Đi tiểu nhiều lần là một căn bệnh gây phiền toái cho người bệnh, nó làm ảnh hưởng đến nhịp sinh hoạt của người bệnh và đặc biệt hơn nó thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy tiểu nhiều lần có sao không tốt hay xấu? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.
Thế nào là đi tiểu nhiều lần?
Thận là cơ quan lọc và bài tiết chất thải vào nước tiểu. Nước tiểu chứa nước, axit uric, urê, và các chất độc và chất thải được lọc từ bên trong cơ thể. Sau đó các niệu quản dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang Nước tiểu nằm trong bàng quang cho đến khi đầy và có cảm giác muốn đi tiểu.
Lúc này, nước tiểu được tống ra ngoài cơ thể. Hầu hết mọi người đi tiểu từ 6 đến 7 lần trong khoảng thời gian 24 giờ. Đi tiểu thường xuyên là khi một người có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn so với người bình thường.
➤ Chi tiết hơn trong bài viết: Chứng đi tiểu nhiều lần
Vậy tiểu nhiều lần có sao không, tốt hay xấu?
Nhìn chung đi tiểu giúp cơ thể đào thải các chất thải của cơ thể, tuy nhiên việc tiểu quá nhiều trên mức bình thường là không tốt, nhất là vào ban đêm. Tiểu nhiều lần kèm với những triệu chứng bất thường khác như tiểu ra máu, tiểu rắt, khó tiểu, sốt, đau vùng hạ sườn…báo hiệu bạn đang gặp phải vấn đề bệnh lý nào đó.
Mức độ nguy hiểm của tiểu nhiều lần thường phụ thuộc vào các triệu chứng đi kèm và nguyên nhân gây ra. Bạn cần đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân.
Nếu tiểu nhiều lần có nguyên nhân là từ những thói quen chưa lành mạnh, hoặc chế độ ăn uống chưa hợp lí, do tuổi tác, giới tính, stress… thì việc điều trị thường khá dễ dàng hoặc thậm chí bạn không cần điều trị.
Còn nếu tiểu nhiều lần có nguyên nhân từ các bệnh lí, thì điều quan trọng là bạn cần được xác định ở giai đoạn nào, đã biến chứng chưa, tuỳ thuộc vào mỗi giai đoạn và độ nghiêm trọng bác sĩ sẽ đưa ra những hướng điều trị khác nhau.
Nguyên nhân của chứng tiểu nhiều lần
Tiểu nhiều lần được gây ra do nhiều nguyên nhân. Tùy vào nguyên nhân mà mức độ nguy hiểm của nó khác nhau. Có thể chia ra một số nhóm nguyên nhân khác nhau gây tiểu nhiều lần như:
Đi tiểu nhiều lần có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Nhiễm trùng đường tiết niệu là căn bệnh do vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và nhân lên trong đường tiểu hoặc do vi khuẩn từ máu đến định cư tại đây. Nhiễm trùng đường tiểu gồm hai loại là: nhiễm trùng tiết niệu dưới là nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu trên là nhiễm trùng thận.
Nhiễm trùng bàng quang sẽ có các triệu chứng như đau thắt lưng hoặc đau mạn sườn, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu máu, tiểu đau, đau khi giao hợp.
Biến chứng của viêm bàng quang như: viêm bàng quang mãn tính, ảnh hưởng xấu đến thận (có thể gây nhiễm trùng thận), gây thiếu máu và tăng nguy cơ mắc viêm nhiễm khác, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản…
Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới trung niên trở lên
Tuyến tiền liệt phì đại có thể ép vào niệu đạo (ống dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể) và chặn dòng chảy của nước tiểu. Điều này làm cho thành bàng quang bị kích thích. Bàng quang bắt đầu co lại ngay cả khi nó chứa một lượng nhỏ nước tiểu, khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn. Ngoài ra bệnh còn gây ra tiểu khó, tiểu rắt, tiểu không hết bãi, tiểu nhiều lần.
Bệnh phì đại tuyến tiền liệt làm giảm chất lượng cuộc sống, gây cảm giác ức chế, gây mất ngủ, làm căng thẳng, stress, gây uể oải sau khi thức dậy, giảm tập trung, giảm ham muốn, giảm xuất tinh. Về lâu dài, nó có thể trực tiếp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang là loại ung thư ở bàng quang – cơ quan rỗng của cơ thể. Khối u phát triển sẽ gây chèn ép hoặc gây chảy máu bàng quang dẫn đến đi tiểu nhiều lần trong ngày, đái ra máu, đau khi đi tiểu, tắc nghẽn đường tiểu….
Bệnh ung thư bàng quang gây đau đớn, có thể di căn, và thậm chí là tử vong cho người bệnh.
Bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt
Đi tiểu thường xuyên với lượng nước tiểu lớn bất thường là triệu chứng ban đầu của cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 do cơ thể cố gắng loại bỏ lượng glucose không sử dụng qua nước tiểu. Dấu hiệu của bệnh xuất phát là do tuyến tụy không sản xuất insulin hoặc cơ thể không sản xuất đủ insulin để đưa glucose đi nuôi cơ thể.
Nếu bạn mắc đái tháo đường tuyp 1, ngoài việc tiểu nhiều còn có thể kèm theo các dấu hiệu khác như uống nước nhiều, ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân. Còn nếu các triệu chứng này xuất hiện nhiều ở đái tháo đường tuýp 2 thì bạn đã ở giai đoạn khá muộn và có nhiều biến chứng như hạ đường huyết, suy giảm thị lực, đục thủy tinh thể, cao huyết áp, tăng mỡ máu, nhiễm trùng thận, sốt….
Hội chứng bàng quang kích thích
Hội chứng bàng quang kích thích là sự co bóp bất thường tại cơ bàng quang gây nhiều bất tiện cho người bệnh như tiểu gấp, đi tiểu đêm nhiều, tiểu són. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.
Đột quỵ và các bệnh về não hoặc hệ thần kinh khác
Tiểu nhiều lần nhất là tiểu vào ban đêm làm tăng nguy cơ đột quỵ thường xảy ra ở người già khi mà chức năng của các dây thần kinh suy giảm. Nguyên nhân vì sao thức dậy nhiều lần vào ban đêm có thể gây ra đột quỵ có thể được giải thích như sau:
- Khi ngủ cơ thể không hoạt động vì vậy huyết áp thường giảm. Việc thức dậy đột ngột nhiều lần trong đêm sẽ kéo theo phản ứng tăng huyết áp, cơ thể cảm thấy choáng váng, thậm chí cảm thấy căng mạch máu não, khó thở và có thể gây nóng bừng. Đặc biệt ở những người từng có tiền sử tăng huyết áp thì sẽ có nguy cơ cao bị đột quỵ, vỡ mạch máu.
- Hơn nữa ở người già mật độ xương suy giảm, vì vậy việc thức dậy trong đêm nếu không cẩn thận có thể gây té ngã gãy xương, thậm chí còn gây ra đột quỵ.
Đi tiểu nhiều lần không liên quan đến bệnh lý
- Do tuổi tác: Tuổi càng cao, cũng là lúc chức năng của hệ tiết niệu suy giảm gây ra tình trạng tiểu nhiều lần.
- Thói quen sinh hoạt chưa hợp lí như uống nhiều nước vào ban đêm, uống nhiều nước canh trong bữa, ăn các loại rau lợi tiểu như rau cải vào buổi tối…
- Do stress: Căng thẳng lo lắng, bồn chồn khiến bạn mất ngủ cũng là một nguyên nhân gây mất ngủ vào ban đêm.
- Sử dụng các loại thuốc gây lợi tiểu như điều trị tăng huyết áp, làm giảm sưng phù trong bệnh suy tim, trường hợp bị phù…
Đi tiểu nhiều lần ở nam giới
Nam giới thường được biết đến là lực lượng tiêu thụ bia, rượu, cà phê… đó là những chất kích thích gây ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận. Hoạt động thể chất, làm việc nặng nhọc, thời tiết nóng bức cũng là những nguyên nhân gây tiểu nhiều lần.
Đi tiểu nhiều lần ở phụ nữ
Phụ nữ là đối tượng dễ bị mắc các bệnh về đường tiết niệu hơn nam giới, vì đường tiết niệu của phụ nữ thường ngắn, quá trình vệ sinh thường phức tạp hơn, ngoài ra phụ nữ còn phải trải qua quá trình mang thai và sinh nở…
- Bàng quang tăng hoạt: là sự hoạt động quá mức của bàng quang thường xảy ra ở phụ nữ đã trải qua nhiều lần sinh đẻ hoặc do nội tiết tố thay đổi trong thời kỳ mãn kinh.
- Mang thai: ở thời kỳ mang thai, bào thai chèn vào bàng quang gây ra chứng tiểu nhiều.
Đi tiểu nhiều lần ở trẻ em:
Nếu trẻ em có thói quen uống nước và uống sữa nhiều hơn với nhu cầu của con, thì mẹ chỉ cần điều chỉnh về mức bình thường của con và tránh uống vào những giờ sát với giờ đi ngủ là tình trạng của con sẽ giảm. Tuy nhiên nếu trẻ đi vệ sinh trên 15 lần/ ngày và có thể kèm theo nhiều triệu chứng khác như tiểu đục, tiểu có mắc, tiểu rắt…thì rất có thể là do các bất thường.
Một số cách khắc phục bệnh tiểu nhiều lần
Chúng ta có thể phòng ngừa bệnh hoặc làm giảm tình trạng bệnh bằng cách thay đổi thói quen và chế độ ăn uống:
- Tránh xa các chất gây kích thích bàng quang như caffeine, rượu, đồ uống có ga, các sản phẩm làm từ cà chua, sôcôla, chất làm ngọt nhân tạo và thức ăn cay
- Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ, vì táo bón làm trầm trọng hơn các triệu chứng của hội chứng kích thích bàng quang.
- Theo dõi lượng chất lỏng hàng ngày, uống đủ nước, tránh uống nước vào ban đêm trước khi đi ngủ.
- Tập thể dục thường xuyên những bài tập cơ vùng chậu năm phút ba lần mỗi ngày có thể tạo ra sự khác biệt trong việc kiểm soát bàng quang
➤ Có thể bạn cần biết: Mẹo chữa tiểu nhiều lần hiệu quả
Lời kết
Tiểu nhiều lần có thể do nhiều nguyên nhân và cũng có thể do nhiều căn bệnh nguy hiểm. Bạn nên lắng nghe cơ thể, nhất là khi nó đi kèm cũng nhiều dấu hiệu bất thường khác. Khi thấy các triệu chứng bất thường không nên âm thầm chịu đựng mà nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị.
Tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/70782#what_is_frequent_urination
https://www.webmd.com/urinary-incontinence-oab/frequent-urination-causes-and-treatments
https://medlineplus.gov/ency/article/003140.htm
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng