Tiểu đêm nhiều lần là chứng bệnh có thể gặp ở bất kì ai, từ người lớn tuổi tới người trẻ tuổi và trẻ em. Liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Thế nào là tiểu đêm nhiều lần?
Thông thường, vào ban đêm, thận của bạn sẽ tạo ít nước tiểu hơn, giúp bạn có một giấc ngủ ngon tới sáng mà không cần phải dậy đi tiểu. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, nếu bạn phải thức dậy để đi tiểu nhiều hơn hai lần mỗi đêm và sau đó bạn khó ngủ trở lại (tiểu đêm làm ảnh hưởng tới giấc ngủ), bạn có thể mắc chứng tiểu đêm.
Ở những người nghiêm trọng, bạn có thể phải thức dậy tới 5-7 lần vào mỗi đêm. Lúc này, tình trạng của bạn có thể được gọi là tiểu đêm nhiều lần.
Xem thêm: Tiểu đêm 1 lần có sao không?
Tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì?
Tiểu đêm nhiều lần có thể xảy ra do các nguyên nhân khác nhau, dưới đây là những nguyên nhân thường gặp:
Phì đại tuyến tiền liệt (u xơ tuyến tiền liệt)
Chứng bệnh lí này thường gặp ở nam giới khi bước vào độ tuổi trung niên. Tuyến tiền liệt phì đại, phình to chèn vào đường tiết niệu và bàng quang, làm đường tiết niệu bị thu hẹp và bàng quang bị kích thích liên tục gây ra chứng đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm, tiểu bí, lượng nước tiểu ít.
Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập từ các bộ phận khác sang hệ tiết niệu (bao gồm bàng quang, niệu đạo và thận) thông qua đường niệu đạo.
Bên cạnh việc gây ra tình trạng đi tiểu đêm nhiều lần, UTI còn khiến bạn có cảm giác nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đổi màu hoặc tiểu ra máu. Bạn cũng có thể cảm thấy khó chịu ở lưng hoặc xung quanh xương chậu và bị sốt.
Sỏi thận
Sỏi thận là những chất cặn cứng, được tạo thành từ các khoáng chất và muối hình thành trong thận của bạn. Sỏi thận có đủ hình dạng và kích cỡ khác nhau, từ bé như hạt cát đến to như quả bóng gôn.
Thông thường, các viên sỏi thận nhỏ có thể được đào thải ra ngoài thông qua việc đi tiểu. Những viên sỏi lớn hơn cũng sẽ không gây ra triệu chứng gì, cho tới khi chúng di chuyển trong thận hoặc đi vào niệu quản (một ống nối giữa thận và bàng quang). Nếu sỏi thận mắc kẹt ở niệu quả, nó có thể làm tắc nghẽn nước tiểu, khiến bạn có nhu cầu đi tiểu thường xuyên, tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm, kèm theo đó là tình trạng đau dữ dội, đau nhói ở bên và lưng, nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu, có mùi hôi,…
Suy thận
Nếu bạn bị đi tiểu đêm nhiều lần thì đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Khi thận của bạn bị hư hỏng, chức năng của nó sẽ suy giảm và hoạt động kém đi, khiến quá trình bài tiết nước tiểu diễn ra chậm hơn, từ đó làm tăng cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần.
Sa tử cung
Sa tử cung thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh và phụ nữ sinh con một hoặc nhiều lần quan ngả âm đạo. Tình trạng này xảy ra khi các cơ và dây chằng của sàn chậu bị suy yếu, không còn đủ sức hỗ trợ cho tử cung nữa, khiến tử cung bị trượt xuống hoặc nhô ra ngoài âm đạo.
Sa tử cung nhẹ thường không gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng nghiêm trọng nào. Nhưng nếu tình trạng nặng, nó có thể làm ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong vùng chậu của cơ thể, bao gồm cả hệ tiết niệu và gây ra nhiễm trùng bàng quang. Khi bị nhiễm trùng bàng quang, bạn có thể bị đi tiểu đêm nhiều lần, tiểu buốt, tiểu ra máu, nước tiểu có mùi hôi,…
Bệnh đái tháo đường tuýp 1
Ngoài triệu chứng tiểu nhiều về đêm, bệnh đái tháo đường tuýp 1 còn có một số biểu hiện đi kèm khác như: khát nước bất thường, mắt mờ, cơ thể rất mệt mỏi và sụt cân nhanh chóng.
Bàng quang hoạt động quá mức (OAB)
Bàng quang hoạt động quá mức (OAB) là hiện tượng các cơ bàng quang hoạt động một cách không chủ ý, ngay cả khi lượng nước tiểu trong bàng quang chưa đầy. Những cơn co thắt tự chủ này có thể gây ra nhiều triệu chứng tiểu tiện khác nhau, như: tiểu đêm nhiều lần, tiểu gấp khó kiểm soát, tiểu thường xuyên vào ban ngày,…
OAB xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau, như: do rối loạn thần kinh trong bệnh đa xơ cứng, bị bệnh tiểu đường, thay đổi nội tiết đột ngột trong thời kì mãn kinh ở phụ nữ, u bàng quang,…
Các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân trên, tiểu đêm nhiều lần còn có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra, chẳng hạn như:
- Cơ sàn chậu bị suy yếu
- Viêm âm đạo
- Viêm bàng quang kẽ (IC)
- Tổn thương các dây thần kinh cung cấp cho bàng quang
- Suy thận mãn tính
- Mức canxi trong máu cao
- .v.v.
Tiểu đêm nhiều gây ảnh hưởng gì?
Tiểu đêm nhiều lần có thể gây ra những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của bạn. Tiêu biểu có thể kể tới là:
☛ Ảnh hưởng tới giấc ngủ. Nhiều nghiên cứu nghiên cứu, bao gồm cả một cuộc thăm dò về giấc ngủ ở Mỹ của National Sleep Foundation, đã liên tục phát hiện ra rằng chứng tiểu đêm nhiều lần là một trong những nguyên nhân gây gián đoạn giấc ngủ được báo cáo phổ biến nhất. Đặc biệt là ở người lớn tuổi.
Khi bạn phải thức dậy để đi tiểu nhiều lần, thời gian ngủ của bạn sẽ giảm đi và giấc ngủ trở nên rời rạc hơn. Điều này kéo theo những hệ quả vào ban ngày, thiếu ngủ vào ban đêm có thể khiến bạn thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày, dẫn đến suy giảm chức năng cơ thể, mệt mỏi và tăng nguy cơ tai nạn giao thông cũng như tai nạn nghề nghiệp.
☛ Tăng nguy cơ té ngã. Không chỉ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ, việc phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu có thể làm tăng nguy cơ té ngã nguy hiểm, đặc biệt là ở những người cao tuổi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ té ngã và gãy xương tăng 50% trở lên đối với những người đi tiểu >2 lần mỗi đêm.
Với người cao tuổi, việc té ngã có thể dẫn tới gãy xương và tàn tật, thậm chí là tử vong.
☛ Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Tiểu đêm nhiều lần có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bạn, khiến bạn rơi vào trạng thái trầm cảm. Bởi việc phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm và sau đó khó ngủ lại có thể làm bạn trở nên lo lắng hơn. Hơn thế nữa, việc giấc ngủ bị gián đoạn, về lâu dài cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn.
Nên làm gì nếu bị tiểu đêm nhiều lần?
Chứng tiểu đêm nhiều lần xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn (3 – 5 ngày) và tự khỏi thì đây là hiện tượng bình thường. Có thể đây chỉ là sự rối loạn nội tiết tạm thời và tự phục hồi khi cơ thể có sự thay đổi lối sống, nếp sinh hoạt. Đây là chứng tiểu đêm không phải bệnh lí nên người bệnh có thể yên tâm.
Còn nếu bạn hoặc người thân của bạn bị mắc chứng tiểu đêm trong thời gian dài kèm theo những biểu hiện như:
- Uống nước bình thường nhưng vẫn đi tiểu nhiều lần
- Nước tiểu đục hơn bình thường, màu sắc nước tiểu vàng hơn
- Tiểu ngắt quãng không thành dòng, tiểu rắt, tiểu bí
- Cơ thể mệt mỏi, có thể sụt cân mà không rõ nguyên nhân
- Đi tiểu nhiều lần cả ngày lần đêm. Mỗi lần tiểu chỉ được ít nước tiểu
thì rất có thể tiểu đêm nhiều lần trong trường hợp này là do nguyên nhân bệnh lý. Lúc này bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân chính xác và có phương pháp điều trị kịp thời.
Điều trị tiểu đêm nhiều
Để điều trị tiểu đêm nhiều lần, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng của bạn. Thông thường, việc điều trị có thể là một trong các phương pháp sau: Thuốc men, kích thích thần kinh, phẫu thuật, thay đổi lối sống.
Thuốc men
Bác sĩ có thể kê cho bạn một trong các loại thuốc sau:
- Thuốc lợi tiểu. Bản thân thuốc lợi tiểu có thể gây ra chứng tiểu đêm. Nhưng nếu bạn uống chúng sớm trong ngày, nó có thể giúp bạn loại bỏ chất lỏng dư thừa khi bạn còn đang thức và điều này sẽ làm giảm sản xuất nước tiểu của bạn vào ban đêm.
- Desmopression (DDAVP) trong trường hợp bạn đái tháo nhạt khiến thận sản xuất ít nước tiểu và gây ra tình trạng tiểu đêm nhiều lần.
- Tamsulosin (Flomax), Finasteride (Proscar), hoặc dutasteride (Avodart) để điều trị phì đại tuyến tiền liệt.
- Kháng sinh nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu
Bác sĩ cũng có thể điều chỉnh các loại thuốc điều trị tiểu đường để giảm lượng đường trong máu nếu chúng gây ra chứng tiểu đêm nhiều lần.
Với những người bị tiểu đêm nhiều lần do phì đại tiền liệt tuyến, chúng tôi khuyên bạn dùng thêm sản phẩm Vương Bảo.
Đây là sản phẩm được kế thừa từ đề tài nghiên cứu của TS. Nguyễn Bá Hoạt – một chuyên gia về dược liệu của Việt Nam. Sản phẩm có thành phần chính là cây Náng hoa trắng, cùng các loại thảo dược thiên nhiên khác, giúp mang lại hiệu quả cao trong việc:
- Hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến
- Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến như: tiểu đêm nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần, tia nước tiểu yếu,…
Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền TW và có mặt hơn 5 năm trên thị trường. Theo báo cáo, Vương Bảo có công dụng đúng như công bố của sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép và nhận được sự hài lòng từ 98% người sử dụng. Đây cũng là sản phẩm TPCN duy nhất được tham gia báo cáo tại Hội nghị Khoa học thường niên lần thứ 14 Hội Tiết Niệu – Thận học Việt Nam.
Để tìm mua sản phẩm, bạn BẤM VÀO ĐÂY
Kích thích thần kinh
Đôi khi nguyên nhân cơ bản của chứng tiểu đêm nhiều lần là do thần kinh. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phương pháp kích thích thần kinh.
Ở phương pháp này, bạn sẽ được cấy một thiết bị nhỏ (xung điện) vào cơ thể ở vị trí gần xương cụt. Sau đó, một thiết bị sẽ gửi các tín hiệu thông qua xung điện đến các dây thần kinh hoạt động không đúng cách làm bạn đi tiểu nhiều lần vào ban đêm. Các tín hiệu này sẽ giúp dây thần kinh quay về quỹ đạo bình thường và cải thiện chứng tiểu đêm của bạn.
Phẫu thuật
Khi các phương pháp điều tri khác không mang lại hiệu quả hoặc trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể chỉ định làm phẫu thuật. Tỷ lệ thành công cho cuộc phẫu thuật phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Ví dụ, phẫu thuật tuyến tiền liệt cho nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt có thể giúp giảm tắc nghẽn và giảm các triệu chứng tiểu đêm nhiều lần khá hiệu quả.
Thay đổi lối sống
Song song với các phương pháp điều trị trên, bác sĩ cũng có thể hướng dẫn bạn thay đổi một số thói quen nhỏ trong lối sống để hạn chế tình trạng tiểu đêm nhiều lần. Bao gồm:
- Giảm lượng nước uống vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
- Giảm uống rượu và caffein, đặc biệt là vào buổi chiều và buổi tối.
- Nâng cao chân một giờ hoặc hơn trước khi ngủ để giảm sự tái hấp thu và chuyển hóa phù ngoại vi thành nước tiểu trong khi ngủ.
- Đi vệ sinh trước khi ngủ.
- Giữ một lịch trình ngủ nhất quán, bao gồm thức dậy vào cùng một thời điểm trong tuần, bao gồm cả thứ 7 và chủ nhật.
- Học các kỹ thuật thư giãn để giúp tâm trí bạn thoải mái khi đi ngủ và khi bạn muốn ngủ lại sau khi đi vệ sinh.
- Tập thể dục hàng ngày để có giấc ngủ sâu hơn.
- Tùy chỉnh phòng ngủ của bạn để có ánh sáng và tiếng ồn tối thiểu, nhiệt độ mát mẻ và mùi dễ chịu.
- Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, bao gồm cả điện thoại di động để có giấc ngủ ngon hơn.
Xem thêm: Cách phương pháp điều trị tiểu đêm nhiều lần
Tổng kết
Tiểu đêm nhiều lần do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm cả nguyên nhân bệnh lý và không bệnh lý. Vì thế, nếu bạn gặp tình trạng này dai dẳng và có các triệu chứng bất thường kèm theo, hoặc nó gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của bạn, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Để được tư vấn miễn phí về bệnh tiền liệt tuyến hoặc sản phẩm Vương Bảo, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1258.
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng