Hiện tượng khó tiểu (hay còn gọi là bí tiểu) thường gặp ở nam giới, đặc biệt là các quý ông cao tuổi. Nhưng có nhiều người chủ quan, chỉ nghĩ đây là chứng bệnh bình thường và không có biện pháp khắc phục kịp thời. Chứng tiểu khó kéo dài làm người bệnh ngày càng gặp nhiều phiền phức, lo lắng thậm chí mất ngủ. Vậy nguyên nhân do đâu mà nam giới bị khó tiểu và cách khắc phục ra sao? Cùng tham khảo các thông tin dưới đây.
Mục lục
- 1. Chứng khó tiểu (bí tiểu) là bệnh gì?
- 2. Nguyên nhân gây khó tiểu ở nam giới
- 3. Các biến chứng khó tiểu, bí tiểu
- 4. Chữa chứng khó tiểu (bí tiểu) ở nam giới
- 4.1. Điều trị khó tiểu bằng Tây y
- 4.2. Các bài thuốc Đông y chữa trị khó tiểu (bí tiểu)
- 4.3. Bài thuốc 1: Chủ trị tiểu khó do nóng trong
- 4.4. Bài thuốc 2: Chủ trị bí tiểu do nhiễm trùng đường tiết niệu (thấp nhiệt ở hạ tiêu)
- 4.5. Bài thuốc 3: Chủ trị tiểu khó do bệnh phì đại tuyến tiền liệt
- 4.6. Bài thuốc 4: Chủ trị bí tiểu do tổn thương thận (chứng thận hư)
Chứng khó tiểu (bí tiểu) là bệnh gì?
Khó tiểu còn thường gọi là tiểu khó, bí tiểu ở nam giới là hiện tượng người bệnh đi tiểu tiện phải rặn lâu nước tiểu mới ra được, sau khi đi tiểu tiện xong người bệnh khó tiểu nhanh có cảm giác muốn đi tiểu tiếp do bàng quang không thể tống hết toàn bộ nước tiểu sau khi đi vệ sinh, bàng quang bị lắng đọng nước tiểu và kéo dài có thể gây ra sỏi.
Khó tiểu thường bao gồm triệu chứng đi kèm như:
- Có cảm giác tiểu không hết: Dù đã tiểu xong nhưng người bệnh không có cảm giác thoải mái, dễ chịu. Ngược lại, bệnh nhân có cảm giác chưa tiểu hết nước tiểu, bị nặng ở vùng bụng dưới rốn, nhanh có cảm giác mót tiểu.
- Đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm: Vì luôn có cảm giác tiểu không hết nên người bệnh nhanh bị mót tiểu, phải “ôm” nhà vệ sinh nhiều lần, rất bất tiện cho công việc, sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.
- Tiểu rắt: là hiện tượng người bệnh bị mất khả năng kiểu soát tiểu tiện, bàng quang co bóp ép nước tiểu khi chưa tích đầy. Tiểu rắt thường đi kèm với chứng tiểu buốt và tiểu nhiều lần.
- Lượng nước tiểu ít: Ở người bình thường, lượng nước tiểu một lần đạt trung bình 300ml – 500ml/lần. Nhưng ở người mắc chứng khó tiểu, lượng nước tiểu đi được mỗi lần rất ít, chỉ đạt từ 50ml -100ml/lần.
- Tiểu ngắt quãng, tiểu không thành dòng, tiểu nhỏ giọt: Lượng nước tiểu ít làm dòng tiểu bị đứt quãng, không chảy thành dòng. Trong trường hợp nặng có thể xảy ra hiện tượng đi tiểu nhỏ giọt (nhưng người bệnh vẫn rất buồn tiểu), tiểu són, tiểu không tự chủ.
Chứng khó tiểu có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới trong mọi độ tuổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng bí tiểu thường xuất hiện nhiều hơn ở nam giới cao tuổi.
Nguyên nhân gây khó tiểu ở nam giới
Tiểu bình thường là kết quả của hoạt động các cơ từ bàng quang, cổ bàng quang, ống niệu đạo cho tới lỗ tiểu ra ngoài. Việc bàng quang co bóp nhịp nhàng cùng với việc giãn nở cổ bàng quang và sự thông suốt của niệu đạo.
Khi xuất hiện hiện tượng tiểu khó là do các nguyên nhân ở 3 cơ quan này:
Bàng quang không co bóp tốt được
Hiện tượng này hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường, tai biến mạch máu não, chấn thương vùng cột sống gây yếu, liệt bàng quang
Cổ bàng quang không giãn nở được
Nguyên nhân khiến cổ bàng quang không giãn nở được do:
- Mất liên lạc với hệ thần kinh thực vật
- Cơ vòng bị xơ chai bẩm sinh hay do viêm mạn tính
- Do sỏi bàng quang
- Chấn thương cột sống khiến não không tác động vào cơ vòng.
- Cơ vòng bị biến dạng và chèn ép bởi khối u xơ tuyến tiền liệt
☛ Bạn có thể tìm hiểu chi tiết: Bệnh u xơ tuyến tiền liệt là gì?
Niệu đạo không thông suốt
Niệu đạo không thông suốt: thường do bị chít hẹp do các bộ phận bị viêm làm xơ hóa, bị bít lại do sỏi, bị vỡ do chấn thương…
Phì đại tuyến tiền liệt là một trong những nguyên nhân gây khó tiểu
Một trong những nguyên nhân gây chít hẹp niệu đạo và đồng thời hẹp cổ bàng quang rất thường gặp ở nam giới là do bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Tiền liệt tuyến tăng sản theo độ tuổi và chỉ có ở đàn ông. Nó nằm sâu bên trong, quanh cổ bàng quang nên ít người biết đến chức năng và sự tồn tại của tiền liệt tuyến. Chỉ khi tiền liệt tuyến có trục trặc chúng ta mới thấy ảnh hưởng đến cuộc sống.
Phì đại tiền liệt tuyến là bệnh ở đàn ông lớn tuổi. Ở Việt Nam có tới 45-70% đàn ông lớn tuổi mắc bệnh này. Tỉ lệ mắc bệnh và mức độ trầm trọng của bệnh thường gia tăng theo tuổi.
Khi tiền liệt tuyến lớn sẽ làm cản trở dòng nước tiểu gây nên chứng tiểu rắt, khó tiểu , tiểu nhiều lần , tia nước tiểu yếu. bí tiểu, nhiễm trùng tiểu tái đi tái lại gây viêm bàng quang viêm thận thậm chí dẫn đến suy thận.
Một bệnh thời sự hiện nay là ung thư tiền liệt tuyến là ung thư đứng hàng thứ 2 sau ung thư phổi ở nam giới trên 50 tuổi. Tỉ lệ ung thư tiền liệt tuyến tăng dần theo tuổi.
Các biến chứng khó tiểu, bí tiểu
- Bí tiểu cấp tính: là hiện tượng người bệnh bị đau bụng đột ngột, buồn tiểu nhưng không thể đi tiểu được. trường hợp này cần được đưa đến bác sĩ để thông tiểu kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: nước tiểu chảy qua niệu đạo nhiều lần khiến dương vật thường xuyên bị ẩm ướt tạo cơ hội cho vi khuẩn E.coli và các loại vi khuẩn khác xâm nhập gây nhiễm trùng đường tiết niệu mà chủ yếu là: nhiễm trùng bàng quang (viêm bàng quang), nhiễm trùng thận (viêm bể thận)
- Tổn thương bàng quang: chứng khó tiểu khiến nước tiểu bị lắng đọng một phần trong bàng quang, lâu ngày có thể khiến bàng quang bị tổn thương. Đây cũng là một nguyên nhân tác động làm hình thành sỏi bàng quang.
- Tổn thương thận: Bàng quang bị ứ đọng nước tiểu tác động làm gia tăng sức căng ở thận, đồng thời làm hạn chế dòng chảy của nước tiểu từ thận và quá trình bài tiết nước tiểu, có thể gây tổn thương thận cấp, làm ảnh hưởng đến chức năng của thận.
- Tiểu không tự chủ: Người bệnh mất khả năng kiểm soát cơn tiểu, gây tâm lí ngại, xấu hổ cho người bệnh.
Chữa chứng khó tiểu (bí tiểu) ở nam giới
Tùy vào nguyên nhân gây khó tiểu mà bác sĩ sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau để giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe và cải thiện tình trạng hiện tại.
Điều trị khó tiểu bằng Tây y
- Bàng quang co bóp yếu: Dùng thuốc kích thích co bóp bàng quang cộng với điều trị bệnh lý gây yếu, liệt bàng quang.
- Sỏi ở niệu đạo : Dùng máy nội soi vào tán sỏi và gắp sỏi ra
- Hẹp niệu đạo: cũng dùng máy nội soi vào để xẻ rộng và nong rộng niệu đạo.
- Phì đại tiền liệt tuyến: Tùy theo giai đoạn để điều trị. Nếu không có triệu chứng chỉ cần theo dõi và tái khám theo định kỳ. Bệnh với các triệu chứng nhẹ có thể điều trị bằng thuốc như làm giảm kích thước tuyến tiền liệt, làm giãn nở cổ bàng quang,…Tiểu rất khó, bí tiểu hay đã điều trị bằng thuốc uống không giảm thì cần phải phẫu thuật.
Các bài thuốc Đông y chữa trị khó tiểu (bí tiểu)
Bài thuốc 1: Chủ trị tiểu khó do nóng trong
Hình ảnh cây kim tiền thảo
Triệu chứng: Người bệnh bị đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu màu đỏ, nóng rát ở bàng quang và niệu đạo, miệng đắng, chán ăn, lưỡi rêu vàng.
Nguyên liệu:
- Cây mã đề, cây kim tiền thảo, cỏ mần trầu, râu ngô (dạng khô hoặc tươi đều dùng được) : mỗi vị 50g
- Kim ngân hoa, hương nhu trắng: 30g
- Sinh địa, liên kiều: mỗi vị 12g
Cách sắc thuốc:
- Cho thang thuốc vào ấm sắc cùng 3 bát con nước.
- Khi ấm sôi, hạ nhỏ lửa và tiếp tục sắc đến khi còn khoảng 1 bát con nước thì chắt ra.
- Tiếp tục thực hiện tương tự với lần 2 và lần 3 và lần 4. Khi nước thuốc nhạt thì dừng.
- Đổ 3 bát nước sắc thu được vào chung một bát tô to và khuấy đều.
- Sau đó chia thuốc làm 3 và dùng uống 3 lần/ngày sau bữa ăn 30 phút.
Mỗi ngày dùng uống một thang có công dụng lợi tiểu hóa thấp.
Bài thuốc 2: Chủ trị bí tiểu do nhiễm trùng đường tiết niệu (thấp nhiệt ở hạ tiêu)
Triệu chứng: nước tiểu ít, tiểu rắt kèm tiểu buốt, khát nước, sốt nhẹ, đau đầu, đau lưng, miệng đắng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác.
Nguyên liệu:
- Xa tiền tử, mộc thông, cù mạch, sơn chi tử, biển súc, hoạt thạch: mỗi vị 12g
- Đại hoàng: 8g
- Cam thảo: 6g
Cách sắc: giống như bài thuốc 1. Dùng uống ngày 1 thang có tác dụng trị viêm, giảm đau, buốt, thông tiểu và lợi tiểu.
Bài thuốc 3: Chủ trị tiểu khó do bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Bệnh phì đại tuyến tiền liệt hay chính là một tên gọi Y khoa khác của u xơ tiền liệt tuyến – căn bệnh rất hay gặp ở nam giới độ tuổi trung niên. Các dấu hiệu nhận biết dễ thấy như: tiểu không hết, tiểu rắt kèm tiểu buốt, tiểu khó, bí tiểu, tiểu không thành dòng, người bệnh đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm, cơ thể người bệnh mệt mỏi, xanh xao do thiếu ngủ.
Cây thuốc Náng hoa trắng
Nguyên liệu:
- Lá náng hoa trắng đã phơi khô: 10g
- Quả ké đầu ngựa: 10g
- Cây xạ đen: 40g
Cách sắc thuốc: Cho các nguyên liệu vào nồi và đun cùng với 1,5 lit nước sạch. Khi nồi sôi, vặn nhỏ lửa và đun thêm 15 – 20 phút để các nguyên liệu được ngấm ra nước. Dùng nước này uống sau bữa ăn, chia uống làm 3 lần. Thực hiện liên tục trong 6 tuần và theo dõi sự thay đổi.
Với nam giới bận rộn công việc nhưng vẫn muốn dùng Náng hoa trắng điều trị bệnh, có thể tìm hiểu một số các thực phẩm chức năng được điều chế từ cây Náng hoa trắng giúp hỗ trợ điều trị u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới như sản phẩm Vương Bảo.
Vương bảo là sản phẩm của công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế đã nghiên cứu và bào chế thành công với mục đích chính giúp ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của phì đại (u xơ) tuyến tiền liệt ở nam giới; đồng thời còn giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hỗ trợ điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt.
Bài thuốc 4: Chủ trị bí tiểu do tổn thương thận (chứng thận hư)
Người bệnh có biểu hiện: Lượng nước tiểu ít, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu đỏ, tăng cân bất thường, bị phù mặt, phù mi mắt thậm chí bị phù cả cơ thể và bộ phận sinh dục, chán ăn, người mệt mỏi, thở gấp, huyết áp có thể tăng.
Nguyên liệu:
- Thục địa: 24g
- Hoàng kỳ, hoài sơn, đẳng sâm, ngưu tất, sa tiền tử: mỗi vị 12g
- Đan bì, phục linh, trạch tả, sơn thù, phụ tử: mỗi vị 8g
- Nhục quế, thăng ma: mỗi vị 4g
Cách sắc: giống như bài thuốc 1. Dùng uống ngày 1 thang giúp giảm số lần đi tiểu, giảm đau, có sức lực và bớt phù.
h e ko tiểu đk bị đau đâu thì làm thế nao bác sĩ
Chào anh Tien,
Tiểu nhiều lần ở nam giới có thể do nhiều nguyên nhân, có thể gặp trong các bệnh lý về hệ thận tiết niệu hoặc tuyến tiền liệt hoặc có thể do thói quen hình thành, hoặc ảnh hưởng của yếu tố tâm lý gây hội chứng bàng quang kích thích, gây co bóp bất thường cũng có thể gây các triệu chứng tương tự.
Để tư vấn chính xác giúp anh về trường hợp của mình, anh vui lòng gọi lên tổng đài miễn phí 18001258,chuyên gia sẽ tư vấn trực tiếp giúp anh!
Cảm ơn anh!
Dạ cho em hỏi là ban đêm em thấy chồng em đi tiểu nhưng anh ấy đứng lâu mới tiểu được và lượng nước tiểu ít. vậy có sao không bác sĩ?
Chào Hồng Y! Biểu hiện đi tiểu đứng lâu, tiểu khó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn nên khuyên chồng đi khám để kiểm tra rõ nguyên nhân và được hướng dẫn điều trị nhé. Đồng thời, bạn có thể gọi lên Tổng đài 18001258 trong giờ hành chính để được tư vấn cụ thể hơn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Em bị tiểu lâu mới ra mỗi lần chỉ mấy giọt ban đêm em còn đi tiểu nhiều hơn
Chào anh Đỗ văn sơn,
Tiểu nhiều lần ở nam giới có thể do nhiều nguyên nhân, có thể gặp trong các bệnh lý về hệ thận tiết niệu hoặc tuyến tiền liệt hoặc có thể do thói quen hình thành, hoặc ảnh hưởng của yếu tố tâm lý gây hội chứng bàng quang kích thích, gây co bóp bất thường cũng có thể gây các triệu chứng tương tự.
Cần tư vấn thêm anh vui lòng gọi tổng đài 18001258 ( miễn cước ) trong giờ hành chính để được hỗ trợ
Cám ơn anh. Chúc anh sức khỏe!