trong nước tiểu do lượng hồng cầu quá ít, chỉ khi làm xét nghiệm mới phát hiện ra.
Tiểu máu đại thể: Là tình trạng tiểu ra máu nhưng người bệnh có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nước tiểu của người bệnh sẽ có màu nhạt hay đậm tùy theo mức độ của bệnh.
Kèm theo tình trạng tiểu ra máu, người bệnh sẽ cảm thấy có những triệu chứng đi kèm như: đau buốt, nóng rát và khó chịu khi đi tiểu.
➤Tìm hiểu thêm: Tình trạng tiểu ra máu ở nam giới
Tiểu ra máu có nguy hiểm không?
Tình trạng tiểu ra máu có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Trường hợp tiểu ra máu không do bệnh lý, thì người bệnh không cần quá lo ngại.
Tiểu ra máu không do bệnh lý
Ở một số trường hợp tiểu ra máu dưới đây không phải do bệnh lý gây ra nên bạn không cần quá lo lắng.
- Ở phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Dùng các thực phẩm có màu đỏ như rau dền, củ cải đường, quả mâm xôi, thanh long đỏ, dâu đen,…
- Sử dụng các loại thuốc gây đỏ nước tiểu như: kháng sinh rifampicin, metronidazol…
- Cọ xát mạnh trong quan hệ tình dục có thể gây ra tình trạng tiểu ra máu.
- Chấn thương do tai nạn, va chạm mạnh cũng có thể tiểu ra máu.
Tiểu ra máu do bệnh lý gây nguy hiểm
Một số bệnh lý thường gây ra triệu chứng tiểu ra máu bao gồm:
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu hay viêm đường tiết niệu cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu ra máu. Bệnh này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường niệu đạo và đi ngược lên bàng quang. Người bệnh sẽ có những triệu chứng như: đi tiểu nóng buốt, đau rát, tiểu nhiều lần, tiểu ngắt quãng, tiểu rắt, nước tiểu có mùi tanh nồng. Bệnh thường gặp ở nữ giới hơn nam giới, đôi khi với người lớn tuổi thì dấu hiệu bệnh duy nhất có thể là tiểu ra máu.
Phì đại tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt – nằm ngay dưới bàng quang và bao quanh phần trên cùng của niệu đạo – thường to ra khi nam giới đến tuổi trung niên. Khi bị phình to, tuyến tiền liệt sẽ nén niệu đạo, ngăn chặn một phần dòng chảy của nước tiểu. Các dấu hiệu và triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt (hay u xơ tuyến tiền liệt, hoặc BPH) bao gồm bí tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, và có thể nhìn thấy hoặc có máu nhỏ trong nước tiểu. Nhiễm trùng tuyến tiền liệt (viêm tuyến tiền liệt) có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng giống với phì đại tuyến tiền liệt.
Sỏi thận hoặc sỏi bàng quang
Các khoáng chất trong nước tiểu cô đặc đôi khi tạo thành các tinh thể trên thành thận hoặc bàng quang. Theo thời gian, các tinh thể có thể trở thành những viên đá nhỏ và cứng.
Nhìn chung, sỏi không gây đau đớn, vì vậy bạn có thể sẽ không biết mình mắc phải trừ khi chúng gây tắc nghẽn dòng tiểu. Các triệu chứng thường thấy như bí tiểu, tiểu khó, tiểu ra máu, đặc biệt là sỏi thận có thể gây ra cơn đau dữ dội. Sỏi bàng quang hoặc thận cũng có thể gây chảy máu đại thể và vi thể.
Nhiễm trùng thận
Bệnh này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập thông qua đường tiểu và di chuyển vào thận hoặc di chuyển từ niệu quản của bạn. Các dấu hiệu và triệu chứng thường thấy như đi tiểu ra máu, tiểu rắt, ớn lạnh, sốt, đau hạ sườn hoặc vùng thắt lưng.
Viêm thận – bể thận
Trường hợp bệnh nhân mắc phải bệnh lý này thì hiện tượng tiểu ra máu cũng là dấu hiệu nhận biết. Ngoài tình trạng trên, người bệnh còn có biểu hiện đi kèm như sốt cao, tiểu rắt, đau vùng thắt lưng, đau bụng vùng dưới rốn.
Ung thư
Đi tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của ung thư thận, bàng quang hoặc tuyến tiền liệt. Các triệu chứng bao gồm như đau âm ỉ vùng chậu, đau lưng dưới, đau khi xuất tinh.
Vì thế khi thấy có những triệu chứng trên thì bạn cần đến các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ tham khám, điều trị kịp thời tránh những biến chứng gây nguy hiểm.
Yếu tố nào tăng nguy cơ tiểu ra máu?
Các yếu tố tăng nguy cơ tiểu ra máu bao gồm:
- Nam giới trung niên trên 50 tuổi và bị mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt.
- Gia đình mang tiểu sử bệnh lý về thận hoặc sỏi thận.
- Người mắc bệnh viêm thận do nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút.
- Người đang dùng thuốc aspirin, kháng viêm giảm đau và kháng sinh như penicillin.
- Người hoạt động thể thao và tập luyện cường độ cao.
Điều trị tình trạng tiểu ra máu
Để điều trị được dứt điểm tình trạng tiểu ra máu, chúng tôi khuyên người bệnh nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để thăm khám và tìm ra nguyên nhân. Tùy từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị khác nhau. Nếu như nguyên nhân không do bệnh lý như ăn đồ có màu đỏ, phụ nữ bị kinh nguyệt,… thì bạn chỉ cần tránh ăn thực phẩm có màu đỏ, hết kì kinh nguyệt,.. thì nước tiểu sẽ trở lại bình thường.
Trong trường hợp nguyên nhân do bệnh lý thì các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh. Nếu như bệnh lý nhẹ thì người bệnh sẽ được kê đơn thuốc. Còn bệnh lý nghiêm trọng hơn thì có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Một số lưu ý để cải thiện tình trạng tiểu ra máu
Ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì người bệnh cũng cần lưu ý trong sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng để hiệu quả điều trị bệnh được cải thiện nhanh chóng.
- Không nên nhịn tiểu khi đang buồn tiểu.
- Uống đủ 2 lít nước trong ngày và hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
- Không nên dùng các thực phẩm có chứa cồn, gas và các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,…
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, quan hệ tình dục an toàn.
- Không nên ăn quá nhiều thực phẩm mặn, thịt.
Nếu như không phải do thực phẩm hay yếu tố sinh lý gây ra tình trạng tiểu ra máu, thì triệu chứng này có thể cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh không nên chủ quan và cần đến các bệnh viện uy tín để thăm khám, điều trị sớm để bệnh không gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để được tư vấn riêng về tình trạng bệnh của mình bạn có thể gọi tới số tổng đài 1800.1258 (miễn phí gọi) để được giải đáp.
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng