Đái dắt (tiểu dắt) là một tình trạng tiểu không kiểm soát, tình trạng này ảnh hưởng đến tâm lý cũng như lối sống sinh hoạt của người bệnh. Chữa đái dắt luôn là vấn đề quan tâm của người mắc bệnh. Dưới đây tuyentienliet.com.vn xin giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh đái dắt hiệu quả.
Mục lục
Đái dắt gây ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt của người bệnh
Đái dắt là gì?
Hiện tượng đái rắt (tiểu rắt) là tình trạng bàng quang bị mất kiểm soát, điều này dẫn đến tình trạng người bệnh không kiếm soát đượng hành vi đi tiểu của mình. Biểu hiện điển hình của tình trạng này là việc người bệnh có cảm giác buồn tiểu liên tục, tuy nhiên lượng nước tiểu mỗi lần thường ít thậm chí là muốn đi tiểu nhưng lại không có nước tiểu. Với những biểu hiện trên gây ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Tình trạng đái dắt (tiểu dắt) tuy không phải là một bệnh nhưng đây lại là một dấu hiệu của bệnh lý nào đó, đặc biệt là nếu ngoài đái dắt còn xuất hiện kèm theo những dấu hiệu khác như tiểu buốt, tiểu ra máu,…
☛ Tham khảo thêm tại: Tiểu rắt, tiểu nhiều lần là gì? Nguyên nhân và giải pháp
Nguyên nhân gây tình trạng đái dắt
Tình trạng đát dắt xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau và được chia thành 2 nguyên nhân chính, đó là nguyên nhân do bệnh lý và nguyên nhân do sinh lý. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân do sinh lý
Những nguyên nhân do sinh lý dẫn đến tình trạng đái dắt có thể kể đến như sau:
Do vấn đề tuổi tác: khi tuổi cao làm các cơ quan trong cơ thể suy yếu dẫn đến việc hoạt động kém hiệu quả trong đó có bàng quang và thận. Điều này khiến cho người cao tuổi thường hay xuất hiện tình trạng đái dắt.
Do căng thẳng, stress kéo dài: những người thường xuyên bị căng thẳng trong công việc hay những vấn đề cuộc sống cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu dắt. Bởi khi tâm lý không ổn định sẽ khiến cho tín hiệu từ bàng quang truyền lên não bộ sẽ hoạt động sai lệch khiến cho người bệnh bị đái dắt.
Do mang thai: phụ nữ mang thai cũng thường hay gặp phải tình trạng đái rắt xảy ra. Ở phụ nữ mang thai tình trạng này xuất hiện là do thai nhi lớn lên tạo áp lực đè lên bàng quang khiến cho bàng quang khó kiểm soát được hoạt động đi tiểu một cách bình thường. Hơn nữa sự thay đổi nội tiết tố cũng khiến chị em bị tiểu dắt trong thời kỳ này.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Chứng đái rắt khi mang thai: Nguyên nhân và giải pháp
Nguyên nhân do bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân do sinh lý như chúng tôi đã liệt kê ở trên thì tình trạng đái dắt xuất hiện có thể do những bệnh lý như sau:
Nhiễm trùng đường tiết niệu: bệnh xuất hiện chủ yếu do vi khuẩn E.Coli gây nên, khi mà vi khuẩn này phát triển và di chuyển ngược lên niệu đạo để vào bàng quang, khiến cho bàng quang thường xuyên phải hoạt động để đào thải các chất độc ra ngoài. Do đó khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng đái rắt.
Bàng quang tăng hoạt: bệnh này khiến cho bàng quang bị hoạt động quá mức kể cả khi bàng quang vẫn còn trống. Do đó khi người bệnh bị bàng quang tăng hoạt sẽ khiến cho họ gặp phải tình trạng tiểu không kiểm soát, nhiểu nhiều, tiểu đêm và cả tiểu dắt,…
Viêm bàng quang kẽ: khi bị mắc bệnh viêm bàng quang kẽ sẽ khiến cho người bệnh sẽ thấy xuất hiện dấu hiệu đái dắt khi mà người bệnh sẽ phải đi tiểu liên tục cả gày kể và vào ban đêm, tuy nhiên mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu thường khá ít hoặc chỉ nhỏ giọt.
Sỏi thận, bàng quang: sỏi thận hay sỏi bàng quang là cũng là nguyên nhân khiến cho bạn bị đát dắt. Bởi khi bị sỏi thận hay bàng quang sẽ tạo áp lực, chèn ép và đề nặng lên bàng quang khiến cho nước tiểu bị rò ra ngoài.
Tiểu đường: tiểu đường cũng khiến cho người bệnh thường xuyên bị tiểu dắt. Do khi lượng đường trong cơ thể dư thừa, khiến cho thận phải làm việc nhiều nhằm đào thải lượng đường này ra ngoài bằng đường tiểu. Điều này chính là nguyên nhân khiến cho người bị tiểu đường xuất hiện tình trạng đái dắt.
Bệnh lý về tuyến tiền liệt: Bệnh lý về tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới khi bước qua tuổi 50 và tỉ lệ này tăng lên khi ngoài 70 tuổi bao gồm các bệnh như: phì đại tuyến tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt,… Bệnh này khiến cho tuyến tiền liệt phát triển về kích thước gây chèn ép niệu đạo, ảnh hưởng đến dòng chảy nước tiểu, từ đó khiến cho nước tiểu không được đào thải ra ngoài bình thường khiến người bệnh xuất hiện tình trạng đái dắt. Ngoài ra bệnh còn có xuất hiện những biểu hiện khác như tiểu buốt, tiểu ra máu,…
☛ Tham khảo thêm tại: Tiểu buốt tiểu rắt ở nam giới cảnh báo bệnh gì?
Các bài thuốc chữa đái dắt theo dân gian
Sử dụng bí xanh
Nguyên liệu: 1 quả bí xanh, 1 chút muối.
Cách thực hiện:
- Gọt bỏ lớp vỏ ngoài của bí xanh, rửa sạch để ráo nước.
- Vắt lấy phần nước, cho thêm một chút muối vào nước cốt bí xanh.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể luộc trực tiếp bí xanh để lấy phần nước uống.
- Sử dụng bài thuốc trong vòng 10 ngày sẽ thấy những triệu chứng thuyên giảm đáng kể.
Sử dụng củ sắn dây
Củ sắn dây được dân gian sử dụng làm bài thuốc chữa bệnh đái dắt
Nguyên liệu: Củ săn dây
Cách thực hiện:
- Lấy củ sắn dây cạo sạch vỏ, thái ra từng miếng phơi khô, đem sấy cho giòn.
- Sau đó giã nhỏ, đem đi tán thật mịn và hòa với đường uống.
- Dùng cách này liên tục từ 10 đến 15 ngày bệnh sẽ khỏi. Nếu không có củ sắn dây sử dụng bột sắn dây thay thế nhưng liệu trình điều trị bệnh sẽ kéo dài hơn
Sử dụng rau má
Nguyên liệu: 300g rau má còn tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rau má bằng nước muối pha loãng, sau đó để cho ráo nước.
- Cho rau má đã rửa sạch với 300ml nước lọc vào máy xay đến khi xay nhuyễn.
- Cho ra cốc, có thể hòa thêm đường tùy vào khẩu vị của bạn.
- Mỗi ngày uống 2 cốc vào mỗi buổi sáng và tối, sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng.
Sử dụng bèo cái
Nguyên liệu: Bèo cái, lá mã đề, rễ gianh lượng bằng nhau
Cách thực hiện:
- Đem các nguyên liệu trên đem rang vàng úp xuống chỗ đất đã quét sạch, đợi cho nguội,
- Đem cho vào ấm để sắc uống. Uống lúc gần nguội.
- Khi uống nên pha vào một thìa đường đen (tốt hơn đường trắng) cho dễ uống.
Sử dụng rau mống tơi
Nguyên liệu: 150g rau mồng tơi.
Cách Thực hiện:
- Rau mồng tơi được đem đi rửa sạch, để cho ráo nước.
- Luộc rau với 2 bát nước lọc.
- Đun đến khi nước sôi, tắt bếp, để nguội và gạn phần nước rau ra cốc.
- Uống nước rau mồng tơi đã luộc thay cho nước lọc hàng ngày.
Lưu ý: không áp dụng bài thuốc này cho người đang bị chứng tiêu hóa kém, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, bụng yếu.
Ngoài ra có thể xem thêm: Mẹo chữa đái dắt bằng rau mùng tơi
Bài thuốc trị tiểu rắt theo Đông y
Có rất nhiều bài thuốc Đông y dùng để điều trị chứng đái dắt trong đó phải kể đến là
Bài thuốc của Lương y Trịnh Văn Sỹ:
Bài 1: Chi tử (sao đen), huyết dụ, lá tre, hoa hòe (sao vàng), rau má mỗi thứ 16 g + đậu đen 20 g + sinh địa 10 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Thổ linh, kim ngân, mã đề, thương nhĩ mỗi thứ 20 g, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Kim tiền thảo, vỏ bí ngô , đinh lăng, rau diếp mỗi thứ 20 g kết hợp với trạch tả 16 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Kim tiền thảo là thành phần trong bài thuốc chữa bệnh đái dắt
Nếu nước tiểu đục như nước vo gạo dùng bài thuốc:
- Kim tiền thảo, đinh lăng, thổ linh, cẩu tích, rễ cỏ tranh, huyền sâm mỗi thứ 16 g
- Thủy long 30 g, thục địa 20 g
Nếu nước tiểu đỏ, có hiện tượng nóng rát dùng bài thuốc:
- Sa tiền, đinh lăng, lá tre, rau má, thổ linh, chi tử mỗi thứ 16 g
- Thủy long, hương nhu trắng mỗi thứ 20 g
Một số bài thuốc khác:
- Bầu đất 30g, mã đề 20g, râu ngô 20g. Sắc uống ngày một thang. Dùng 7 – 10 ngày.
- Búp tre, rau má, mỗi thứ 20g, để tươi, rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, thêm nước gạn uống ngày 2 lần. Uống 1 tuần.
- Hoa súng 15g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh 10g, rau má 10g, rau diếp cá 10g. Sắc lấy nước uống 2 lần trong ngày.
- Kim anh tử 1,5kg, đường trắng vừa đủ dùng. Cách chế: Kim anh tử rửa sạch, nấu thành cao, cho thêm đường trắng, trộn đều, chữa chứng đái dắt ở trẻ em. Mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 2 lần.
- Lá bìm bìm, lá mảnh cộng, dùng tươi, lượng bằng nhau 50g, săc uống. Dùng 7 – 10 ngày.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Top 6 thức uống cho người đái dắt nhanh khỏi bệnh
Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Bảo
Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 5 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là:
- Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần…
- Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt.
Với thành phần chiết xuất từ các vị thuốc Nam có tác dụng làm giảm kích thước khối u xơ tuyến tiền liệt như: Náng hoa trắng, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam (lức) kết hợp với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý giúp mang lại hiệu quả điều trị phì đại tuyến tiền liệt tốt nhất cho người bệnh.
Trên đây là thông tin về những bài thuốc giúp trị tình trạng đái dắt hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.
☛ Thông tin thêm cho bạn: Top 6 thức uống cho người đái dắt nhanh khỏi bệnh
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng