Đi vệ sinh buốt hay còn gọi là hiện tượng đi tiểu buốt. Đây là hiện tượng dễ gặp ở cả nam giới và nữ giới trong mọi độ tuổi. Vậy có cách nào giúp điều trị đi vệ sinh buốt mà không cần uống thuốc?
Hiện tượng đi vệ sinh buốt
Đi vệ sinh buốt hay còn gọi là hiện tượng đi tiểu buốt, xảy ra khi người bệnh đi tiểu có cảm giác nhói đau buốt ở bộ phận sinh dục. Đi vệ sinh buốt có thể xảy ra ở nhiều thời điểm trong quá trình tiểu tiện, nhưng thường gặp nhất vẫn là đi vệ sinh buốt ở cuối bãi tiểu.
Đi vệ sinh buốt: Cách điều trị không dùng thuốc
Dưới đây là một số thói quen giúp điều trị đi vệ sinh buốt mà không cần dùng thuốc, người bệnh có thể tìm hiểu thêm.
Bổ sung thức uống có tính mát
Thông thường, hiện tượng đi vệ sinh buốt xuất hiện đột ngột thường gây ra bởi thói quen sinh hoạt bất thường của người bệnh hoặc cơ thể người bệnh bị nóng trong.
Bởi vậy, để điều trị chứng đi vệ sinh buốt không cần dùng thuốc, người bệnh có thể bổ sung các loại thức uống có tính mát nhằm mục đích giải nhiệt, làm mát cơ thể, làm lành các tổn thương hệ tiết niệu (nếu có), từ đó giúp cải thiện chứng đi vệ sinh buốt hiệu quả.
Một số thức uống có tính mát người bệnh có thể tham khảo như:
- Nước bột sắn dây
- Nước ép bí xanh, sinh tố bí xanh
- Nước chè đỗ đen
- Nước ép giá đỗ, giá đỗ luộc
- Uống trà Atiso
- Uống nước đỗ xanh
- …
Ăn thực phẩm có tính mát
Bổ sung các thực phẩm có tính mát thường xuyên cũng là một cách giúp làm giảm chứng đi vệ sinh buốt, phòng ngừa tiểu buốt tái phát. Một số loại thực phẩm tính mát có lợi cho người bị đi vệ sinh buốt như:
- Canh rau mùng tơi
- Canh bí xanh
- Canh rau ngót
- Canh rong biển
- Canh cua mồng tơi
- Canh cà chua nấu sườn, cà chua nấu thịt bằm
- Một số loại hải sản như: canh ngao chua, canh chua cá lăng, canh chua cá lóc,
- Một số loại rau như: Rau rền, rau sam, rau má, rau diếp cá, mướp đắng, bông hoa thiên lý…
- …
Uống nước lọc từ khoảng 1,5 – 2 lit/ngày
Cung cấp đủ nước cho cơ thể là cách làm bổ sung chất khoáng, tái tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động hiệu quả. Đây cũng là cách tác động để cân bằng quá trình hoạt động của hệ tiết niệu, giúp đào thải các loại vi khuẩn có hại xâm nhập (nếu có), nhờ đó giúp cải thiện tình trạng đi vệ sinh buốt, đi tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần…
Thời điểm tốt nhất để cấp nước cho cơ thể là uống nước vào buổi sáng sau khi thức dậy để cơ thể được thanh lọc và cấp chất khoáng mới. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế uống nước sau 21h để tránh bị tiểu đêm nhiều lần.
Hạn chế uống đồ uống chứa cồn
Đồ uống chứa cồn hoặc các chất kích thích như: rượu, bia, café, thuốc lá… là những chất có thể làm phát sinh tiểu buốt hoặc khiến chứng đi vệ sinh buốt biến chứng nặng hơn. Bởi vậy, người bệnh nên hạn chế tối đa sử dụng các đồ uống có hại này nhằm phòng ngừa tiểu buốt cũng như bảo vệ và nâng cao sức khỏe bản thân.
Hướng tinh thần lạc quan, tránh stress, áp lực
Stress, áp lực công việc, lo lắng, căng thẳng quá nhiều cũng có thể là tác nhân gây rối loạn tiểu tiện như: đi vệ sinh buốt, đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm… Bởi vậy, hướng tinh thần tới những điều lạc quan, tích cực trong cuộc sống là cách giúp phòng ngừa đi vệ sinh buốt, hạn chế tái phát đi vệ sinh buốt khá hữu hiệu.
Không chỉ vậy, sự lạc quan, tích cực trong suy nghĩ cũng là cách nhiều người đã lựa chọn để giúp cuộc sống trở nên đơn giản, nhẹ nhàng và tươi trẻ hơn.
Vận động thể thao thường xuyên
Rèn luyện, vận động thể thao mỗi ngày là việc làm giúp nâng cao sức khỏe, thể lực rất hiệu quả. Đây cũng là cách phòng chống nhiều bệnh thường gặp ở người trong đó có chứng đi vệ sinh buốt và nhiều bệnh rối loạn tiểu tiện khác.
Hãy cố gắng dành khoảng 30 phút mỗi ngày vận động thể thao với các bộ môn đơn giản như: chạy bộ, đi bộ, tập các bài thể dục, luyện Thiền, Yoga, nhảy Aerobic… nhằm nâng cao sức khỏe, giữ gìn vóc dáng cũng như phòng ngừa bệnh tật cho cơ thể bạn.
Tập thói quen cho hệ tiết niệu
Hãy luyện tập thói quen cho hệ tiết niệu bằng việc cố gắng đi tiểu vào những khoảng thời gian nhất định trong ngày. Cách làm này không chỉ giúp hệ tiết niệu hoạt động hiệu quả, phòng ngừa chứng đi vệ sinh buốt, rắt mà còn hỗ trợ cải thiện chứng tiểu buốt, tiểu nhiều lần khá tốt.
Bạn hãy tập đi tiểu tiện khoảng từ 2 – 3h/ lần vào ban ngày và hạn chế chỉ đi tiểu từ 0 – 1 lần/đêm. Bên cạnh đó, bạn hãy nhớ bổ sung nước đều đặn khoảng 1 lần/giờ để cấp nước cho hệ tiết niệu hoạt động tốt nhé.
Ngủ đủ giấc
Một giấc ngủ đủ sẽ giúp toàn bộ các cơ quan trong cơ thể có thời gian nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng hoạt động cho ngày tiếp theo. Ngủ đủ giấc cũng là điều kiện cần để duy trì sức khỏe tốt và phòng ngừa nhiều bệnh tật.
Vậy nên, bạn hãy tập thói quen ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ từ khoảng 22h30 – 6h30; không quá thức khuya nhằm nâng cao thể chất, phòng ngừa nhiều bệnh thường gặp như: đi tiểu đêm, đi vệ sinh buốt, mệt mỏi, mất ngủ, ngủ không sâu giấc…
Vệ sinh sạch sẽ
Vệ sinh sạch sẽ cơ thể hàng ngày (đặc biệt là vùng kín) cũng là một cách giúp phòng ngừa chứng đi vệ sinh buốt do các loại bệnh nam khoa, bệnh phụ khoa gây ra. Ngoài ra, thói quen này cũng giúp nâng cao sức khỏe sinh sản, phòng ngừa các bệnh lý viêm nhiễm liên quan đến hệ tiết niệu và hệ thống sinh sản.
Lưu ý
Các cách điều trị đi vệ sinh buốt không dùng thuốc trên thường có hiệu quả đối với trường hợp người bệnh bị tiểu buốt do nóng trong hoặc do các sinh hoạt bất thường như uống quá nhiều nước vào buổi đêm; vệ sinh cơ thể chưa đúng cách…
Còn đối với các trường hợp người bệnh bị đi vệ sinh buốt do các nguyên nhân bệnh lý tiết niệu như:
- Viêm niệu đạo
- Viêm bể thận
- Viêm bàng quang
- Sỏi đường tiết niệu
- U xơ tiền liệt tuyến
- Viêm tuyến tiền liệt
- …
thì các phương pháp trên không đạt được hiệu quả điều trị tận gốc do các bệnh lý chính gây tiểu buốt chưa được loại trừ.
Vậy nên, những trường hợp bị đi vệ sinh buốt bất thường như: tiểu buốt kéo dài và nặng lên theo thời gian, hoặc tiểu buốt tái phát nhiều lần không khỏi dứt điểm… thì người bệnh cần xếp thời gian đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân chính xác gây đi vệ sinh buốt, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Đối với người bệnh bị đi vệ sinh buốt do phì đại tuyến tiền liệt (thường gặp ở nam giới) gây ra có thể tham khảo thêm thực phẩm chức năng Vương Bảo – có tác dụng hỗ trợ làm giảm chứng đi vệ sinh buốt cũng như làm teo nhỏ kích thước tuyến tiền liệt.
Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 5 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là:
- Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần…
- Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt.
Với thành phần chiết xuất từ các vị thuốc Nam có tác dụng làm giảm kích thước khối u xơ tuyến tiền liệt như: Náng hoa trắng, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam (lức) kết hợp với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý giúp mang lại hiệu quả điều trị phì đại tuyến tiền liệt tốt nhất cho người bệnh.
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng