Bí tiểu là tình trạng cơ thể không có khả năng làm trống hoàn toàn bàng quang. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, do tắc nghẽn đường tiết niệu, do sử dụng một số loại thuốc hay gặp các vấn đề rối loạn thần kinh. Vậy có những loại thức uống và thuốc nào giúp hỗ trợ điều trị tình trạng này không? Nếu bạn đang đi tìm câu trả lời thì đừng chần chừ gì hãy đọc ngay nội dung dưới đây!
Mục lục
Bí tiểu do đâu gây ra?
Dưới đây là một số những nguyên nhân điển hình gây ra bí tiểu
Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới
Đây là một trong những nguyên nhân rất điển hình, sự phì đại của tiền liệt tuyến chèn ép vào đường dẫn niệu khiến cho bàng quang khó tống đẩy nước tiểu ra ngoài.
Lúc này, bạn sẽ cần dùng đến một số loại thảo dược hỗ trợ giảm kích thước u xơ tiền liệt tuyến như: Cây náng hoa trắng, cây trinh nữ hoàng cung, cọ lùn Mỹ…Kết hợp với thuốc điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
➤ Xem thêm: “Bệnh phì đại tuyến tiền liệt là gì?“
Các bệnh nhiễm trùng đường niệu, sinh dục
Đơn cử như viêm bàng quang do nhiễm khuẩn ngược dòng, herpes sinh dục, bệnh lậu, giang mai, chlamydia… Các tác nhân này gây viêm, sinh mủ, tăng sinh tổ chức làm bịt kín đường dẫn nước tiểu.
Các loại thuốc kháng sinh sẽ phù hợp với những người bệnh bí tiểu do nguyên nhân trên. Ngoài ra, kết hợp các thuốc giảm đau, kháng viêm cũng giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Bạn có thể uống kèm với các loại trà thảo dược có tác dụng lợi tiểu như: Thổ phục linh, trà râu ngô, cây tầm ma…
Bệnh thần kinh ở cả nam và nữ
Các bệnh thần kinh ảnh hướng đến sự hoạt động bình thường của hệ tiết niệu. Sự đối lập hoạt động của hệ giao cảm và phó giao cảm có thể gây nên rối loạn tiểu tiện.
Do đó, dùng thuốc để ức chế hoạt động của hệ dẫn truyền đang gây bí tiểu sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu khi người bệnh mắc phải.
Sỏi bàng quang
Khi bị sỏi bàng quang, quá trình vận động của cơ thể và bài tiết của nước tiểu sẽ làm cho viên sỏi di động vào đường niệu, gây ra bí tiểu cấp tính. Người bệnh có biểu hiện đau dữ dội, bí tiểu nhiều, mót tiểu tăng lên do bằng quang căng lên.
Các phương pháp can thiệp bằng phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định nếu tình trạng này không đỡ. Thuốc uống hoặc thảo dược có tác dụng lợi tiểu sẽ tốt cho bệnh nhân trong trường hợp này.
Uống thuốc gì để điều trị bí tiểu?
Điều trị nguyên nhân cơ bản của tình trạng bí tiểu là rất quan trọng vì khi lượng lớn nước tiểu bị giữ lại trong bàng quang có thể dẫn đến tổn thương thận. Sự kết hợp của các phương pháp điều trị y tế và tại nhà có thể làm giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bí tiểu mà những loại thuốc được sử dụng điều trị là khác nhau.
Thuốc điều trị tuyến tiền liệt
Nguyên nhân phổ biến của bí tiểu, cụ thể là ở nam giới, là u xơ tuyến tiền liệt. Vì vậy, để điều trị chứng bí tiểu cần sử dụng thuốc cải thiện bệnh phì đại tiền liệt tuyến.

Thuốc chẹn alpha: điều trị các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt bằng cách thư giãn các cơ ở cổ bàng quang và tuyến tiền liệt, giúp việc tiểu tiện dễ dàng hơn. Những thuốc chẹn alpha được sử dụng phổ biến: alfuzosin (Uroxatral), doxazosin (Cardura), silodosin (Rapaflo) và tamsulosin (Flomax).
Thuốc ức chế 5-alpha reductase: giúp ngăn chặn sự phát triển hoặc giảm kích thước tuyến tiền liệt, có thể cải thiện lưu lượng nước tiểu bao gồm Finasteride (Proscar) và dutasteride (Avodart).
Sự kết hợp giữa chất ức chế 5-alpha-reductase và thuốc chẹn alpha, chẳng hạn như Finasteride và doxazosin hoặc dutasteride và tamsulosin, có thể hoạt động tốt hơn so với khi sử dụng riêng từng loại thuốc.
Trước khi kết hợp hay sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các lựa chọn của bạn. Mặc dù hiệu quả điều trị tốt nhưng một số loại thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ có hại và cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn.
➤ Chi tiết hơn: “Thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt”
Thuốc giảm đau, kháng viêm
Nguyên nhân gây bí tiểu đường gặp ở nữ giới nhất là viêm đường tiết niệu như: viêm bàng quang, viêm niệu đạo. Còn ở nam giới còn có thêm viêm tuyến tiền liệt.
Vì vậy để điều trị chứng bí tiểu cần sử dụng các thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng và thuốc kháng viêm.
Thuốc kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm tuyến tiền liệt. Bên cạnh đôi khi trong đơn thuốc của bạn còn kết hợp thêm một số thuốc giảm đau.

Các thuốc kháng sinh: quinolon, Trimethoprim Sulfamethoxazol, aspirin,..
Các thuốc giảm đau: paracetamol, thuốc giảm đau non-steroid
Thuốc kháng cholinergic
Thuốc kháng cholinergic ngăn chặn hoạt động của một chất truyền tin hóa học là acetylcholine, gửi tín hiệu đến não để kích hoạt các cơn co thắt bàng quang bất thường khi bàng quang hoạt động quá mức.
Những cơn co thắt bàng quang này có thể khiến bạn gặp những rối loạn tiểu tiện.
Thuốc kháng cholinergic bao gồm:
- Oxybutynin (Ditropan XL, Oxytrol)
- Tolterodine (Detrol)
- Darifenacin (Enablex)
- Solifenacin (Vesicare)

Khi sử dụng những loại thuốc này, bạn sẽ thấy hiệu quả điều trị sau một vài tuần hoặc một tháng.
Các tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc kháng cholinergic là khô miệng và táo bón. Để chống khô miệng, hãy thử dùng kẹo cao su để tiết nhiều nước bọt hơn.
Các tác dụng phụ khác ít phổ biến hơn bao gồm ợ nóng, mờ mắt, tim đập nhanh (nhịp tim nhanh), da đỏ bừng, bí tiểu và các tác dụng phụ về nhận thức, chẳng hạn như suy giảm trí nhớ và lú lẫn.
Đồ uống nào tốt cho người bí tiểu?
Nước lọc
Có đến 70% cơ thể con người là nước, nước cần cho mọi hoạt động của cơ thể. Khi cơ thể thiếu nước cũng có thể dẫn đến tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt. Chính vì vậy hãy đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Uống đủ khoảng 1,5-2 lít mỗi ngày để hạn chế tình trạng bí tiểu. Bên cạnh đó việc bài tiết nước tiểu thường xuyên sẽ giúp loại bỏ các độc tố như vi khuẩn, nấm, virus… những tác nhân gây bệnh cho hệ thống tiết niệu.
Nước râu ngô
Râu ngô có thể đun với nước để uống hằng ngày, trong những trường hợp bí tiểu mạn tính thì đây là một lựa chọn tuyệt vời. Sở dĩ râu ngô được lựa chọn cho người bệnh bí tiểu là bởi chúng có tác dụng lợi tiểu, kích thích tăng bài tiết, bài xuất nước tiểu.

Nhờ đó, lượng nước tiểu ở bàng quang luôn được thải ra ngoài, tránh được tình trạng bí tiểu, nhiễm trùng đường niệu, sỏi bàng quang, sỏi hệ tiết niệu.
Nước chanh
Chanh là loại quả tính mát vị chua, giúp thanh nhiệt giải độc. Đối với người bị bí tiểu có thể sử dụng loại thức uống này để cải thiện tình trạng.
Lưu ý nên sử dụng nước chanh theo tỷ lệ 1-2 quả chanh pha với 1 lít nước, uống lúc no không được uống lúc đói. Vì chanh vị chua nên nếu uống đói có thể gây hại cho dạ dày. Cũng không nên cho quá nhiều đường bởi có thể dẫn đến đường huyết cao.
Nước bột sắn dây
Sắn dây là loại củ tính mát, hiện bột sắn dây được bán rất nhiều. Nếu người bệnh đang gặp phải tình trạng tiểu dắt tiểu buốt thì đừng bỏ qua loại thức uống này.
Trong y học cổ truyề, bột sắn dây có tính mát vị ngọt, quy kinh phế, tỳ và bàng quang. Bột sắn dây có công dụng giải rượu, thanh nhiệt, thông đường tiết niệu, trị tiểu đường, nóng bức.
Với người bị bí tiểu có thể dùng mỗi lần khoảng 10g bột sắn dây pha cùng với nước mỗi ngày để uống. Thực hiện bài thuốc trong vòng 10 ngày để tình trạng bí tiểu được cải thiện tốt nhất
Sinh tố, nước ép hoa quả lợi tiểu
Các loại sinh tố, nước ép như cam, bưởi, cà rốt, chuối, táo, dứa, việt quất… là các loại quả giữ được vitamin lành mạnh sau khi ép hay xay sinh tố. Vì vậy đây là loại thức uống tuyệt với dành cho bệnh nhân bí tiểu. Thành phần trong các loại hoa quả giúp cơ thể bổ sung vitamin, làm tăng tính axit và hoạt động như một chất kháng sinh tự nhiên giúp đẩy các tác nhân gây bệnh tiết niệu.
Người bệnh có thể thay đổi thường xuyên các loại sinh tố nước ép hoặc phối hợp nhiều loại với nhau để tạo ra các loại nước uống tuyệt vời cho bản thân. Bên cạnh đó nước ép sinh tố không thể thay thế hoàn toàn nước lọc. Vì vậy ngày 1-2 cốc nước ép sinh tố là chế độ hợp lý cho người bị bí tiểu!
➤ Có thể bạn quan tâm: “Các bài thuốc dân gian chữa bí tiểu”
Sử dụng thảo dược làm trà uống cho người bí tiểu
Bồ công anh
Bồ công anh là một loại thảo mộc lâu năm thường mọc trên các cánh đồng. Người xưa đã sử dụng rễ cây bồ công anh để điều trị bệnh thận, chứng ợ nóng và đau dạ dày.
Bồ công anh có đặc tính chống viêm và thường được sử dụng một loại thuốc lợi tiểu để tăng lượng nước tiểu, giúp chống viêm bàng quang và giữ nước tiểu. Bồ công anh có thể sử dụng để uống giống như một loại trà
Cây tầm ma
Cây tầm ma là một loại thảo mộc được sử dụng cho bệnh viêm bàng quang và có đặc tính phục hồi giúp chữa lành bàng quang và thận, thường được sử dụng như để làm giảm các triệu chứng do phì đại tuyến tiền liệt, bao gồm cả bí tiểu.

Người bệnh có thể dùng cây tầm ma để pha trà, được uống hai đến ba lần mỗi ngày. Loại thảo mộc này có thể tương tác với các chất bổ sung và thuốc, vì vậy cần tham khảo các bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng loại thảo dược này.
Cây cọ lùn
Cây cọ lùn là một loại thảo mộc được sử dụng truyền thống ở châu Âu để điều trị chứng phì đại tuyến tiền liệt.
Nó có đặc tính chống viêm, cũng như ngăn chặn việc chuyển đổi testosterone thành dihydrotestosterone, cuối cùng có thể giúp ngăn chặn các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do tuyến tiền liệt phì đại gây ra.
Thổ phục linh
Thổ phục linh rất hữu ích trong việc điều trị cơn đau liên quan đến hình thành sỏi tiết niệu đặc biệt là khi cảm thấy đau hoặc nóng rát khi đi tiểu.
Tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà – được biết đến với đặc tính chữa bệnh và khả năng giảm đau. Tuy nhiên, dầu bạc hà cũng đang được sử dụng để điều trị các vấn đề về bàng quang. Tinh dầu bạc hà được nghiên cứu sử dụng để điều trị chứng bí tiểu.

Để giúp việc đi tiểu dễ dàng hơn, hãy nhỏ vài giọt dầu bạc hà vào nước bồn cầu. Hơi từ tinh dầu sẽ làm tăng lưu lượng nước tiểu. Một lưu ý khi sử dụng là không thoa tinh dầu trực tiếp lên da khi chưa pha loãng.
Náng hoa trắng
Với nguyên gây bí tiểu do sự phì đại của tiền liệt tuyến thì cây thảo dược Náng hoa trắng là một sự lựa chọn cực kì tốt.

Trong Náng hoa trắng có chứa hàm lượng Alkaloid (gọi là lycorin C16H17NO4) – lớn gấp 2 lần so với lượng alkaloid trong cây Trinh nữ hoàng cung với tác dụng chính là ức chế và làm chậm sự phát triển, phân bào của các tác tế bào tuyến tiền liệt phát triển phì đại, từ đó giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh u xơ tiền liệt tuyến hay còn gọi là bệnh phì đại tuyến tiền liệt.
Từ những đặc điểm trên, sản phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Bảo được bảo chế và chiết xuất 100% từ các loại thảo dược thiên nhiên. Trong đó nổi bật hơn cả là: Náng hoa trắng, Sài hồ nam, Rau tàu bay… Ngăn ngừa và hạn chế sự phì đại của tiền liệt tuyến. Từ đó, làm giảm các triệu chứng như bí tiểu, tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu đêm nhiều lần…
Xem chi tiết hơn về sản phẩm Vương Bảo “TẠI ĐÂY”
Lưu ý xây dựng chế độ ăn uống hợp lí cho người bí tiểu
Những thực phẩm sử dụng hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong cải thiện tình trạng bí tiểu. Vậy những thực phẩm nào phù hợp cho người bí tiểu?
- Tăng cường vitamin C, men vi sinh để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Người bệnh nên tăng cường dùng các thực phẩm: rau mã đề, cần tây, củ cải, cải xoong, mướp hương, diếp cá, rau dền, dưa chuột, rau dền, rau diếp,…
- Các loại đậu: đậu đỏ, đậu xanh, đậu ván, đậu đen…
- Hạn chế món ăn cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, gừng, nghệ…;
- Hạn chế sử dụng các chất cồn và chất kích thích: rượu bia,cà phê, thuốc lá
- Hạn chế các loại nước uống có ga, đóng chai

Bên cạnh việc sử dụng các loại thực phẩm thanh mát, lợi tiểu, bạn nên kết hợp tập thể dục thể thao, dưỡng sinh để tăng cường lưu thông khí huyết và sự co bóp nhịp nhàng của bàng quang và sự giãn nở của cổ bàng quang từ đó tình trạng bí tiểu cũng thuyên giảm. Hạn chế ngồi lâu, không được nhịn tiểu sẽ làm gia tăng các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng