Tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu là 3 triệu chứng rối loạn tiểu tiện dễ gặp. Người bệnh có thể bị tiểu rắt hoặc tiểu rắt kèm tiểu buốt, thậm chí là xuất hiện cả 3 chứng (trong trường hợp nặng). Vậy cần xử trí ra sao khi bị tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu?
Mục lục
Hiện tượng tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu
Tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu là 3 triệu chứng rối loạn tiểu tiện dễ gặp. Bởi là 3 triệu chứng riêng biệt nên tiểu rắt, tiểu buốt và tiểu ra máu có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể:
Tiểu rắt: là hiện tượng người bệnh rất buồn tiểu nhưng khi vào WC lại chỉ đi được rất ít nước tiểu (ít hơn 100ml/lần). Nhưng sau khi vừa tiểu xong lại có cảm giác mót tiểu tiếp.
Tiểu buốt: xảy ra khi người bệnh đi tiểu và thấy bị nhói buốt và đau bên trong bộ phận sinh dục. Cơn đau buốt tiểu thường xảy ra ở cuối bãi tiểu. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bị buốt tiểu ở đầu bãi tiểu hoặc thậm chí kéo dài từ đầu tới cuối bãi.
Tiểu ra máu: là tình trạng người bệnh đi tiểu có lẫn máu, nó khiến nước tiểu thường có màu hồng nhạt. Cũng có trường hợp nước tiểu ra máu nhưng nước tiểu vẫn có màu trắng. Khi đem phân tích thì phát hiện có tế bào hồng cầu lẫn trong nước tiểu.

Thông thường, tiểu rắt và tiểu buốt thường xuất hiện cùng nhau. Còn tiểu ra máu thường xuất hiện muộn – thời điểm tiểu rắt tiểu buốt bắt đầu biến chứng nặng. Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hợp người bệnh có xuất hiện liền 3 triệu chứng này (người bệnh cần tìm thăm khám bác sĩ ngay trong trường hợp này).
Tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu do đâu?
Các nguyên nhân gây tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu thường gặp như:
1. Do bệnh lý gây ra
Tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu có thể do các bệnh lý gây ra. Hay nói cách khác, một số bệnh lý có các triệu chứng rối loạn tiểu tiện là tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu. Cụ thể, một số bệnh lý thường gặp gây chứng tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu như:
- Viêm bể thận
- Viêm bàng quang
- Viêm niệu đạo
- Ung thư bàng quang
- Sỏi hệ tiết niệu như: sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.
- Suy tuyến thượng thận
- Do bệnh tuyến tiền liệt (gặp ở nam giới) như: viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt.
- Do một số bệnh nội tiết
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI).

2. Do sử dụng các loại thuốc có tác dụng lợi tiểu.
3. Do yếu tố tuổi tác.
Người cao tuổi thường gặp các chứng rối loạn tiểu tiện hơn người trẻ tuổi.
4. Do mệt mỏi, stress, căng thẳng kéo dài.
5. Do vệ sinh cá nhân chưa đúng cách, chưa sạch sẽ.
6. Do thay đổi thói quen sinh hoạt đột ngột.
Xem thêm: Nguyên nhân của bệnh đái rắt
Tiểu rắt tiểu buốt tiểu nhiều lần điều trị thế nào?
Để điều trị tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu hiệu quả thì cần xác định được nguyên nhân chính gây bệnh để từ đó có hướng xử trí và giải quyết phù hợp.
Điều trị bằng thuốc Tây y
Với chứng tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu do bệnh lý gây ra, người bệnh cần điều trị khỏi từ gốc bệnh lý thì mới có thể chấm dứt được các rối loạn tiểu tiện.

Tùy thuộc vào từng loại bệnh lý mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc điều trị chứng tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu phù hợp. Một số nhóm thuốc và các biệt dược có tác dụng làm giảm triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh lý gây ra như:
Nhóm thuốc kháng Quinolon: điều trị tiểu rắt tiểu buốt do các bệnh lý viêm niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt gây ra. Thuốc thường sử dụng theo đường uống. Một số loại biệt dược thường gặp: Ciprofloxacin, Ofloxacin, Acid nalixilic…
Nhóm thuốc kháng Aminoglycoside: điều trị tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu do nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm niệu đạo. Nhóm Aminoglycoside thường sử dụng theo đường tiêm với một số biệt dược thường gặp: Kanamycin, Benzylpenicillin, Erythromycin…
Thuốc Zyloprim, Allopurinol: điều trị tiểu rắt tiểu buốt có nguyên nhân do các loại sỏi tiết niệu.
Thuốc chặn Alpha 1: có tác dụng làm giảm triệu tiểu rắt tiểu buốt do u xơ tuyến tiền liệt lành tính gây ra nhờ khả năng làm giãn cơ trơn cổ bàng quang và các cơ tuyến tiền liệt phì đại. Một số tên biệt dược trong nhóm chặn Alpha 1 như: Alfuzosin (Uroxatral), Terazosin (Hytrin)…
Ngoài nhóm thuốc chặn Alpha – 1 thì người bệnh phì đại tuyến tiền liệt cũng có thể tham khảo thêm TPCN Vương Bảo với tác dụng hỗ trợ làm giảm các chứng rối loạn tiểu tiện đồng thời thúc đẩy làm teo nhỏ dần kích thước u xơ tuyến tiền liệt.
Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 5 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là:
- Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần…
- Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt.
Với thành phần chiết xuất từ các vị thuốc Nam có tác dụng làm giảm kích thước khối u xơ tuyến tiền liệt như: Náng hoa trắng, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam (lức) kết hợp với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý giúp mang lại hiệu quả điều trị phì đại tuyến tiền liệt tốt nhất cho người bệnh.
Điều trị bằng phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu do các bệnh lý mức độ nặng gây ra. Ở thời điểm này thường các loại thuốc uống điều trị từ bên trong không còn có tác dụng (hoặc chỉ có ít tác dụng) vì bệnh quá nặng. Các trường hợp bệnh lý gây tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu cần can thiệp điều trị ngoại khoa như:
- Bệnh phì đại tuyến tiền liệt: kích thước khối phì đại tuyến tiền liệt lớn > 80g.
- Các loại sỏi hệ tiết niệu với kích thước sỏi lớn, không thể dùng thuốc uống tác động bào mòn sỏi.
- Một số bệnh ung thư: Ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang…
Cách điều trị khác
Đây thường là các mẹo dân gian kết hợp với việc sinh hoạt điều độ giúp điều trị tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu có nguyên nhân từ các yếu tố không phải bệnh lý như: do cơ thể nóng trong, do thay đổi sinh hoạt đột ngột, stress, mệt mỏi…
Một số phương pháp điều trị tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu tại nhà như:
Uống nước cây bòng bong
Chuẩn bị 500g bòng bong và 250g lá trà xanh rửa sạch, phơi khô (hoặc có thể sấy khô) rồi tán nhỏ thành dạng bột và trộn đều với nhau.
Cho 20g bột bòng bong và trà xanh và đun sôi với 2g cam thảo + 2 lát gừng tươi + 1 lit nước sạch. Sau đó hãm hoặc đun trên lửa nhỏ khoảng 10 phút thì chắt nước uống. Chia uống nhiều lần trong ngày sẽ thấy các chứng rối loạn tiểu tiện thuyên giảm.
Ăn bí xanh
Chuẩn bị 300g bí xanh tươi (đã gọt vỏ, bỏ lõi), sắt thành từng miếng. Sau đó cho vào luộc chín với 200ml nước sạch và dùng ăn trực tiếp, uống hết nước luộc bí xanh. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng bí xanh tươi xay nhuyễn thành sinh tố bí xanh hoặc ép lấy nước cốt bí xanh dùng uống hàng ngày.
Các cách làm này giúp làm mát, thanh lọc cơ thể, đồng thời có thể điều trị chứng tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu tại nhà khá hiệu quả.

Uống nước đỗ đen
Lấy 150g đỗ đen rửa sạch rồi cho vào ninh với 1 lit nước sạch. Ninh đến khi hạt đỗ đen chín mềm thì bắc xuống dùng ăn trực tiếp. Uống hết nước chè đỗ đen và ăn hết cái, chia dùng nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày uống 1 nồi chè đỗ đen sẽ thấy chứng tiểu rắt tiểu buốt giảm dần.
Uống nước sắc râu ngô
Lấy 150g râu ngô (dạng khô và tươi đều được) + 50g cây mã đề. Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào nồi đun với 1 lit nước sạch. Khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun khoảng 15 phút thì dừng. Chắt nước râu ngô và dùng uống trực tiếp trong ngày, uống thay nước lọc.
Uống nước sắc rau mùng tơi
Lấy khoảng 500g rau mùng tơi, nhặt bỏ các lá úa vàng hoặc phần cẳng quá già, rửa sạch rồi đem sắc với 1 lit nước. Khi nồi sôi thì tiếp tục đun khoảng 10 – 15 phút rồi chắt lấy nước sắc rau mùng tơi chia uống thành nhiều lần trong ngày. Kiên trì thực hiện từ 3 – 5 ngày sẽ thấy chứng tiểu rắt tiểu buốt thuyên giảm đáng kể.
Ngoài ra, người bệnh nên chú ý điều chỉ chế độ sinh hoạt ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp nhằm phòng ngừa chứng tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu cũng như cải thiện sức khỏe như:
- Uống nước đủ nước hàng ngày với lượng tối thiểu khoảng 2 lit nước sạch/ngày.
- Nên uống nhiều nước vào buổi sáng (khi vừa thức dậy) và hạn chế uống nước vào buổi tối.
- Có thể kết hợp bổ sung các loại nước uống hoặc thực phẩm có tính mát hàng ngày để phòng ngừa sự xuất hiện chứng tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu.
- Ngủ đủ giấc khoảng 7 – 8 giờ/ngày. Không thức khuya.
- Dành thời gian vận động, luyện tập thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Không dùng các loại thức uống có thể làm phát sinh hoặc khiến chứng tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu nặng hơn như: rượu, bia, cafe, trà đặc, thuốc lá…
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng