Đối với chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh bị tiểu ra máu rất cần được chú trọng. Bởi vì việc ăn gì và không nên ăn gì cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình trị bệnh. Hãy cũng tuyentienliet.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Tiểu ra máu là gì?
Tiểu ra máu là tình trạng nước tiểu có lẫn máu, khiến nước tiểu đổi màu hồng hoặc đỏ sẫm. Tiểu ra máu được chia thành 2 loại: tiểu ra máu đại thể và tiểu ra máu vi thể.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu ra máu:
Do tác động khách quan: Đồ ăn chứa phẩm màu, ngày “đèn đỏ” của phụ nữ, thuốc kháng sinh kháng viêm gây ra tiểu ra máu
Do bệnh lý:
- Do niệu đạo – tuyến tiền liệt: phì đại tuyến tiền liệt hay ung thư tuyến tiền liêt, bệnh Polyp niệu đạo ở nữ giới.
- Do bàng quang: viêm bàng quang, sỏi bàng quang và ung thư bàng quang.
- Do thận: sỏi thận, lao thận, ung thư thận, thận đa nang, viêm cầu thận cấp, nhồi máu thận, viêm thận – bể thận.
Để điều trị được tình trạng tiểu ra máu thì còn phải tìm xem nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh. Nếu như nguyên nhân do vật lý thì sẽ biến mất sau vài ngày nên người bệnh không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, trường hợp do nguyên nhân sinh lý thì bạn tuyệt đối không nên chủ quan và nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám, điều trị.
☛ Tìm hiểu chi tiết trong bài viết: Bệnh tiểu ra máu
Thực phẩm người bị tiểu ra máu nên ăn?
Ngoài việc điều trị theo phác đồ bác sĩ thì người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho sức khỏe có thể hỗ trợ làm giảm tình trạng tiểu ra máu.
Khoai sọ
Khoai sọ chứa một lượng kali khá lớn cùng với lượng chất xơ dồi dào. Hàm lượng vitamin C và B6 trong khoai sọ giúp cơ thể tăng đề kháng, chống lão hóa. Ngoài 17 loại acid amin được tìm thấy ở trong khoai sọ, còn có axit béo omega 3-6 rất tốt cho tim mạch và giúp phòng ngừa ung thư.

Khoai lang
Khoai lang chứa rất nhiều tinh bột và vitamin. Một củ khoai lang có chứa rất nhiều tinh bột, glucoza. Ngoài ra còn chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể như vitamin A,B,C. Trong dây khoai lang có adenin, betain, cholin, theo Garcia F, trong ngọn dây khoai lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin.
Vừng đen
Vừng đen là loại hạt có hàm lượng lớn chất khoáng canxi giúp cung cấp canxi cho cơ thể và hàm lượng chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt. Ngoài ra trong hạt vừng đen còn cung cấp nhiều vitamin nhóm B, megie. Đặc biệt hơn, trong hạt vừng có chứa phytosterol – là loại hợp chất có khả năng làm giảm cholesterol trong máu. Theo nghiên cứu thì hợp chất này giúp tăng cường miễn dịch và làm giảm nguy cơ mắc 1 số bệnh ung thư, trong đó có ung thư tuyến tiền liệt ( gồm cả triệu chứng tiểu ra máu).
Dầu oliu
Khoảng 14% dầu oliu là chất béo bão hòa, trong khi 11% là chất béo không bão hòa, chẳng hạn như axit béo omega-6 và omega-3. Các nghiên cứu cho thấy axit oleic làm giảm viêm và thậm chí là có lợi đối với các gen có mối liên quan đến ung thư.

Quả bơ
Bơ là loại quả có bao gồm chất xơ và rất nhiều vitamin, khoáng chất như vitamin B, vitamin K, kali, đồng, vitamin E và vitamin C. Chất beta-sitosterol trong quả bơ có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh của bệnh tuyến tiền liệt (bao gồm cả triệu chứng tiểu ra máu).
Rau muống
Rau muống là loại rau mà gia đình nào cũng thường có trong những bữa ăn hàng ngày. Rau muống chứa rất nhiều dinh dưỡng giàu vitamin A, C và beta-carotene. Một chế độ ăn hợp lý với rau muống sẽ giúp bạn hấp thụ đến 13 chất chống oxy hóa khác nhau có khả năng ngăn ngừa ung thư.
Cà rốt
Cà rốt có chứa rất nhiều các vitamin, khoáng chất và rất giàu chất oxy hóa, chất xơ, beta carotene. Trong cà rốt có chứa hợp chất beta-carotene và các carotenoid khác nên có thể thúc đẩy khả năng miễn dịch và kích hoạt một số protein ức chế tế bào ác tính. Các carotenoid có trong cà rốt có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư (trong đó có ung thư tuyến tiền liệt).
Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ có rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh nhiễm trùng. Lycopene có trong ớt chuông đỏ là chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Ớt chuông rất giàu chất xơ và có nhiều tác dụng làm giảm cholesterol LDL xấu, kiểm soát bệnh đái tháo đường, giảm đau và giúp giảm bớt tình trạng viêm.

Cá
Cá có chứa nhiều protein chất lượng cao, chất béo Omega-3. Để cung cấp omega-3 cho cơ thể, bạn nên ăn cá ít nhất một hoặc hai lần một tuần. Chất béo này rất tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể khỏe mạnh để bảo vệ cơ thể khỏi ung thư, viêm nhiễm, bệnh tim mạch…
Gạo lứt
Dùng gạo lứt để thay thế gạo trắng trong mỗi bữa ăn sẽ cung cấp thêm 2-3g đạm. Trong gạo lứt còn có vitamin B và nhiều chất xơ.

Tiểu ra máu kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho sức khỏe thì người bệnh cũng nên hạn chế ăn một số thực phẩm dưới đây vì có thể sẽ làm giảm hiệu quả của việc chữa trị bệnh:
Đồ ăn mặn
Đồ ăn mặn và nhiều muối sẽ khiến lượng natri trong nước tiểu tăng lên và làm gây ra các bệnh liên quan đến đường tiết niệu, trong đó có tình trạng tiểu ra máu. Người bệnh cần hạn chế nạp quá nhiều thực phẩm có chứa natri như tôm, cua, sò biển…
Đồ ăn cay nóng
Đồ ăn cay nóng và chứa nhiều dầu mỡ sẽ làm giảm hiệu quả điều trị bệnh. Các bệnh liên quan đến đường tiết niệu ( bao gồm tiểu ra máu) đều cần kiêng các thực phẩm cay nóng và nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm cay nóng còn làm tăng lượng chất độc tích tụ trong nội tạng, từ đó vi khuẩn phát triển nhanh hơn và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Hạn chế các đồ uống có cồn và các chất kích thích
Các đồ uống có cồn và các chất kích thích đều không có lợi cho sức khỏe. Nhất là đối với những người bị tiểu ra máu còn nguy hại hơn rất nhiều. Chúng sẽ làm giảm khả năng miễn dịch, tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển nhanh hơn và chuyển biến xấu. Vì vậy, người bệnh không nên sử dụng rượu bia, các đồ uống có cồn và chất kích thích.
Một số món ăn chữa bệnh tiểu ra máu
Những món ăn dưới đây theo kinh nghiệm dân gian rất có lợi cho người bị tiểu ra máu:
Cháo hoa cúc
Nguyên liệu: Hoa cúc tươi 5 bông, thịt lợn nạc 50g, mộc nhĩ 50g, gạo nếp 100g, muối, bột ngọt vừa đủ.
Cách làm: Tất cả các nguyên liệu đem rửa sạch cắt nhỏ, gạo nếp đãi sạch cho vào nồi, sau đó đun sôi với 1 lít nước, khi gạo nếp nở cho thịt lợn băm và tất cả các nguyên liệu vào nấu chín. Ngày ăn 2 lần.
Cháo có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức khỏe, sáng mắt và trị chứng tiểu ra máu hiệu quả.

Cháo rễ cỏ tranh trắng
Nguyên liệu: Rễ cỏ tranh trắng 250g, gạo 50g, đường phèn.
Cách làm: Rễ cỏ tranh rửa sạch, cắt nhỏ cho vào nồi, đổ nước 300ml nấu còn 200ml, bỏ bã. Nước nấu rễ cỏ cho gạo đã đãi sạch vào, thêm nước với đường phèn, đun to lửa cho sôi rồi sau đun nhỏ lửa nấu cháo loãng. Ngày ăn làm 2 lần, ăn cháo khi còn ấm nóng.
Cháo giúp thanh lọc cơ thể, làm mát gan, lợi tiểu, hạn chế tính trạng bí tiểu, chữa tiểu ra máu do viêm đường tiết niệu.
Canh rau muống
Nguyên liệu: Rau muống 500g, mật ong 50g.
Cách làm: Rau muống rửa sạch, thái nhỏ, đổ nước 800ml nấu chín nhừ, chắt lấy nước, bỏ bã. Tiếp tục nấu cho sôi lại còn 400ml, cho mật ong vào là được.
Hỗ trợ điều trị đại tiểu tiện ra máu, phòng ngừa ung thư, tăng cường sức khỏe tim mạch.
Canh hồng
Nguyên liệu: Hồng khô 2 quả, cỏ bấc đèn 6g, rễ cỏ tranh 30g, đường trắng vừa đủ.
Cách làm: Tất cả nguyên liệu rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu 20 phút, vớt bỏ bã, cho đường vào. Dùng nước đó uống, ngày 1 thang, chia làm 2 lần sáng và tối, uống liên tục 3-5 ngày.
Giúp thanh nhiệt, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, lợi tiểu và chữa chứng tiểu ra máu hiệu quả.
Canh mướp đắng
Nguyên liệu: Mướp đắng 200-300g bỏ ruột, thái mỏng; lươn vàng 250g làm sạch, bỏ nội tạng.
Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu chín chia ăn 2 lần trong ngày.
Có tác dụng bổ máu, thanh nhiệt, giải độc và điều trị triệu chứng tiểu ra máu.
☛ Có thể thông tin sau giúp ích cho bạn đọc: Tiểu ra máu uống thuốc gì?
Kết luận
Trên đây chúng tôi đã liệt kê một số thực phẩm nên ăn và không nên ăn đối với những người bị tiểu ra máu. Tuy nhiên những thực phẩm này chỉ giúp được phần nào trong việc điều trị. Nếu thấy mình bị tiểu ra máu, bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ ở y tế gần nhất để khám và điều trị. Tuyệt đối không nên chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu bất thường của một bệnh lý nào đó.
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng