Tiểu buốt tiểu rắt ở nam giới là tình trạng hay gặp với những người mắc các bệnh liên quan đến đường tiết niệu và tuyến tiền liệt. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy chứng tiểu buốt tiểu rắt là gì? Nó có phải là dấu hiệu của một bệnh nào đó đang tiềm ẩn trong cơ thể? Theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc về tình trạng này nhé.
Mục lục
Chứng tiểu buốt, tiểu rắt nam giới là gì?
Tiểu buốt là tình trạng đi tiểu có cảm giác đau đớn, khó chịu hay nóng rát. Cảm giác nóng rát có thể xuất hiện ở niệu đạo hoặc các bộ phận bên trong cơ thể như tuyến tiền liệt, bàng quang,…
Tiểu rắt là tình trạng người bệnh không kiểm soát được quá trình đi tiểu. Tần suất đi vệ sinh của những người gặp phải tình trạng này nhiều hơn so với bình thường, có thể từ 10-20 lần/ngày. Lượng nước tiểu mỗi lần thường ít, có màu đậm và mùi khó chịu..
Tiểu buốt tiểu rắt ở nam giới là tình trạng người bệnh đi tiểu thường xuyên, xuất hiện cơn đau buốt dọc dương vật từ khi bắt đầu tiểu, tăng dần cho đến cuối bãi; lúc này nam giới còn cảm thấy khó chịu ở bụng dưới, tiểu lắt nhắt hoặc tiểu gấp, đau ở vùng mu và thắt lưng…
Người gặp tình trạng tiểu rắt luôn có cảm giác muốn đi vệ sinh ngay cả khi vừa đi xong. Tiểu buốt, tiểu rắt thường xuất hiện cùng nhau và có thể là dấu hiệu của một bệnh nào đó. Tình trạng rối loạn tiểu tiện này ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh bởi việc phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu, từ đó dẫn đến giảm hiệu quả làm việc.
Tiểu buốt, tiểu rắt ở nam giới có thể là dấu hiệu bệnh gì?
Nhiễm trùng đường tiết niệu, phì đại tiền liệt tuyến, sỏi thận, các vấn đề liên quan đến bàng quang đều có thể dẫn đến tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ở nam giới. Ngoài ra, nó còn kèm theo những rối loạn tiểu tiện khác như: tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu ra máu,…
Phì đại tiền liệt tuyến
Phì đại tiền liệt tuyến là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt. Khoảng 50% nam giới từ 60 tuổi trở lên gặp vấn đề về tuyến tiền liệt, tỉ lệ này càng tăng khi tuổi tác lớn.
Khi kích thước tuyến tiền liệt tăng gây chèn ép niệu đạo, cản trở dòng nước tiểu, kích thích bàng quang khiến nó co bóp thường xuyên hơn. Phì đại tiền liệt tuyến không gây nguy hiểm, không cần điều trị nếu tình trạng nhẹ. Nếu kích thước tuyến tiền liệt lớn, xuất hiện nhiều triệu chứng cần điều trị để tránh biến chứng trầm trọng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Một nguyên nhân phổ biến khác gây tiểu buốt, tiểu rắt là nhiễm trùng đường tiết niệu trong đó vi khuẩn E.Coli là tác nhân chủ yếu gây viêm nhiễm. Các bộ phận trong hệ tiết niệu có cấu trúc trụ rỗng khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập qua niệu đạo đến các bộ phận trong đó bàng quang và niệu đạo dễ bị nhiễm trùng nhất.
Viêm tuyến tiền liệt
Bệnh nhân mắc viêm tuyến tiền liệt cũng xuất hiện những rối loạn tiểu tiện trong đó có tiểu buốt, tiểu rắt. Viêm tuyến tiền liệt được chia làm hai loại là viêm tuyến tiền liệt cấp và mãn tính. Viêm tuyến tiền liệt cấp tính thường diễn ra trong thời gian ngắn, bệnh phát triển nhanh. Người bệnh viêm tuyến tiền liệt cấp tính nhiều lần, uống thuốc kháng sinh không có tác dụng có thể chuyển biến thành viêm tuyến tiền liệt mãn tính.
Sỏi thận, sỏi bàng quang
Sỏi thận, sỏi bàng quang hình thành ngăn chặn dòng nước tiểu dẫn đến khó khăn trong việc đi vệ sinh và gây ra tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt. Bên cạnh việc xuất hiện những rối loạn tiểu tiện còn có một số dấu hiệu kèm theo như đau bụng dưới, đau hay khó chịu ở dương vật.
Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như bệnh lậu, mụn rộp sinh dục, bệnh chlamydia có thể gây tiểu buốt tiểu rắt.
Chẩn đoán tiểu buốt, tiểu rắt ở nam giới bằng cách nào?
Nếu xuất hiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt bạn không nên chủ quan mà nên đến các cơ sở y tế để khám bệnh sớm nhất có thể. Bởi như bạn thấy, tình trạng này có thể là dấu hiệu của một bệnh nào đó, nên phát hiện và điều trị sớm sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
Thông thường, khi tiến hành khám tổng quát bác sĩ sẽ thu thập thông tin về tiền sử bệnh tật của bạn và những triệu chứng mà bạn gặp phải sau đó tiến hành chẩn đoán sơ bộ và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu.
Xét nghiệm máu và nước tiểu giúp xác định xem có vi khuẩn trong tuyến tiền liệt hay đường tiết niệu của bạn hay không? Hơn nữa xét nghiệm máu còn cho biết chỉ số PSA là yếu tố quan trọng xác định phì đại tiền liệt tuyến và ung thư tuyến tiền liệt.
Bên cạnh đó, để việc chẩn đoán chính xác nhất, bạn có thể được yêu cầu làm thêm một số chẩn đoán như: siêu âm, nội soi,..
Cách điều trị tiểu buốt, tiểu rắt ở nam giới
Việc điều trị tiểu buốt tiểu rắt còn phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh tật của bạn mà lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn.
Thuốc Tây y
Điều trị nội khoa hay sử dụng thuốc Tây y thường được áp dụng cho những bệnh nhân tình trạng nhẹ, chưa xuất hiện biến chứng. Mỗi loại bệnh sẽ có thuốc đặc trị khác nhau.
Đối với phì đại tiền liệt tuyến thì cơ chế hoạt động của các thuốc điều trị là làm giảm triệu chứng và hạn chế sự tăng sinh của tuyến tiền liệt. Thuốc hay dùng cho người bệnh phì đại tiền liệt tuyến là thuốc chẹn alpha giúp thư giãn các cơ bàng quang, giảm kích thích bàng quang. Một số thuốc chẹn alpha phổ biến như: Afulzosin, Doxazosin, Tamsasmin,…
Ngoài ra còn có các chất ức chế 5-Alpha Reductase và các chất ức chế Phospho Diesterase-5 cũng có tác dụng điều trị phì đại tiền liệt tuyến.
Đối với nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm tuyến tiền liệt thì việc sử dụng thuốc thường mang lại hiệu quả điều trị cao. Các thuốc chữa viêm nhiễm là các thuốc kháng sinh đi kèm với thuốc giảm đau. Một số thuốc hay được sử dụng như: quinolon, trimethoprim, aspirin, thuốc giảm đau non-steroid,…
Một số thảo dược và thực phẩm chức năng
Phì đại tiền liệt tuyến là nguyên nhân lớn nhất gây triệu chứng tiểu buốt. Vì vậy điều trị bênh này là vô cùng quan trọng. Sử dụng thuốc Tây tuy mang lại hiệu quả điều trị tốt nhưng lại có những tác dụng phụ không mong muốn lên người bệnh. Vì vậy bạn có thể lựa chọn một số loại thuốc đông y lành tính thường dùng trong điều trị u xơ tuyến tiền liệt.
Thảo dược hay được nhắc đến trong điều trị phì đại tiền liệt tuyến có lẽ là Náng hoa tráng bởi đây được coi là khắc tinh của bệnh này. Tác dụng tuyệt vời mà loại thảo dược này mang đến cho người bệnh đó là giảm kích thước u xơ tiền liệt tuyến đáng kể.
Bạn có thể tham khảo đến thực phẩm chức năng Vương Bảo có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên với thành phần chủ yếu là cây Náng hoa tráng. Việc sử dụng thực phẩm chức năng giúp bạn biết được chính xác lượng thành phần nên sử dụng và thuận tiện hơn đối với những người không có thời gian sắc thuốc.
Sản phẩm Vương Bảo với 100% khách hàng cảm thấy hài lòng sau khi sử dụng và cảm nhận được những triệu chứng đã được giảm bớt. Bạn có thể tìm mua các sản phẩm của Vương Bảo ở các hiệu thuốc trên cả nước.
Điều trị ngoại khoa
Đối với một số bệnh thì điều trị ngoại khoa là phương pháp được ưu tiên sử dụng nhiều hơn. Ví dụ như sỏi thận hay sỏi bàng quang thì việc phẫu thuật loại bỏ sỏi là biện pháp tối ưu nhất. Các bệnh về tuyến tiền liệt khi kích thước tuyến tiền liệt lớn, điều trị bằng thuốc không hiệu quả thì người bệnh có thể lựa chọn phẫu thuật.
Các phương pháp phẫu thuật hiện nay chủ yếu gồm mổ mở và mổ nội soi. Tùy vào tình trạng bệnh mà mỗi phương pháp sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Bạn nên thăm khám bác sĩ để nhận được sự tư vấn tốt nhất.
Phòng tránh tiểu buốt, tiểu rắt
Bạn nên xây dựng một chế độ ăn hợp lí và khoa học trong đó cần lưu ý những thực phẩm nên và không nên ăn:
- Chú trọng bổ sung các thực phẩm mát gan, lợi tiểu như bí xanh, rau mồng tơi, sắn dây,…
- Bổ sung thêm nhiều hoa quả và rau củ, đặc biệt là những thực phẩm chứa nhiều vitamin C.
- Sữa chua và các sản phẩm lên men từ sữa cũng giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu.
- Tránh sử dụng cafe, rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có ga và đồ ăn cay nóng.
Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người bệnh tiểu buốt, tiểu rắt.
Bên cạnh đó việc rèn luyện thể dục thể thao, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, luôn giữ tinh thần thoải mái giảm stress cũng làm giảm rõ rệt triệu chứng này.
Lời kết
Tiểu buốt tiểu rắt là tình trạng rối loạn tiểu tiện ẩn chứa một bệnh nào đó. Bạn nên sớm thăm khám với các bác sĩ chuyên môn để được tư vấn tốt nhất về tình trạng bệnh tật, tránh để lâu các dấu hiệu nặng và xuất hiện những biến chứng có hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó thay đổi lối sống và chế độ ăn uống góp phần không nhỏ trong việc cải thiện tình trạng này.
Tài liệu tham khảo
https://www.health.harvard.edu/decision_guide/painful-or-frequent-urination-in-men
https://www.medicalnewstoday.com/articles/323105
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng